Nguyễn gia thiều là ai

       Nhà thơ Nguyễn Gia Thiều, tự Ôn Như, tự xưng Hy Tôn Tử và Như ý Thiên, biệt hiệu Tân Thi Viện Từ và Sơn Nhan. Quê gốc : làng Liễu Ngạn, tổng Liễu Lâm, huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, trấn Kinh Bắc nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ông xuất thân đại quý tộc, thuộc dòng võ tướng. Cha là Đạt Vũ hầu Nguyễn Gia Ngô. Mẹ là Trịnh Thị Ngọc Tuân, tức quận chúa Quỳnh Liên, con An Đô vương Trịnh Cương. Lên 5 tuổi, Ông được cậu ruột là chúa Trịnh Doanh đưa vào phủ chúa nuôi dạy. Ông giỏi cả văn lẫn võ. Năm 19 tuổi, Nguyễn Gia Thiều được sung chức Quân trung tả mã đội, rồi Chỉ huy thiêm sự. Mười năm sau, được thăng Tổng binh đồng trí và được phong tước hầu, do đó, ông thường được gọi là Ôn Như hầu. Lúc làm Trấn thủ Hưng Hóa, một trấn lớn phên giậu, ông có nhiều quân công được triều đình tưởng thưởng.

         Là võ tướng, nhưng hầu tước Ôn Như còn là một nghệ sĩ nổi tiếng đương thời.  Là nhà thơ, ông để lại kiệt tác Cung oán ngâm khúc và các thì phẩm khác như Ôn Như thi tập, Tây Hồ thì tập, Tứ trai thi tập bao gồm hàng ngàn bài, nhưng phần lớn đã thất truyền. Là nhà soạn nhạc, ông sáng tác Sơn trung ân Sở từ điệu. Là danh họa, ông dựng tác phẩm Tống Sơn đồ hoành trắng được nhà vua ban thưởng. Là nhà kiến trúc, trang trí, ông trông coi công trình xây dựng  chùa Tiên Tích và trang hoàng nội thất phủ chúa Trịnh.Tài năng nhiều mặt của ông có thể sánh ngang hàng với vị “phong lưu đại thần” cùng thời Nguyễn Khản.

        Tuy được trọng dụng và cất nhắc lên hàng đại thần, nhưng dường như Ôn Như tiên sinh không mấy quan tâm đến bước đường danh lợi, hễ có dịp là ông sống theo sở thích của mình. Lúc đang làm Trấn thủ Hưng Hóa, ông thường bỏ về nhà riêng bên bờ hồ Tây, tụ tập bạn bè, vui chơi uống rượu, họa thơ, bàn luận về đạo thiền.

Tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Gia Thiều

         Thơ văn còn lại, ngoài Cung oán ngâm khúc, tạ còn tìm được trong Tam ký của danh sĩ Hà thành Lý Văn Phức một số bài thơ Nôm khác như Cảnh vườn rau, Bảo Cam ra hái hoa, Khối tình.

           Vào khoảng năm 1783, ông được triệu về kinh nhưng triều Lê – Trịnh đang sụp đổ. Ít năm sau, ba lần Tây Sơn ra Bắc dẹp thù trong, giặc ngoài, thiết lập triều đại mới. Nguyễn Gia Thiều thất vọng hoàn toàn, chạy lên Hưng Hóa ẩn náu. Mấy năm cuối đời, ông về sống ở kinh đô Thăng Long “lấy rượu để tự cuồng” và mất vào tháng 6 năm 1798.

     Cung oán ngâm khúc, tác phẩm quan trọng còn lại của Nguyễn Gia Thiều được xếp vào hàng đầu của thể loại khúc ngâm, là kiệt tác của nền văn học cổ điển Việt Nam.

        Đề tài người cung nữ vốn là một đề tài truyền thống. Văn học cổ, trung đại Trung Quốc đã để lại nhiều giai tác về người cung nữ. Văn học trung đại Việt Nam cũng có nhiều bài viết về đề tài này. Trước Cung oán ngâm khúc, Lê Thiếu Dĩnh đã có Cung từ vang lên lời oán trách vua Lê bạc đãi người có công. Chung oán thỉ của Nguyễn Huy Lượng [hay của Vũ Trinh, của Nguyễn Hữu Chỉnh ?], có 100 bài thất ngôn bát cú luật Đường bày tỏ nỗi khổ của người có tài sắc, mà phí hoài cả tuổi xuân, xuất hiện gần đồng thời với Cung oán ngâm khúc. Tần cung nữ oán Bái Công ra đời vào đầu triều Nguyễn Ánh là của Đặng Trần Thường công thần khai quốc, nói lên lời oán trách nhà vua Nguyễn vô ơn phụ bạc và là tiếng than thân bị đau. Cùng một tâm trạng với các tác giả kể  trên, cùng sử dụng lối tá khách, hình chủ, Nguyễn Gia Thiều đã mượn thân

phận hẩm hiu của người cung nữ để giãi bày nỗi bi phẫn của mình. Chỗ khác nhau giữa Lê Thiếu Dinh [thời Lê sơ], Đặng Trần Thường [thời Nguyễn sơ] và Nguyễn Gia Thiều là hai ông Lê và Đặng chỉ dồn oán trách vào một ông vua, một triều đại cụ thể nào đó, còn nhà thơ Kinh Bắc lại lên tiếng gay gắt với “ông Tạo “với “sự thế”. “Khóc vì nỗi thiết tha sự thế, Ai bày trò bãi bể nương dâu”, nên thơ Nguyễn Gia Thiều mang tầm khái quát cao hơn, sắc sảo hơn. Nhà thơ không dừng lại ở miêu tả, cũng không khơi sâu mọi diễn biến tâm trạng của người cung nữ để khắc họa “mối sầu vạn cổ” như Đặng Trần Côn trong Chinh phụ ngâm khúc. Mở đầu chặng đường bất hạnh, ông ghi nhận một sự ngạc nhiên đến thẳng thốt : “Ai ngờ bỗng mỗi năm một nhạt,… Bỗng không mà hóa ra người vị vong !”

       Một sự thật đắng cay đối với người tài sắc. Từ đó về sau người cung nữ rơi hẳn vào cảnh bế tắc thật thê thảm. Tác giả không tả nỗi buồn qua ngày qua tháng mà đồn lại đặc tả nỗi buồn hết sức da diết. Nó bào mòn thậm chí nó là ngọn lửa hừng thiêu đốt tuổi trẻ, tài hoa, xuân sắc và cả cuộc đời! “Đêm năm canh lần nương vách quế,… Giết nhau bằng cái u sầu độc chưa!”.

        Ở một mức độ nhất định, tác giả đã đồng cảm, thể hiện khát vọng về một cuộc sống bình dị, đằm thắm mặn mà. Người cung nữ chỉ có ước ao : “Cùng nhau một giấc hành môn. Lau nhau ríu rít cò con cũng tình !”. Ý nghĩa nhân văn của tác phẩm toát lên từ những khát vọng đó.

         Phần khá quan trọng của nội dung Cung oán ngâm khúc là sự thể hiện tâm sự của nhà thơ quý tộc Nguyễn Gia Thiều. Quả thật, ông có sự bất mãn riêng nhưng hình như sự bất mãn ấy không phải là cái cớ chính, mà nỗi buồn bực có lúc hết sức dữ dội “Chống tay ngồi ngẫm sự đời, Muốn kêu một tiếng cho dài kéo căm”. Ông đem đồn lên đầu một lực lượng siêu nhiên tồn tại như một thực thể cay nghiệt, nhiều lần đáng nguyền rủa : “Trẻ Tạo hóa đành hanh quá ngán, Chết đuối người trên cạn mà chơi…!”.

        Tác phẩm nói nhiều đến triết lý định mệnh, thiên mệnh, âu cũng là sản phẩm tinh thần của một thời, của một giai tầng thất cơ lỡ vận. Rất nhiều quý tộc cùng thời, cùng cảnh ngộ như Ôn Như cũng đã từng than thân như thế. Có điều là Nguyễn Gia Thiều không cúi đầu , chấp nhận, mà luôn cảm thấy day dứt bực bội, chứ không để dàng tuân theo, càng không phải là người phát ngôn cho thứ triết lý tiêu cực đó. Ông không thể nói khác hơn. Dù sao tiếng nói như vậy cũng toát lên ý nghĩa tố cáo cái thực . trạng xã hội đen tối bế tắc. Trong tác phẩm, có lúc nhà thơ lên án tên vua phụ bạc là “cá no mồi” và trao cho cung nữ ` tâm trạng quyết liệt “Giang tay muốn dứt tơ hồng, Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra”! Qua. đó, ông muốn nói lên sự bất bình lớn của ông. Giá trị nhân văn của tác phẩm toát lên từ sự bất bình lớn ấy. 

      Nội dung Cung oán ngâm khúc được thể hiện bằng một hình thức nghệ thuật hết sức điêu luyện mà hậu nho Lý Văn Phức đã ngợi ca là “Thiên đoàn, bách luyện, ngữ ngữ kinh nhân” [Trăm ngàn ` lần tôi rèn, từng lời, từng lời nghe đến ghê người]. Thơ Cung oán… rất tiêu ì biểu cho dòng thơ Nôm bác học rất trau chuốt, súc tích, gợi cảm… nhưng cũng rất cầu kỳ, đẽo  gọt, lạm dụng điển tích ‘ và từ Hán – Việt. Thành công độc đáo tạo nên phong cách Nguyễn Gia Thiều là ông miêu tả những khái niệm trừu tượng bằng hình ảnh cụ thể sống động. Ông kết hợp hết sức tài tình vốn từ ngữ thuần Việt và Hán – Việt để đưa khái niệm trừu tượng vào cuộc sống trần trụi. Bất bình với ông trời, nhà thơ hạ bút “Trẻ Tạo hóa đành hanh quá ngán!”  Căm ghét tên vua hiếu sắc, ông khắc họa : “Cá no mồi cũng khó nhử lên!”. Những từ ngữ chính xác, ví von, mang tính hô ứng, làm tăng ý nghĩa châm biếm phê phán. Những thành tựu như vậy rất nhiều.

          Thơ Cung oán... mang tính “thôi xao” khá rõ, những tác giả không phải là một “thợ thơ”. Ông sáng tác với tất cả tài năng và tâm hồn người nghệ sĩ lớn. Nhiều người cũng đã sử dụng các giác quan để viết văn và làm thơ, nhưng riêng Nguyễn Gia Thiều được tôn vinh là nhà thơ của cảm giác. Dường như ông vận dụng tất cả các giác quan để tiếp xúc với ngoại cảnh rồi thể hiện bằng tâm linh nhạy cảm. Do đó tập Cung oán ngâm khúc có sự thu hút kỳ lạ.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Nguyễn Gia Thiều [1741-1798], tức Ôn Như Hầu, tự hiệu là Hi Tôn Tử và Như Ý Thiền, tác giả cuốn Cung oán ngâm khúc, một tác phẩm nổi tiếng của văn học Việt Nam, được xếp vào hàng “Danh gia quốc âm”. Ông sinh ngày 5 tháng 2 năm Tân Dậu [tức 22/3/1741], cuối thời vua Lê chúa Trịnh, ở làng Liễu Ngạn, tổng Liễu Lâm, huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, nay là làng Liễu Ngạn, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành.

Tượng danh nhân Nguyễn Gia Thiều.

Nguyễn Gia Thiều xuất thân trong một gia đình quý tộc, có nhiều người làm tướng, làm quan cho triều đình. Ông nội là Nguyễn Gia Châu, một võ quan nhưng rất tinh thông kinh sử, được phong tước Siêu Quận công. Bà nội ông là bà Cảo Phu Nhân, em họ bà chúa Ghênh - Thái Phi Trương Thị Ngọc Chử và là vú nuôi của chúa Trịnh Cương. Cha của Nguyễn Gia Thiều là Nguyễn Gia Ngô, một võ quan cao cấp được phong tước Quận công, hai người chú bác của ông cũng là Quận công. Mẹ của ông là quận chúa Quỳnh Liên, con gái chúa Trịnh Cương. Nguyễn Gia Thiều gọi chúa Trịnh Doanh đang cầm quyền lúc bấy giờ là cậu ruột và là anh em họ với chúa Trịnh Sâm. Vợ của Nguyễn Gia Thiều là con gái trưởng của quan Chưởng phủ sư Đại tư đồ Bùi Thế Đạt. Vì gia đình bên ngoại thuộc họ nhà chúa, nên từ lúc lên năm, sáu tuổi Nguyễn Gia Thiều được vào học trong phủ chúa. Năm 1759 khi mới 18 tuổi, ông giữ chức Hiệu úy, quản Trung mã tả đội. Sau đó làm chỉ huy Thiêm sự, năm 1782 thăng Tổng binh coi giữ xứ Hưng Hóa. Nguyễn Gia Thiều là một người rất được chúa Trịnh tin dùng. Vì có công nên ông được phong tước hầu - Ôn Như Hầu. Các em của ông cũng lần lượt được phong tước hầu, tước bá, như Nguyễn Gia Thưởng là Thưởng Vũ Bá; Nguyễn Gia Xuyên là Du Lãnh Hầu. Thời gian làm Tổng binh ở Hưng Hóa, mặc dù có công được khen thưởng, Nguyễn Gia Thiều vẫn thường hay bỏ về nhà riêng ở gần hồ Tây để vui chơi, làm thơ và cùng bạn bè bàn luận về triết học. Ông tự xưng là Hy Tôn tử và Như ý thiền, lấy biệt hiệu là Tâm Thi viện Tử và Sưu Chân. Có người bảo giai đoạn này chúa Trịnh không còn tin ông như trước, mới đẩy ông đi trấn giữ Hưng Hóa. Năm 1789, Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, lập ra triều Tây Sơn. Vua Quang Trung trọng người tài, thu dụng một số quan lại cũ của triều đình Lê - Trịnh, Nguyễn Gia Thiều được mời ra cộng tác, nhưng ông cáo bệnh về lại làng cũ, sống ở đấy cho tới khi mất vào ngày 9 tháng 5 Mậu Ngọ, tức ngày 22 tháng 6 năm 1798, thọ 57 tuổi. Nguyễn Gia Thiều là người có sự hiểu biết sâu rộng về văn học, sử học và triết học. Ông còn tinh thông nhiều bộ môn nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, kiến trúc, trang trí. Về âm nhạc, Nguyễn Gia Thiều sở trường các bài ca, bài tán, ông là tác giả các bản Sơn trung âm và Sở từ điệu. Về hội họa, ông có bức tranh lớn Tống sơn đồ, dâng vua xem được khen thưởng. Về kiến trúc, trang trí, ông là người được chúa Trịnh giao cho trông nom việc trang hoàng phủ chúa và điều khiển xây tháp chùa Thiên Tích. Các công trình nghệ thuật của Nguyễn Gia Thiều đến nay không còn được lưu lại. Về sáng tác, Nguyễn Gia Thiều có hai tập thơ chữ Hán là Ôn Như thi tập, khoảng một nghìn bài, nhưng đã thất truyền. Những tác phẩm chữ Nôm, ngoài Cung oán ngâm khúc, ông còn có Tây hồ thi tập và Tứ trai thi tập, hiện cũng chỉ còn vài ba bài chép trong tập Tạp ký của Lý Văn Phức như Cảnh trong vườn và Miếng tình. Nguyễn Gia Thiều tuy thuộc tầng lớp quý tộc, nhưng sống trong một thời kỳ nhiều biến động, loạn lạc. Tác phẩm Cung oán ngâm khúc của ông nói lên tâm trạng ai oán của những cung phi sống trong hoàng cung. Nhiều nhà phê bình đánh giá Cung oán ngâm khúc chịu ảnh hưởng bởi Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn qua bản dịch của Đoàn Thị Điểm. Nguyễn Gia Thiều có đến 11 em trai, 20 em gái, trong đó có 4 em trai cũng say thơ ca, họ lập “Tao đàn Tứ Trai”, Nguyễn Gia Thiều là Thi Nguyên. Thi đàn gia đình này theo gương “Tao Đàn hội” thời vua Lê Thánh Tông. Tứ Trai gồm: Kì Trai Nguyễn Gia Cơ, Hoà Trai Nguyễn Gia Diễm, Mục Trai Nguyễn Gia Xuyến, Thanh Trai Nguyễn Gia Tuyên. Do Nguyễn Gia Thiều tự lấy tên hiệu là Tâm Thi Viện Tử nên Tứ Trai tôn là Thi Nguyên và lấy tên hiệu lần lượt là Thi Đề, Thi Xích, Thi Cầm, Thi Thược. Tao đàn Tứ Trai thường cùng Nguyễn Gia Thiều ngâm vịnh và cùng làm chung tập thơ mang tên “Tứ Trai thi tập”. Tập thơ chịu ảnh hưởng rõ rệt tư tưởng lánh đời hướng thiền của người cha Đạt Vũ hầu do đó nặng về triết lí, suy ngẫm vũ trụ theo Kinh Dịch và Tam giáo.Tập thơ này hiện không còn đầy đủ nhưng Gia phả họ Nguyễn Gia ở Liễu Ngạn có chép lại một số câu. Phần thơ của Thi nguyên Nguyễn Gia Thiều có chép hai câu tuyệt hay trong bài “Thu cảnh ngẫu tác”: “Trướng gió lá thêu hầu muốn rụng Vách sương nhạn vẽ cũng mong kêu”. Nguyễn Gia Thiều có nhiều con, trong số đó bốn người con đầu giỏi văn chương, có một tác phẩm chung là Tứ trai thi tập, gồm sáng tác của Tâm Trai - tức Nguyễn Gia Thiều, Kỷ Trai - Nguyễn Gia Cơ, Hòa Trai - Nguyễn Gia Diễm và Thanh trai - Nguyễn Gia Chu. Nhà thờ họ Nguyễn Gia ở vị trí đẹp giữa làng, có hồ nước rộng phía trước tạo phong thủy đẹp, do Siêu quận công Nguyễn Gia Châu cho xây dựng khi cụ giữ chức thống suất Nghệ An, làm từ năm 1720 đến năm 1727 hoàn thành. Đây là đợt xây dựng lớn cả việc nhà lẫn việc làng do cụ lo toàn bộ chi phí. Việc nhà thì xây dựng nhà thờ, nhà ở. Việc làng thì xây dựng đình, chùa, đúc chuông. Gỗ lim vận chuyển từ Thanh Hóa ra. Trong thời gian xây dựng có nhiều đoàn quan khách từ kinh thành về thăm và ủng hộ tiền của. Mùa thu năm Đinh Mùi [1727] khánh thành toàn bộ các hạng mục. Vua Lê Dụ Tông, chúa Hi Tổ Nhân Vương cũng về dự. Gỗ quý, khung chịu lực kết cấu truyền thống, nhiều bức chạm khắc tinh xảo, nhà thờ họ đúng là một kiệt tác. Tiếc thay, toàn bộ các hạng mục xây dựng ấy đã bị giặc Pháp đốt phá hầu hết vào năm 1947. Con cháu thu nhặt phần còn lại phục hồi được ngôi nhà thờ ba gian nhỏ như hiện nay. Trong nhà thờ có ba ban thờ và các tượng danh nhân. Một gian làm nơi trưng bày các hiện vật về danh nhân văn hóa Nguyễn Gia Thiều. Mới đây, địa phương và dòng họ đã phục dựng thêm nhà tiền tế, phần mộ và bia lưu niệm danh nhân Nguyễn Gia Thiều cũng đã xây dựng.

Ngoài việc thờ cúng của dòng họ, nhà lưu niệm danh nhân còn là nơi sinh hoạt văn hóa thường xuyên của dân làng và các hoạt động văn hóa của địa phương. Phân hội Văn học nghệ thuật Thuận Thành từng tổ chức ngày thơ ở đây và nhiều lần tổ chức giao lưu thơ, giới thiệu tác phẩm viết về Nguyễn Gia Thiều và dòng họ. Các nhà trường mang tên Nguyễn Gia Thiều cũng thường tổ chức cho học sinh về đây báo công với danh nhân và bồi dưỡng kiến thức lịch sử văn hóa dân tộc.

Nguyễn ĐÌnh Triển
Xuân Lâm, Thuận Thành

Video liên quan

Chủ Đề