Nguyên nhân gây khó thở trong copd

COPD – bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh lý về hô hấp thường gặp, có thể phòng ngừa và điều trị được. Đặc trưng các triệu chứng dai dẳng và giới hạn đường thở hoặc phế nang thường do tiếp xúc với hạt và khí độc hại kèm sự phát triển bất thường của phổi, bệnh đồng mắc làm tăng tàn phế và tử vong.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

2. Nguyên nhân của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

COPD được cho là chưa có nguyên nhân rõ ràng. Người ta thống kê được một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng gây bệnh:

  • Ô nhiễm môi trường: khói bụi trong không khí, chất thải nguyên liệu sinh khối, chất đốt, các chất thải nghề nghiệp, bụi hóa học vô cơ, hữu cơ.

  • Hút thuốc lá: bao gồm cả hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá thụ động đều gây tăng nguy cơ bị bệnh.

  • Nhiễm trùng đường hô hấp: viêm đường hô hấp gây tổn thương niêm mạc hô hấp ở trẻ dưới 8 tuổi làm giảm khả năng chống đỡ nhất là tổn thương do mắc RSV [virus hợp bào hô hấp]

  • Phế quản tăng tính phản ứng, phế quản phế viêm.

  • Alpha1-antritrypsin: là yếu tố di truyền được xác định chắc chắn gây COPD

  • Tuổi: tuổi càng cao tỉ lệ mắc COPD càng lớn thường trên 40 tuổi

  • Giới: giới nam thường có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới.

3. Triệu chứng của COPD

Bệnh nhân mắc COPD có thể có nhiều triệu chứng khác nhau tùy từng giai đoạn bệnh. Nhìn chung bệnh nhân COPD thường có những triệu chứng điển hình như sau: 

  • Ho: là triệu chứng luôn có ở COPD. Ho thường dai dẳng kéo dài, ho nhiều vào buổi sáng, ho từng cơn hay ho thúng thắng, có kèm khác đờm hoặc không, nếu có đờm thường là đờm trắng loãng.

  • Khạc đờm: thường chỉ khác đờm nhầy trong, nhiều vào buổi sáng. Vào đợt cấp có bội nhiễm màu đờm có thể chuyển màu đục xanh hoặc vàng. 

  • Khó thở: ban đầu bệnh nhân chỉ khó thở khi gắng sức, xuất hiện từ từ và tăng dần. Giai đoạn muộn bệnh nhân có thể có khó thở liên tục. Khó thở thường là khó thở mím môi, nhất là khi gắng sức

  • Co kéo cơ hô hấp phụ: rút lõm hõm ức, rút lõm lồng ngực, hố thượng đòn, co kéo các cơ liên sườn

  • Kiểu thở nghịch thường: sử dụng cơ bụng khi thở ra, lồng ngực không di động theo nhịp thở.

  • Lồng ngực hình thùng: ở những bệnh nhân mắc bệnh lâu, kiểu hình khí phế thũng, lồng lực bệnh nhân to ra theo chiều trước sau, các khong liên sườn giãn rộng. Triệu chứng này xuất hiện ở những bệnh nhân mắc bệnh thời gian dài.

  • Dấu hiệu Campell: Khí quản bệnh nhân đi xuống ở thì hít vào [ở người bình thường khí quản sẽ được đẩy lên ở thì hít vào] 

  • Dấu hiệu Hoover: Đường kính phần dưới của lồng ngực giảm xuống khi hít vào

  • Gõ vang nếu ở thể ứ khí phế nang, triệu chứng này không đặc hiệu.

  • Nghe phổi thấy rì rào phế nang giảm, có thể thấy ran rít ran ngáy. Nếu có bội nhiễm gây viêm phổi có thể nghe thấy ran ẩm ran nổ 2 bên phổi

  • Giai đoạn tăng áp lực động mạch phổi: tim nhanh, rối loạn nhịp tim, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, phù chân,…, triệu chứng này xuất hiện khi bệnh đã ở giai đoạn nặng.

  • X-quang phổi: là cận lâm sàng rất có giá trị chẩn đoán bệnh nhân COPD

  • Tăng đậm các nhánh phế huyết quản

  • Hình ảnh giãn phế nang: Lồng ngực quá giãn, trường phổi quá sang các xương sườn nằm ngang, các khoang liên sườn giãn rộng, cơ hoành 2 bên hạ thấp, có hình bậc thang là hình ảnh điển hình của COPD.

  • Cung động mạch phổi nổi

  • Bóng tim to hoặc không, có khi dài thõng. Bóng tim to thõng có ở bệnh nhân COPD dẫn đến suy tim phải.

  • Đo chức năng hô hấp là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán và đánh giá bệnh nhân mắc COPD. Sau khi sử dụng thuốc giãn phế quản và đo chức năng thông khí, chỉ số FEV1 giảm, FEV1/FVC90%; tăng số lần dùng thuốc xịt hít, phối hợp thêm các nhóm thuốc giãn phế nang, nếu không đáp ứng có thể dùng đường tĩnh mạch; kháng sinh dùng phối hợp 2 nhóm cephalosporin thế hệ 3 với aminosid hoặc quinolon

  • Mức độ nặng: thở oxy; dùng các thuốc giãn phế quản kết hợp các nhóm, dùng cả đường tiêm và phun hít; kháng sinh phối hợp nhóm; thở máy không xâm nhập nếu có 1 trong các triệu chứng sau: toan hô hấp[pH 7.25-7.3], pCO2 45-65mmHg, nhịp thở > 25 lần/phút

  • Mức độ nhẹ: tăng liều thuốc duy trì dạng phun hít lên tới 4-6 lần/ngày; corticoid đường uống, kháng sinh theo kinh nghiệm của bác sĩ. Với thuốc corticoid, sau khi dùng thuốc bệnh nhân cần vệ sinh miệng họng lại bằng nước tránh để thuốc động lại gây nấm miệng, nấm họng, và vệ sinh dụng cụ hít sạch sẽ.

  • Mức độ trung bình: Tiếp tục duy trì liệu pháp trên; thở oxy liều thấp duy trì spO2>90%; tăng số lần dùng thuốc xịt hít, phối hợp thêm các nhóm thuốc giãn phế nang, nếu không đáp ứng có thể dùng đường tĩnh mạch; kháng sinh dùng phối hợp 2 nhóm cephalosporin thế hệ 3 với aminosid hoặc quinolon

  • Mức độ nặng: thở oxy; dùng các thuốc giãn phế quản kết hợp các nhóm, dùng cả đường tiêm và phun hít; kháng sinh phối hợp nhóm; thở máy không xâm nhập nếu có 1 trong các triệu chứng sau: toan hô hấp[pH 7.25-7.3], pCO2 45-65mmHg, nhịp thở > 25 lần/phút

6. Thuốc chữa phổi tắc nghẽn

Thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

 

Để điều trị COPD không chỉ dùng 1 thuốc đơn độc mà cần dùng phối hợp nhiều loại thuốc, trong đó có những loại thuốc chính sau :

  • Thuốc giãn phế quản: là thuốc nền tảng để điều trị bệnh 

Nhóm thuốc 

Tên viết tắt 

Hoạt chất

Cường beta 2 adrenergic tác dụng ngắn 

SABA 

Salbutamol, Terbutaline

Cường beta 2 adrenergic tác dụng dài 

LABA 

Indacaterol, Bambuterol

Kháng cholinergic tác dụng ngắn 

SAMA 

Ipratropium

Kháng cholinergic tác dụng dài 

LAMA 

Tiotropium

Cường beta 2 adrenergic tác dụng ngắn +
kháng cholinergic tác dụng ngắn
Cường beta 2 adrenergic tác dụng dài +
kháng cholinergic tác dụng dài

SABA+SAMA
LABA/LAMA

Ipratropium/salbutamol
Ipratropium/fenoterol

Indacaterol/Glycopyronium
Olodaterol/Tiotropium
Vilanterol/Umeclidinium

Corticosteroid dạng phun hít + cường beta
2 adrenergic tác dụng dài

ICS+LABA

Budesonid/Formoterol
Fluticason/Vilanterol
Fluticason/Salmeterol

Kháng viêm

Kháng PDE4

Rofumilast

Nhóm xanthine tác dụng ngắn/dài

Xanthine

Theophyllin/Theostat

  • Kháng sinh: dùng phối hợp hoặc khi có bội nhiễm gây viêm phổi, viêm phế quản

  • Betalactam: cefotaxim, ceftriaxone, amoxicillin/clavulanic acid, ampicillin/sulbactam…

  • Macrolid: erythromycin, arzithromycin,..

  • Quinolone: Levofloxacin, moxifloxacin, ciprofloxacin.

  • Corticoid: methylprednisonlon

7. Chăm sóc bệnh nhân COPD

COPD là bệnh mạn tính, bên cạch việc điều trị bệnh thì việc chăm sóc bệnh nhân cũng rất quan trọng giúp tăng hiệu quả điều trị

  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh như: lạnh, bụi, khói…

  • Cai thuốc lá, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá

  • Vệ sinh mũi họng thường xuyên, tránh các viêm nhiễm vùng mũi họng

  • Dinh dưỡng đầy đủ: ăn các bữa nhỏ, đầy đủ chất dinh dưỡng giúp nâng cao thể trạng, nâng cao sức đề kháng của bệnh nhân để tránh các đợt bội nhiễm. 

  • Giữ vệ sinh nơi ở: thoáng mát, sạch sẽ, hè mát đông ấm, quang trọng đảm bảo đủ thông khí cho bệnh nhân

  • Hỗ trợ tâm lý giảm stress, giúp bệnh nhân và người nhà luôn có tâm trạng thoải mái để điều trị bệnh

  • Hướng dẫn tập cách thở và ho hiệu quả

  • Người bệnh tập luyện nhẹ nhàng, tăng cường thể lực, tránh các hoạt động quá sức.

Ngoài những cách trên, các bạn có thể sử dụng máy trợ thở để kiểm soát và điều trị COPD ngay tại nhà.

Chủ Đề