Nguyễn Trung Thành được mệnh danh là gì

Ông gia nhập vào bộ đội vào năm 1950. Năm 1951 – 1954, ông làm phóng viên báo “Quân dội nhân dân liên khu V”, chủ yếu hoạt động ở chiến trường Tây Nguyên và bắt đầu sáng tác văn chương nghệ thuật. Nguyên Ngọc là tên bút danh của nhà văn trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Về con người, ông được bạn bè nhận xét là một người trung thực và rất thẳng thắn. Nguyên Ngọc chính là nhà trí thức của núi rừng, nhà văn hóa Tây Nguyên, nghệ sĩ thực thụ của những miền rẻo cao đất nước. [Nguyễn Đăng Mạnh] Chính tính cách riêng biệt của mình mà khi đọc và cảm nhận văn chương của ông dường như ta cũng thấy được thấp thoáng phong cách độc đáo đó. Nó đã tạo nên chất riêng cho văn chương của Nguyễn Trung Thành.

Trung tâm gia sư ở Biên Hòa thấy rằng về sự nghiệp văn học, ông có nhiều tác phẩm tiêu biểu và xuất sắc mà phải kể đến như: Đất nước đứng lên [tiểu thuyết]; Rẻo cao [truyện ngắn, 1962]; Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc [truyện và kí]…Tổng hợp các tất cả đủ để tạo nên một kho tàng đồ sộ và đa dạng, im đậm phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Trung Thành.

Về phong cách nghệ thuật, văn chương của nhà văn Nguyễn Trung Thành luôn mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn. Sáng tác nghệ thuật của ông luôn gắn liền với từng chặng đường, từng bước đi của lịch sử đất nước. Ông luôn đề cập đến những đề tài về vấn đề trọng đại của dân tộc và nhân dân. Bên cạnh đó, nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Trung Thành đều cá tính riêng và mang đậm bản chất của người anh hùng muôn đời. Họ dũng mãnh, mang nét hoang dại của núi rừng đồng thời trái tim chất chứa nỗi căm thù ngùn ngụt nhưng tâm hồn lúc nào cũng trong sáng và hết sức hồn nhiên như những con người ở thời thơ ấu xa xăm ấy. “Nguyên Ngọc suốt đời đi tìm cái hùng cũng như Nguyễn Tuân suốt đời đi tìm cái đẹp.” [Nguyễn Đăng Mạnh]

Tác phẩm “Rừng xà nu” được viết vào năm 1965, khi đế quốc Mỹ ồ ạt kéo quân vào miền Nam nước ta, đặc biệt sôi sục ở Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Tác phẩm được đăng lần đầu tiên trên tạp chí “Văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung Bộ” và được đưa vào tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”.


Mở đầu tác phẩm và hình ảnh rừng xà nu, tuy đầy thương tích nhưng tràn trề sức sống. [đoạn 1] Tiếp theo là hình ảnh Tnu sau ba năm đi lực lượng quân giải phóng miền Nam về thăm làng Xô Man. [đoạn 2] Và sau đó là bữa cơm tối thân mật, dân làng tới thăm Tnu, cụ Mết kể lại cuộc đời Tnu – cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man. [đoạn 3]. Đoạn 4 là câu chuyện về cuộc đời từ lúc bé thơ cho đến khi trưởng thành của nhân vật Tnu. Và cuối cùng là hình ảnh Tnu ra đi, đi về phía xa nơi cánh rừng xà nu ngập tràn và trải dài, tiếp tục sự nghiệp của các thế hệ trước để lại – công cuộc bảo vệ và dựng xây đất nước.

Trung tâm gia sư Biên Hòa thấy rằng Tác phẩm là một sự thành công vượt bậc của Nguyễn Trung Thành về nghệ thuật văn chương.

Không khí và màu sắc của truyện mang đậm màu sắc Tây Nguyên, thể hiện ở bức tranh thiên nhiên, ngôn ngữ và hành động của các nhân vật. Bên cạnh đó, ông đã xây dựng thành công các nhân vật vừa có cá tính sống động vừa mang phẩm chất khái quát; khắc họa thành công hình tượng cây xà nu – một hình tượng độc đáo tạo nên sự lãng mạn cho thiên truyện. Lời văn giàu tính tạo hình và nhạc điệu khi thâm trầm, khi tha thiết, trang nghiêm. Tác phẩm là lời ngợi ca tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào dân tộc Tây Nguyên nói riêng, con người Việt Nam nói chung trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và khẳng định chân lí của thời đại: để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân không có cách nào khác là phải cùng nhau đúng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù.

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

Phong cách sáng tác của Nguyễn Trung Thành

Nguyễn Trung Thành là ai

Nhận định về Nguyên Ngọc

Nguyễn Trung Thành định phốt chính trị

Nguyễn Ngọc nhận xét về Nguyễn Minh Châu

Các tác phẩm của Nguyễn Trung Thành

Tiểu sử nhà văn Nguyễn Trung Thành

Nguyễn Trung Thành được mệnh danh là gì

Xem thêm: cảm nhận về cụ Mết trong truyện ngắn Rừng Xà Nu
 

Các bài viết khác...

Rừng xà nu là một truyện ngắn của Nguyễn Trung Thành [bút danh của nhà văn Nguyên Ngọc], được viết năm 1965. Trong tác phẩm, với hình tượng cây xà nu và những "anh hùng dân tộc" ở làng Xô Man trong thời Chiến tranh Việt Nam, nhà văn đã làm nổi rõ khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945–1979.[1]

Rừng xà nuTruyện ngắnThông tin tác phẩmTác giảNguyên NgọcThời gian sáng tác1965Quốc gia Việt NamNgôn ngữTiếng ViệtThể loạiTruyện ngắn

Truyện kể về làng Xô Man ở Tây Nguyên nằm giữa cánh rừng xà nu bạt ngàn, đang từng ngày hứng chịu những trận đại bác của liên quân Hoa Kỳ – Việt Nam Cộng hòa. Sau 3 năm tham gia lực lượng Việt Cộng, Tnú trở về thăm làng. Thằng bé Heng dẫn đường cho Tnú vì đường vào làng nay đã do lực lượng Hoa Kỳ – Việt Nam Cộng hòa bố phòng nghiêm ngặt: hầm chông, hố chông, dàn thò chằng chịt…

Đêm đó, Tnú ăn cơm và ở lại nhà cụ Mết. Cả làng tụ họp, Dít kiểm tra giấy phép xong, cụ Mết tự hào kể lại cho mọi người nghe về việc đấu tranh của làng – nó gắn bó với cuộc đời Tnú.

Hồi ấy, bị liên quân tấn công, nhưng làng vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ cách mạng [Quyết]. Tnú và Mai được giao làm liên lạc cho Quyết, rồi được Quyết dạy chữ.

Một lần, trong chuyến đưa thư của anh Quyết lên huyện, Tnú bị phục bắt, bị tra tấn nhưng anh không khai. Ở tù 3 năm, Tnú vượt ngục, trở về làng thay anh Quyết chỉ huy buôn làng chuẩn bị vũ khí chiến đấu và cưới Mai.

Tin làng Xô Man chuẩn bị vũ khí chờ thời cơ nổi dậy đến tai Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Dục đưa lính đến lùng sục vây ráp. Cụ Mết, Tnú cùng thanh niên lánh vào rừng. Không bắt được Tnú, địch bắt Mai cùng với đứa con nhỏ chưa đầy tháng.

Từ vị trí ẩn nấp, Tnú chứng kiến cảnh vợ con bị Quân lực Việt Nam Cộng hòa tra khảo. Sôi sục căm thù, Tnú nhảy xổ vào cứu vợ nhưng rồi Mai và đứa con đã chết, anh cũng bị bắt... Quân cảnh tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay Tnú trước mặt dân làng.

Tnú chịu đựng không kêu la. Có tiếng động xung quanh, Tnú thét lên một tiếng, dân làng đồng thanh, nhất tề nổi dậy, Dục và quân địch đã bị cụ Mết và thanh niên tiêu diệt sạch. Làng Xô Man giành phần thắng. Tnú gia nhập Việt Cộng. Tnú đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ, được cấp chỉ huy cho về phép thăm làng một đêm.

Sáng hôm sau, cụ Mết, Dít tiễn Tnú lên đường. Họ chia tay nhau ở đồi xà nu, cạnh con nước lớn.

Tên gọi làng Xô Man và cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu đều là do tác giả hư cấu ra. Nguyên mẫu ngoài đời thực của làng Xô Man là một ngôi làng của người Giẻ Triêng có tên là làng Xốp Nghét của xã Xốp, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum[2][3][4]

Còn cây xà nu trong tác phẩm thực chất là cây thông ba lá. Trong tiếng Giẻ Triêng, cây thông ba lá không được gọi là xà nu mà gọi là loong rúh.[2][3][5][6] Chỉ những cây thông ba lá nào chứa hàm lượng nhựa nhiều, khi khô mới gọi là xinu. Không phải cây thông nào cũng gọi tên như vậy. Nhựa cây thông ba lá được người Giẻ Triêng dùng để đốt thắp sáng vào ban đêm. Khi trai gái thành vợ thành chồng thì xinu không thể thiếu trong quà biếu của nhà gái "đáp lễ" cho nhà trai.[4]

Trong khi đó, một "nhánh" của Giẻ Triêng là người Tà Rẻ lại gọi cây thông ba lá là t’nủ, cũng là lễ vật nên vợ chồng. Song t’nủ là thứ không thể thiếu trong số quà biếu nhà gái đáp lễ nhà trai khi cưới hỏi. Tục truyền từ xa xưa theo câu ca: "Con đi trước t’nủ theo sau".[4]

  1. ^ . Tác phẩm ra mắt lần đầu trên tạp chí Văn nghệ Quân Giải phóng Trung Trung Bộ. Sau đó được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.
  2. ^ a b Văn Công Hùng. Trở về Xô Man… - Bài 2: Làng Xô Man và cụ Mết, Báo Gia Lai. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2017.
  3. ^ a b Tạ Văn Sỹ. Về lại "rừng xà nu", Báo Kon Tum. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2017.
  4. ^ a b c “Sự thật sau những tác phẩm để đời - Kỳ 2: Xà nu - lễ vật hôn nhân”.
  5. ^ Văn Công Hùng. Trở về Xô Man... - Bài 1: Xà nu, Báo Gia Lai. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2017.
  6. ^ Ngọc Tân. Đi tìm hình bóng "rừng xà nu"…, Báo Đầu tư. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2017.

  Bài viết chủ đề văn học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Rừng_xà_nu&oldid=68441092”

Video liên quan

Chủ Đề