Nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam Nam ô đầu

Ngày 28/1, nhà máy điện rác Sóc Sơn chính thức tiếp nhận rác sau nhiều lần chậm tiến độ.

Thống kê khối lượng rác thải tại các quận, huyện, thị xã được thu gom, vận chuyển về 2 khu xử lý tập trung của thành phố là Nam Sơn [huyện Sóc Sơn] và Xuân Sơn [thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì] trong những ngày vừa qua đã tăng hơn 30% so với ngày thường.
 Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn [huyện Sóc Sơn], khối lượng rác thải tại 12 quận và 5 huyện [Gia Lâm, Đông Anh, Mê Linh, Thanh Trì, Sóc Sơn] được thu gom, vận chuyển về lần lượt là 5.784 tấn và 5.840 tấn.
Do đó, ở Xây dựng Hà Nội đã làm việc với Công ty Cổ phần Năng lượng môi trường Thiên Ý Hà Nội, thống nhất kế hoạch vận hành Nhà máy Điện rác Sóc Sơn.
Nhà máy điện rác Sóc Sơn đã chính thức tiếp nhận rác vào ngày 28/1.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng Vân, Tổng giám đốc phát triển thị trường tại Đông Nam Á, Công ty cổ phần Môi trường năng lượng Thiên Ý cho biết: "Nhà máy điện rác Sóc Sơn đã chính thức tiếp nhận rác vào hôm nay".
Đến nay, nhà máy điện rác Sóc Sơn đã tiếp nhận 9000 tấn rác sinh hoạt của Hà Nội.
Tuy nhiên, do một số lý do khách quan, việc đóng điện để nhà máy hoạt động chính thức có thể sẽ phải lùi lại sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần.
Đây là công trình được đầu tư, tự vận hành và không chuyển giao công nghệ. Nhà máy đã ký hợp đồng với UBND TP. Hà Nội tiếp nhận lượng rác vào lò trung bình 4.000 tấn/ngày, lượng rác vào nhà máy sẽ từ 5.000 - 5.500 tấn/ngày. 
Sản lượng điện dự kiến phát ra là 75 MW/h. Đồng thời công ty cũng ký hợp đồng mua, bán điện với Tổng Công ty điện lực Việt Nam. Hiện tại, lượng điện của chúng tôi chưa được bán ra ngoài.
Hệ thống cẩu được điều khiển bằng điện tử.
---
Tại Trung tâm điều hành, các kỹ sư sẽ điều khiển lò qua hệ thống camera.
---
Ông Lý Ái Quân, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Năng lượng Môi trường Thiên Ý Hà Nội cho biết: "Hiện tiến độ vận hành nhà máy được chia thành 3 giai đoạn. Sau khi hoàn thiện cả 3 giai đoạn, tổng công suất tiếp nhận, xử lý rác thải của Nhà máy điện rác Sóc Sơn là 5.000 tấn/ngày. Mức công suất này lớn hơn so với chủ trương đầu tư ban đầu".
Nhà máy điện rác Sóc Sơn khi đi vào hoạt động sẽ được kỳ vọng giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm tải áp lực cho khu xử lý rác thải Nam Sơn cũng như mang lại giá trị kinh tế cho nhà đầu tư./.

Ngày 7/1, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã có buổi kiểm tra hiện trường dự án Nhà máy điện rác Sóc Sơn của chủ đầu tư là Công ty CP Năng lượng Môi trường Thiên Ý Hà Nội [Công ty Thiên Ý].

Nhà máy đốt rác lớn nhất Việt Nam sắp đi vào hoạt động


Tại buổi làm việc, đại diện Công ty Thiên Ý cho biết, đến nay, các hạng mục thuộc giai đoạn 1 của dự án đều cơ bản hoàn thành, công ty đang thực hiện các công tác hiệu chỉnh kỹ thuật, nghiệm thu và chuẩn bị vận hành.

Cụ thể, dự án đã được Cục Giám định xây dựng, Bộ Xây dựng tiến hành kiểm tra, nghiệm thu lần 2 vào tháng 4/2021. Chủ đầu tư đã báo cáo Cục về việc nhà máy sẽ vận hành làm 3 giai đoạn và xin phép Cục chia dự án theo giai đoạn để tiến hành kiểm tra, nghiệm thu. Kiểm tra, nghiệm thu lần 3 dự kiến vào ngày 17/1/2022.

Đối với công tác nghiệm thu, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, theo hướng dẫn của Sở TN&MT, ngày 29/12/2021, công ty đã nộp lại hồ sơ Kế hoạch vận hành thử nghiệm các hạng mục môi trường [giai đoạn 1]. Dự kiến cuối tháng 1/2022 nhận được thông báo kết quả kiểm tra các công trình xử lý chất thải để vận hành thử nghiệm; Hoàn thành việc lập đề án xả thải và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép xả thải theo quy định.

Đối với công tác nghiệm thu các hạng mục về điện, công ty đã hoàn thiện hồ sơ xin nghiệm thu điểm đấu nối và trạm biến áp gửi Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Bắc và Công ty Truyền tải điện 1. Dự kiến sẽ được đóng điện ngược vào cuối tháng 1/2022.

Hiện nay, đơn vị đang huy động 645 nhân lực hoạt động trên công trường, trong đó, chuyên gia người nước ngoài là 125 người, nhân lực người Việt Nam khoảng 520 người. Đến thời điểm này, nhà máy điện rác Sóc Sơn đã cơ bản hoàn thành phần xây dựng khoảng 96% và phần lắp đặt là 91%.

Cũng tại buổi làm việc, Công ty Thiên Ý kiến nghị UBND thành phố, Sở KH&ĐT và các sở, ngành liên quan sớm phê duyệt hồ sơ Điều chỉnh Quyết định chủ trương đầu tư, Chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty vào trước ngày 10/1/2022 để sớm đưa nhà máy vào vận hành. Đồng thời đề nghị Tổng Công ty Điện lực Hà Nội sớm chấp thuận và ký hợp đồng báo điện theo đề nghị của đơn vị.

Đối với công tác thẩm định và phê duyệt đơn giá xử lý rác, Công ty Thiên Ý kiến nghị UBND thành phố sớm ban hành văn bản để đơn vị làm căn cứ pháp lý thực hiện các công việc tiếp theo. Sở TN&MT tiếp tục hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ và ban hành thông báo kết quả kiểm tra các công trình xử lý chất thải đủ điều kiện để vận hành thử nghiệm.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông nhấn mạnh, việc chủ đầu tư xin phép đưa dự án vào hoạt động theo từng giai đoạn thì phải có cam kết. Bởi, thành phố sẽ không gia hạn, điều chỉnh thời gian dự án đi vào hoạt động lần nữa. “Chủ đầu tư cần tập trung tất cả các nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ của dự án. Về phía thành phố, các sở ban ngành, chính quyền địa phương sẽ cam kết hỗ trợ tối đa cho đơn vị thực hiện”, ông Đông nói.

Nhà máy điện rác Sóc Sơn được UBND thành phố Hà Nội chấp thuận chủ trương từ năm 2017 với tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng. Nhà máy nằm trong Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Sóc Sơn, khi hoàn thiện sẽ tiêu thụ toàn bộ lượng rác đang được chôn lấp tại đây mỗi ngày.

Nhà máy được giới thiệu "sử dụng công nghệ đốt rác châu Âu". Mỗi giờ nhà máy tạo ra 75 MW điện, tuy không cao so với các nhà máy nhiệt điện nhưng bù lại có thể giúp Hà Nội xử lý 4.000 tấn rác khô, tương đương 5.000 -5.500 tấn rác ướt mỗi ngày.

Khi đi vào vận hành, đây sẽ là nhà máy điện rác lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau nhà máy điện rác Thâm Quyến - Trung Quốc [công suất đốt 5.000 tấn rác khô mỗi ngày].

Nhà máy 7.000 tỷ đồng biến rác thành điện sắp hoạt động ở Hà Nội

UBND thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 163/QĐ-UBND chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nhà máy Điện rác Sóc Sơn tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn [huyện Sóc Sơn].

Theo quyết định, từ ngày 20/1, lò đốt rác số 3 Nhà máy Điện rác Sóc Sơn sẽ chính thức vận hành, với công suất 800 tấn rác/ngày, công suất phát điện 15 MW. Sau khi hoàn thiện cả 3 giai đoạn, tổng công suất tiếp nhận, xử lý rác thải của Nhà máy Điện rác Sóc Sơn là 5.000 tấn/ngày.

Từ ngày 20/1, Nhà máy Điện rác Sóc Sơn chính thức đốt rác phát điện. [Ảnh: Dân trí]

Được biết, tiến độ dự án sẽ được chia thành ba giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1, ngày 20/1 vận hành lò đốt số 3 với công suất 800 tấn/ngày; rác tiếp nhận vào nhà máy 1.000 tấn/ngày. Tổ máy số 2 phát điện công suất 15 MW.

Giai đoạn 2, ngày 20/2, lò đốt số 2, số 4 sẽ chính thức đốt rác với công suất 800 tấn/lò/ngày; khối lượng rác tiếp nhận vào nhà máy là 3.000 tấn/ngày. Tổ máy số 1 phát điện. Công suất phát của cả 2 tổ máy [1 và 2] là 45 MW.

Giai đoạn 3, ngày 25/3, lò đốt số 1, số 5 sẽ chính thức đốt rác với công suất 800 tấn/lò/ngày; khối lượng rác tiếp nhận vào nhà máy là 5.000 tấn/ngày. Tổ máy số 3 phát điện. Tổng công suất phát điện của 3 tổ máy [1, 2, 3] là 75 MW.

Nhà máy có 14 cửa đổ rác được thiết kế phù hợp với từng loại xe khác nhau. Khi xe đến gần, cửa đổ rác sẽ tự động mở. Mỗi xe chỉ mất 3 phút đi vào đổ rác rồi đi ra. Xe sẽ chạy qua trạm cân để xác định khối lượng. Sau đó, xe chạy lên cầu vượt vào nhà máy. [Ảnh: Dân trí]

Theo báo cáo của chủ đầu tư Nhà máy Điện rác Sóc Sơn - Công ty Cổ phần Năng lượng môi trường Thiên Ý Hà Nội, dự án Nhà máy Điện rác Sóc Sơn đã được Cục Giám định xây dựng [Bộ Xây dựng] kiểm tra, nghiệm thu lần 2 vào tháng 4/2021.

Chủ đầu tư đã báo cáo Cục Giám định xây dựng về việc nhà máy sẽ vận hành ba giai đoạn và xin phép chia dự án theo giai đoạn để tiến hành kiểm tra, nghiệm thu. Công tác kiểm tra, nghiệm thu dự án lần thứ ba dự kiến vào ngày mai 17/1/2022. Chủ đầu tư đã hoàn thành việc lập đề án xả thải và đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả thải theo quy định.

Đối với nghiệm thu, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, ngày 8/10/2021, đơn vị đã nhận được Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Công ty cũng đã hoàn thành việc lập đề án xả thải và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả thải theo quy định.

Trước đó, ngày 29/12/2021, công ty cũng đã nộp lại hồ sơ kế hoạch vận hành thử nghiệm các hạng mục môi trường [giai đoạn 1] theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

Đối với nghiệm thu các hạng mục về điện, chủ đầu tư cũng đã hoàn thiện hồ sơ xin nghiệm thu điểm đấu nối, trạm biến áp gửi Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Bắc và Công ty Truyền tải điện 1.

Tính đến thời điểm hiện tại, nhà máy đã bị chậm tiến độ hơn 2 năm so với kế hoạch ban đầu. Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, theo các lần điều chỉnh chủ trương đầu tư, tiến độ hoàn thành dự án thay đổi từ thời điểm tháng 9/2019 đến tháng 10/2021 [25 tháng] và đang tiếp tục trượt tiến độ do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Theo các chuyên gia, trong điều kiện các ô chôn lấp không còn khả năng tiếp nhận rác, việc khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện, hoàn thành các dự án xử lý rác thải bằng công nghệ hiện đại là vô cùng cần thiết đối với tình hình thủ đô Hà Nội hiện nay.

Dự án nhà máy điện rác Sóc Sơn được xem là nhà máy lớn nhất Việt Nam và lớn thứ hai thế giới. Hiện nhà máy sản xuất điện từ rác thải lớn nhất thế giới nằm ở Thâm Quyến, Trung Quốc với công suất đốt tới 5.000 tấn rác khô mỗi ngày.

Theo PGS.TS Phùng Chí Sỹ, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ tài nguyên - môi trường Việt Nam, đã đến lúc cần phải thay đổi tư duy trong xử lý rác thải. Phải biến rác thải thành tiền, rác phải dùng được, bán được, rác không còn là rác thải bỏ đi.

Đốt rác phát điện theo đánh giá của các chuyên gia đang là công nghệ tối ưu trong việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay. Công nghệ này được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước phát triển như khối các nước châu Âu, Nhật Bản... Việc xử lý rác thải bằng phương pháp đốt kết hợp với thu hồi năng lượng [gọi là điện rác] đạt hiệu quả cao trên thế giới nhưng lại rất thấp ở Việt Nam.

Theo Chiến lược Phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, sẽ nâng tỉ lệ xử lý chất thải cho mục đích năng lượng từ mức không đáng kể hiện nay lên 30% vào năm 2030, khoảng 70% vào năm 2030 và hầu hết được tận dụng cho mục đích năng lượng vào năm 2050.

Video liên quan

Chủ Đề