Nguyên nhân dẫn tới khô da

Thế nào là da khô?

Làn da bình thường, khỏe mạnh sẽ bao phủ một lớp chất béo tự nhiên, giúp da giữ độ ẩm và luôn mềm mại.

Thông thường, da khô là do môi trường quá khô hanh trong khi làn da lại không được bảo vệ thường xuyên. Ngoài ra, là tình trạng sức khỏe hoặc yếu di truyền.

Hiện tượng khô da có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng phổ biến nhất trên cánh tay, bàn tay, chân và bụng. Nếu không chữa trị không đúng cách, có thể dẫn đến viêm da, sưng hoặc nhiễm trùng.

7 nguyên nhân khiến da bị khô

Thiếu máy tạo ẩm không khí: Bởi hệ thống phun hơi của máy làm ẩm không khí là một phần quan trọng trong việc chăm sóc làn da khô.

Căn cứ theo tình hình thời tiết, nhiệt độ trong và ngoài phòng mà bạn điều tiết độ ẩm của máy sao cho phù hợp. Bạn cũng không nên thay đổi nhiệt độ đột ngột vì điều này sẽ khiến da bị khô nẻ, bong tróc.

Không khí quá khô hanh: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Cách tốt nhất là đội mũ, khăn choàng và găng tay mỗi khi bạn ra ngoài. Đặc biệt nên mang tất giữ ấm đôi chân trong suốt mùa đông vì không khí lạnh có thể khiến da chân trở nên khô và nứt nẻ.

Tắm nước nóng thường xuyên: Bạn có thể cảm nhận được làn da trở nên khô hơn ngay khi bạn bước chân ra khỏi nhà tắm. Cách tốt nhất là tắm bằng nước ấm, lau người bằng khăn bông mềm để tránh tổn thương cho da.

Sử dụng xà phòng:  Xà phòng “tẩy” chất dầu tự nhiên trên da rất mạnh. Vì thế, chỉ dùng xà phòng cho chân, tay, bẹn, nách còn lại nên tắm bằng dầu tắm. Chỉ trừ những trường hợp phải làm việc trong môi trường quá bẩn mới nên tắm táp bằng xà phòng.

Lưu ý là việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng cũng có thể làm da tay khô nẻ.

Quần áo không thoải mái: Nhiều người vẫn ngoan cố mặc những bộ quần áo khiến họ có cảm giác ngứa ngáy.

Thực tế, da khô thường đặc biệt nhạy cảm với chất kích thích. Do đó, liên tục để làn da cọ xát với quần áo không thoải mái có thể làm cho da khô hơn và ngứa ngáy hơn.

Hãy chọn những quần áo mà bạn cảm thấy thoải mái ngay trong lần đầu tiên mặc chúng. Chất liệu bông là tốt nhất. Ngoài ra, trang phục không được quá bó.

Do sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc trị các bệnh như cao huyết áp, thuốc lợi tiểu, thuốc dị ứng, thuốc trị mụn… có thể làm da trở nên khô hơn. Nếu thấy sau uống thuốc 1 thời gian mà có biểu hiện da khô thì nên trao đổi với bác sĩ đã kê đơn để được đổi thuốc.

Gặp một số vấn đề về sức khỏe: Thông thường, da khô là do yếu tố bên ngoài. Nhưng đôi khi, nó có thể là một dấu hiệu của một bệnh tật nào đó trong cơ thể bao gồm một sự thay đổi sinh lý tự nhiên hay một bệnh tật cụ thể.

Ví dụ, khô da thường phát triển khi cơ thể dần lớn lên, đặc biệt là ở phụ nữ. Thay đổi nội tiết tố có thể gây khô da hoặc đôi khi khô da chỉ đơn giản là do bệnh di truyền.

Một số bệnh tật phổ biến có thể dẫn đến da khô như: bệnh eczema, bệnh vẩy nến, bệnh tiểu đường; sự suy giảm hoạt động của tuyến giáp; suy dinh dưỡng.

Ngừa khô da như nào?

Tất cả mọi lứa tuổi đều có thể gặp da khô. Cách điều trị tốt nhất phụ thuộc vào từng cá nhân. Đôi khi, uống thuốc  sẽ giúp giải quyết tình trạng da khô hữu hiệu. Nhưng trong trường hợp khác, bạn vẫn có thể cần phải làm theo một số mẹo chăm sóc da khô cơ bản nêu trên. Hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Chỉ có bác sĩ mới có thể giúp bạn xác định nguyên nhân và giúp bạn có được điều trị tốt nhất.

Lê Nhi

Theo webmd

05/06/2017 Tác giả: 936 lượt xem

Da khô là  tình trạng xuất hiện vảy khô, ngứa và nứt trên da. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ vùng nào trên cơ thể, nhưng thường phổ biến ở chân, tay và vùng bụng. Nhận biết nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ sẽ giúp kiểm soát tình trạng da khô khó chịu.

Da khô thường là do ảnh hưởng của môi trường. Một số bệnh lý nhất định cũng có thể gây ra triệu chứng là da khô

  • Nguyên nhân 
  • Các yếu tố nguy cơ
  • Biến chứng
  • Chẩn đoán và điều trị

Nguyên nhân 

Da khô thường là do ảnh hưởng của môi trường. Một số bệnh lý nhất định cũng có thể gây ra triệu chứng là da khô. Những nguyên nhân tiềm ẩn của da khô bao gồm:

  • Thời tiết. Da có xu hướng khô nhất vào mùa đông, khi nhiệt độ và độ ẩm giảm xuống.
  • Nhiệt: lò sưởi, bếp lò… có thể làm giảm độ ẩm ở da và dẫn tới tình trạng da khô.
  • Tắm nước nóng: tắm quá lâu và tắm trong nước nóng có thể làm khô da. Tương tự ở những người đi bơi thường xuyên, đặc biệt trong các bể có chứa nhiều clo, cũng có thể bị khô da.
  • Xà phòng và các chất tẩy rửa mạnh: nhiều loại xà phòng và các chất tẩy rửa làm mất đi độ ẩm ở da.
  • Các bệnh lý về da: những người bị các chứng bệnh như viêm da dị ứng [chàm] hoặc bệnh vẩy nến thường dễ bị khô da.

Các yếu tố nguy cơ

Bất cứ ai cũng có thể bị khô da tuy nhiên những đối tượng sau sẽ có nguy cơ cao hơn:

  • Độ tuổi từ 40 trở lên. Nguy cơ bị khô da tăng dần theo tuổi tác, hơn 50% người lớn tuổi bị khô da.
  • Sống trong điều kiện khí hậu khô, lạnh hoặc độ ẩm thấp
  • Thường xuyên phải làm việc trong môi trường dưới nước
  • Hay đi bơi trong các bể có chứa nhiều clo

Tắm quá lâu, tắm nước nóng cũng là những yếu tố nguy cơ dẫn tới tình trạng da khô.

Biến chứng

Da khô thường là vô hại nhưng khi không chăm sóc, da khô có thể dẫn đến:

  • Viêm da dị ứng [eczema]: ở những người có cơ địa dễ phát triển bệnh lý này, khô da quá mức có thể kích hoạt bệnh, gây đỏ, nứt và viêm.
  • Nhiễm trùng. Da khô có thể nứt, cho phép vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng.

Những biến chứng này có thể xảy ra nhiều nhất khi cơ chế bảo vệ bình thường của da  bị tổn hại nghiêm trọng. Ví dự như da khô nghiêm trọng có thể gây ra vết nứt sâu, hở và chảy máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn tới nhiễm trùng.

Chẩn đoán và điều trị

Bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe tổng quát và hỏi về tiền sử bệnh, bao gồm thời điểm mà tình trạng khô da xuất hiện, những yếu tố làm cho tình trạng này trở nên tồi tệ hơn hay tốt hơn, thói quen tắm rửa, chế độ ăn uống cũng như cách chăm sóc da.
Sau đó bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán nhất định để kiểm tra xem da khô có phải là hậu quả của một bệnh lý tiềm ẩn nào đó không, chẳng hạn như suy giáp.
Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng da khô sẽ cải thiện sau khi điều chỉnh lối sống, chẳng hạn như sử dụng kem dưỡng ẩm và tránh tắm trong nước nóng lâu.

Tình trạng da khô sẽ cải thiện sau khi điều chỉnh lối sống, chẳng hạn như sử dụng kem dưỡng ẩm và tránh tắm trong nước nóng hoặc tắm quá lâu.

Nếu người bệnh mắc các bệnh về da nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm da dị ứng, cá vẩy nến hoặc bệnh vẩy nến, bác sĩ có thể kê toa các loại kem  bôi ngoài da.
Đôi khi da khô dẫn đến viêm da, gây ra da đỏ, ngứa. Trong những trường hợp này, điều trị có thể bao gồm các loại kem chứa hydrocortisone.
Tất cả những thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt nhất nên tới bệnh viện để thăm khám, kiểm tra và tư vấn điều trị phù hợp. Nếu có thắc mắc cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ theo số điện thoại  0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 

Chủ Đề