Nhà thơ tố Hữu mặt Nam báo nhiều

"Mình về mình có nhớ ta?Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mình về mình có nhớ không?

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.

Tiếng ai tha thiết bên cồnBâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...

Mình đi, có nhớ những ngàyMưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù? Mình về, có nhớ chiến khuMiếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai? Mình về, rừng núi nhớ aiTrám bùi để rụng, măng mai để già Mình đi, có nhớ những nhàHắt hiu lau xám, đậm đà lòng son Mình về, còn nhớ núi nonNhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?

Ta với mình, mình với taLòng ta sau trước mặn mà đinh ninh Mình đi, mình lại nhớ mìnhNguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu... Nhớ gì như nhớ người yêuTrăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. Nhớ từng rừng nứa bờ treNgòi Thia sông Ðáy, suối Lê vơi đầy Ta đi, ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...

Thương nhau, chia củ sắn lùiBát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng Nhớ người mẹ nắng cháy lưngÐịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô Nhớ sao lớp học i tờÐồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quanGian nan đời vẫn ca vang núi đèo. Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa...

Ta về, mình có nhớ taTa về ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươiÐèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừngNhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàngNhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

Nhớ khi giặc đến giặc lùngRừng cây núi đá ta cùng đánh Tây Núi giăng thành luỹ sắt dàyRừng che bộ đội rừng vây quân thù Mênh mông bốn mặt sương mù

Ðất trời ta cả chiến khu một lòng.

Ai về ai có nhớ không?Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng Nhớ sông Lô, nhớ phố RàngNhớ từ Cao-Lạng nhớ sang Nhị Hà... Những đường Việt Bắc của taÐêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùngÁnh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Dân công đỏ đuốc từng đoànBước chân nát đá, muôn tàn lửa bay. Nghìn đêm thăm thẳm sương dàyÐèn pha bật sáng như ngày mai lên. Tin vui chiến thắng trăm miềmHoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về Vui từ Ðồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

Ai về ai có nhớ không?Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang. Nắng trưa rực rỡ sao vàngTrung ương, Chính phủ luận bàn việc công Ðiều quân chiến dịch thu đôngNông thôn phát động, giao thông mở đường Giữ đê, phòng hạn, thu lương

Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu...

Ở đâu u ám quân thùNhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi Ở đâu đau đớn giống nòiTrông về Việt Bắc mà nuôi chí bền. Mười lăm năm ấy ai quênQuê hương cách mạng dựng nên Cộng hoà Mình về mình lại nhớ ta

Mái đình Hồng Thái cây đa Tân Trào.

Nước trôi nước có về nguồnMây đi mây có cùng non trở về? Mình về, ta gửi về quêThuyền nâu trâu mộng với bè nứa mai Nâu này nhuộm áo không phaiCho lòng thêm đậm cho ai nhớ mình Trâu về, xanh lại Thái Bình

Nứa mai gài chặt mối tình ngược xuôi.

Nước trôi, lòng suối chẳng trôiMây đi mây vẫn nhớ hồi về non Ðá mòn nhưng dạ chẳng mònChàm nâu thêm đậm, phấn son chẳng nhoà. Nứa mai mình gửi quê nhàNước non đâu cũng là ta với mình Thái Bình đồng lại tươi xanh

Phên nhà lại ấm, mái đình lại vui...

Mình về thành thị xa xôiNhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng? Phố đông, còn nhớ bản làngSáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng? Mình đi, ta hỏi thăm chừng

Bao giờ Việt Bắc tưng bừng thêm vui?

Ðường về, đây đó gần thôi!Hôm nay rời bản về nơi thị thành Nhà cao chẳng khuất non xanhPhố đông, càng giục chân nhanh bước đường. Ngày mai về lại thôn hươngRừng xưa núi cũ yêu thương lại về Ngày mai rộn rã sơn khêNgược xuôi tàu chạy, bốn bề lưới giăng. Than Phấn Mễ, thiếc Cao BằngPhố phường như nấm như măng giữa trời Mái trường ngói mới đỏ tươi.Chợ vui trăm nẻo về khơi luồng hàng Muối Thái Bình ngược Hà GiangCày bừa Ðông Xuất, mía đường tỉnh Thanh Ai về mua vại Hương CanhAi lên mình gửi cho anh với nàng Chiếu Nga Sơn, gạch Bát TràngVải tơ Nam Ðịnh, lụa hàng Hà Ðông Áo em thêu chỉ biếc hồngMùa xuân ngày hội lùng tùng thêm tươi Còn non, còn nước, còn trời

Bác Hồ thêm khoẻ, cuộc đời càng vui!

Mình về với Bác đường xuôiThưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người Nhớ ông Cụ mắt sáng ngờiÁo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường! Nhớ Người những sáng tinh sươngUng dung yên ngựa trên đường suối reo Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi rừng núi trông theo bóng Người...

Lòng ta ơn Ðảng đời đờiNgược xuôi đôi mặt một lời song song. Ngàn năm xưa nước non HồngCòn đây ơn Ðảng nối dòng dài lâu Ngàn năm non nước mai sau

Ðời đời ơn Ðảng càng sâu càng nồng.

Cầm tay nhau hát vui chung
Hôm sau mình nhé, hát cùng Thủ đô."

[10-1954]

Nội dung bài thơ: Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, tháng 7-1954, Hiệp định Genever về Đông Dương được kí kết. Hoà bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới. Một trang sử mới của đất nước được mở ra. Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ cân cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. Bài thơ có hai phần: phần đầu tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến, phần sau gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca công ơn của Đảng, Bác Hồ đối với dân tộc.

*Trích đoạn bài thơ này từ đầu tới câu “Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào” được sử dụng trong các chương trình SGK Văn học 12 giai đoạn 1990-2006, SGK Ngữ văn 12 từ 2007.

Nguồn:1. Việt Bắc, NXB Văn học, 1962

2. Thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục, 2003

Việt Bắc-Tố Hữu

Bàn mãi những chuyện nổi cộm của xã hội cũng thành tẻ nhạt. Ở số báo này, tôi muốn cùng bạn đọc rẽ sang một ngả khác. Nhân 100 năm ngày sinh Tố Hữu, tôi muốn cùng bạn đọc nhìn lại con người ông. Một nhà thơ và một nhà lãnh đạo nổi tiếng. Có lần bàn về giá trị của một tác phẩm nghệ thuật, nhà thơ Xuân Diệu có nói một câu rất sâu sắc rằng: “Một tác phẩm nào đó mà sống được đến 50 năm thì đã có thể xem như nó thuộc về cõi vĩnh viễn rồi ”. Đấy là chiêm nghiệm của Xuân Diệu, cách tính của Xuân Diệu trong thời của ông, khoảng những năm 70, 80 của thế kỉ trước.

Còn bây giờ, những giá trị giả tàn lụi nhanh lắm. Có khi chỉ năm trước, năm sau đã không còn đọc lại được nữa rồi. Bởi thế có nhà phê bình khác, lại bảo: Bây giờ, tác phẩm chỉ cần trụ được 5 năm thì đã có thể xem như nó thoát được cái nạn “ô xi hóa” của thời gian. Thơ Tố Hữu không phải đã trải qua thử thách 5 năm, hay 50 năm, mà đã 80 năm, tồn tại cùng với bao nhiêu biến cố, bao nhiêu thăng trầm của cõi đời. Có những giá trị tưởng như bất biến mà rồi đã mất tăm, lại có những vẻ đẹp xanh xao, mỏng mảnh ta tưởng sẽ tan biến mà rồi nó vẫn tồn tại, dù tồn tại vẫn với cái dáng vẻ mỏng mảnh và xanh xao như thuở nó ra đời.

Tố Hữu khác, cũng như thơ Chế Lan Viên, thơ Tố Hữu bao giờ cũng mạnh mẽ, đầy sức vóc, trước những thử thách và sự đào thải rất nghiệt ngã của thời gian. Ngoài làm thơ, ông còn là một nhà lãnh đạo lớn của đất nước. Đó là hai mặt của một vấn đề, bổ sung cho nhau, làm cho những tư tưởng và chí lực của ông có thêm điều kiện lan tỏa sâu hơn vào chiều sâu của đời sống nhân dân, của nền văn hóa dân tộc, thông qua những câu thơ đầy tâm huyết, cũng đầy trách nhiệm công dân của ông.

Cũng khác với một số nhà thơ khác, ông công khai khẳng định mình là người làm công tác tư tưởng cho Đảng, là người hô khẩu hiệu, là người tuyên truyền, vì ông là một nhà cách mạng và thơ ông là một biện pháp hoạt động cách mạng của ông. Nhưng cái kì tài của ông là biến những chủ trương chính sách của Đảng thành xúc cảm, thành nghệ thuật, và thành thơ như thơ của mọi nhà thơ trên thế gian.

Cái kì tài của Tố Hữu là biến những chủ trương chính sách của Đảng thành cảm xúc, thành thơ

Hình như, trong thế kỉ qua, trong số các nhà thơ cách mạng của cả thế giới, không ai dấn thân, toàn tâm toàn ý cho một sự nghiệp chính trị và đồng thời cho một sự nghiệp nghệ thuật như ông, mà thành công được đến mức như thế – tức là hoà tan vào được đời sống tinh thần của cộng đồng dân tộc – thành một sức mạnh như sức mạnh tấn công của hàng sư đoàn quân tinh nhuệ trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Đấy cũng là điều phân biệt ông với các nhà thơ lớn khác, ví như Lui Aragông, nhà thơ cộng sản lớn của nước Pháp có vị trí tương đương như ông.

Khi Tố Hữu mất, nhà thơ Vũ Quần Phương có nói trên truyền hình một ý mà tôi rất đồng tình. Vũ Quần Phương bảo: “Cái may mắn của Tố Hữu là ông đã gặp Đảng và nhờ Đảng mà có thơ ông. Và cũng may cho Đảng, là Đảng đã có được một Tố Hữu. Và nhờ Tố Hữu mà những đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng đã đến được với từng người dân. Và rồi nhiều người dân với trình độ khác nhau, lứa tuổi khác nhau, số phận cũng rất khác nhau, nhưng đều có thể đến được với Đảng, với cách mạng qua những bài thơ của Tố Hữu”.

Thuở nhỏ, mới chừng 8 – 9 tuổi, tôi đã thuộc lòng nhiều bài thơ Tố Hữu. Có bài chỉ đọc hai, ba lần là thuộc lòng ngay và nhớ đến tận bây giờ. Thơ Tố Hữu đã lặng lẽ dẫn đường cho tôi học tập và làm thơ, đặc biệt, đã góp phần rất quan trọng để dạy tôi làm người, trước hết là làm một người lính, biết bảo vệ Tổ quốc, đồng thời với biết bảo vệ những giá trị chân chính và nhân văn, trước sự xâm lăng của cái ác, cái xấu, của thói lưu manh và sự vô trách nhiệm, biết thương mẹ và thương những người mẹ chiến sĩ: “Con đi đánh giặc mười năm/ Không bằng vất vả đời bầm sáu mươi…”.

Tố Hữu là một người thắm thiết yêu quê hương, chỉ cần hai câu thơ thôi: “Nỗi niềm chi rứa, Huế ơi/ Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên…” mãi mãi làm rung động biết bao nhiêu lòng người, bao nhiêu hồn người, đâu phải chỉ là người xứ Huế. Thơ Tố Hữu là thế, luôn dạy tôi biết yêu nước thương dân, biết gắn bó cuộc đời mình với thơ ca và với cách mạng. Cái giá trị cốt lõi của thơ Tố Hữu, theo tôi chính là ở điều này.

Thơ Tố Hữu là thế, luôn dạy tôi biết yêu nước thương dân, biết gắn bó cuộc đời mình với thơ ca và với cách mạng.

Bây giờ, khi tuổi đã ngoài 60, thi thoảng trong tôi lại có những nỗi buồn, bởi bất chợt nhận ra một giá trị nào đó mà mình trân trọng, bỗng đột ngột thay đổi, và những người mình tin yêu như anh em ruột thịt trong nhà, bỗng đột nhiên khác hẳn đi, mà mình không hiểu được vì sao. Những lúc ấy, tôi lại mở thơ Tố Hữu ra đọc để xem người thày của mình có gì muốn nói với mình về những điều ấy chăng?

Xin bạn đọc hiểu cho, năm 1969, khi tôi mới 11 tuổi, là một thằng bé con nhơm nhếch, học lớp 4 trường làng, một trường bình thường ở một vùng thôn quê hẻo lánh và rất lạc hậu thời bấy giờ, Tố Hữu đã gợi ý với Sở Giáo dục Hải Hưng, tổ chức cho tôi lên thăm Hà Nội, rồi nhân đó mà đến thăm ông. Ông tiếp tôi tại nhà riêng trong bộ quần áo ngủ, nghĩa là rất thông thoáng, nhưng với tâm tình ân cần của một người cha, điều ấy suốt đời tôi không quên được.

Tố Hữu cùng sinh một năm, năm 1920 với cha tôi. Từ đó, tôi hiểu rằng, Tố Hữu luôn ở bên tôi, ở cả ba phương diện, một nhà lãnh đạo nổi tiếng, một nhà thơ lừng danh và một người cha chân tình. Càng về sau, tôi càng nhớ Tố Hữu ở con người thứ ba nhiều hơn. Cuộc đời ông có nhiều niềm vui lớn, vui bất tuyệt, như tên một bài thơ của chính ông, nhưng tôi cũng hiểu, ông có những nỗi buồn không dễ chia sẻ, như tiếng sóng vỗ vào mạn thuyền quan họ, trong một bài thơ ít người biết đến của ông viết những năm cuối đời. Tôi nghĩ cũng là lẽ thường, vì ông là một con người như hết thảy chúng ta.

Đại danh họa Hà Lan Van Gốc đã nói trước khi chết: “Chỉ có nỗi buồn mới còn lại ”. Nhưng thơ Tố Hữu lại là những niềm vui, và trong trường hợp này, chính niềm vui lại là những gì còn lại. Nỗi vui không chỉ của cá nhân ông, mà của cả dân tộc trước những thắng lợi to lớn của cách mạng. Đôi khi, trong những lúc buồn, như tôi đã nói trên, tôi đọc lại thơ Tố Hữu, để nhân đó mà nhớ ra một điều gì mà ngày thường bị khuất lấp đi vì những cái chẳng đâu vào đâu, rồi lặng lẽ kiểm đếm lại xem trong đời mình, cái gì còn, cái gì mất, tự giải thích vì sao?

Tôi thường nghiêng hẳn về cái mất, cái mình không đạt được, phần lớn là do mình chưa đủ quyết tâm và nghị lực, cũng có thể chưa đủ vốn liếng mà vượt lên, nhất là trong sáng tác, như mình mong muốn, để từ đó mà nhận thức lại mình, mà thấy những hạn chế và nhược điểm để mà học hỏi thêm, để mà cố gắng vượt qua.

Cứ như tôi nghĩ, những thất bại của chính mình, ở bất cứ lĩnh vực nào, cũng dạy mình biết điều hơn, sâu sắc và nhuần nhị hơn những cái mà mình cho là thắng lợi. Không biết từ bao giờ, chúng ta chỉ quen với các thành tích, các bước tiến, dĩ nhiên, những thành tựu là có thật và cần phải nói thêm, phải biểu dương nhiều hơn nữa, nhưng chỉ dừng lại ở đấy thôi thì quả là chưa đủ đâu, có khi lại làm cho mình tự lùi lại, tự lạc hậu thêm.

Tôi rất thích một câu của nhà thơ Trần Nhuận Minh, rằng: “Chúng ta sẽ không thành công, nếu không bàn giao được cho thế hệ sau, sự thất bại của mình và những bài học rút ra được từ sự thất bại ấy”. Lại nhớ một câu thơ của Tố Hữu: “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại ”. Tố Hữu là thế, hào sảng, hùng vĩ: “Mái chèo một chiếc xuồng con/ Mà sông nước dậy sóng cồn đại dương” , nhưng lại thầm thì trong tâm trí ta, như một lời nhắc nhở, lời một an ủi sâu thẳm: “Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”.

Đối với tôi, thơ Tố Hữu là thế, vừa là một người thày mà cũng vừa là một người bạn. Bây giờ, khi tôi đã ngoài 60, sau rất nhiều biến cố trong đời sống, có lúc tôi đã lẩn thẩn mà nghĩ rằng: Nào ai biết, với mỗi một đời người, tiếng nói hào sảng của một người thày, và tiếng nói tâm tư như thầm thì bên tai ta, của một người bạn, cái nào dạy ta lớn hơn, cái nào dạy ta làm người tử tế hơn?…

Tôi đọc lại Tố Hữu để tìm lại cái căn nguyên ấy, cái ngọn nguồn ấy để bình tâm và hứng khởi mà đi tiếp. Và tôi nhận ra rằng: Tố Hữu vẫn ở bên cạnh tôi, bên cạnh mỗi chúng ta, vẫn không bao giờ mất đi, không bao giờ già đi, vì cái gì ông mang đến cho nhân dân, đồng hành cùng nhân dân, nhưnó đã có từ 50 năm nay, và hơn thế nữa, từ 80 năm nay… thì những cái đó sẽ vĩnh viễn bất tử.

Video liên quan

Chủ Đề