Nhận diện những vấn đề tâm lý học sinh phổ thông trong đại dịch COVID-19

Các khách mời tham gia buổi tọa đàm

[Thanhuytphcm.vn] - “Làm thế nào thoát khỏi nguy cơ rối loạn tâm lý học đường do ảnh hưởng Covid-19” là chủ đề buổi tọa đàm do Báo Tiền Phong tổ chức vào sáng 4/3, với sự tham gia của hơn 400 học sinh trường THPT Nguyễn Hữu Thọ [Quận 4] cùng sự tham gia của các chuyên gia tâm lý, y tế, giáo dục.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cùng với việc học trực tuyến kéo dài khiến không chỉ học sinh, sinh viên mà nhiều giáo viên, phụ huynh rơi vào tình trạng rối loạn tâm lý nặng nề và để lại những hậu quả đáng tiếc. Chia sẻ tại buổi tọa đàm, nhiều em học sinh đã tâm sự rất thật về tình trạng sức khỏe của mình do ảnh hưởng của dịch bệnh, phải ở nhà và học trực tuyến kéo dài. Đó là tình trạng căng thẳng tâm lý, lo âu, không được chia sẻ, lắng nghe, dẫn đến stress kéo dài, trầm cảm….

Thạc sĩ Đỗ Đình Đảo, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ cảm thấy trăn trở vì vẫn còn nhiều học sinh chưa nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ gia đình, nhà trường. Hiện tượng rối loạn tâm lý học đường là thực trạng đang diễn ra ở tất cả các trường học hiện nay. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn tâm lý học đường từ gia đình, nhà trường xã hội như áp lực học tập thi cử, không có cảm xúc trong học tập, bạo lực học đường...

Đặc biệt, thời gian học tập trực tuyến kéo dài, hạn chế tiếp xúc, hạn chế ra đường, hạn chế giao tiếp khiến học sinh, cô giáo dễ rơi vào trầm cảm, stress... dẫn đến khủng hoảng về tâm lý, để lại hậu quả nghiêm trọng. Do đó, đã đến lúc các cơ sở giáo dục cần tìm cách làm thế nào để các em có thể thoát khỏi những vấn đề trên, tránh để lại những hậu quả nghiêm trọng, đau lòng xảy ra do rối loạn tâm lý học đường.

Trò chuyện cùng các em học sinh, Bác sĩ Nguyễn Minh Mẫn, Trưởng Đơn vị Tâm lý lâm sàng Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM nhìn nhận, không phải ai cũng dám nói lên tâm sự của mình khi bị trầm cảm. Theo bác sĩ Mẫn, nếu ai có những cảm xúc chưa tốt, tích cực thì hãy cố gắng nói với bạn thân, những người trong gia đình. Khi cần thiết hơn, các em hãy tìm đến các chuyên gia tâm lý.

Các em học sinh chia sẻ tại buổi tọa đàm

Theo Thạc sĩ tâm lý Phan Thị Cẩm Giang, Giảng viên Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam, hiện tại chưa có nghiên cứu, thống kê nào về việc học sinh được chia sẻ hay kỳ thị, bỏ mặc khi bị trầm cảm. Do đó, chúng ta cần phải làm cuộc thống kê về việc này.

Trong quá trình làm tư vấn tâm lý học đường hơn 10 năm qua, bà Cẩm Giang nhận thấy học sinh thì e ngại, phụ huynh thì không tin hoặc không quan tâm khi con mình bị trầm cảm. Bản thân học sinh cũng chưa nhận thức đầy đủ về sức khỏe tâm thần nên chưa tìm kiếm sự giúp đỡ. Trong mỗi gia đình đều có tủ thuốc để chữa cảm cúm, các bệnh thông thường nhưng ít chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe tinh thần. Ở Việt Nam, hệ thống tham vấn tâm lý lâm sàng chưa bài bản, nhận thức cũng chưa đầy đủ. Sau khi đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát, hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm lý cho người dân mới được quan tâm.

M. Hiệp

Tin liên quan

Your browser does not support the audio element.

Tập huấn tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho học sinh trong bối cảnh Covid-19

30/11/2021

​Ngày 23 – 26/11/2021, Sở Giáo dục và Đào tạo [GDĐT] tổ chức khai mạc chương trình tập huấn trực tuyến cho cán bộ, giáo viên ở các trường phổ thông, trung tâm GDNN-GDTX, trung tâm GDTX-HNDN về tư vấn, hỗ trợ tâm lý học sinh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 với trên 11.000 cán bộ, giáo viên tham gia tập huấn.

Quang cảnh buổi tập huấn

Trước những ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh trong bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài, Sở GDĐT đã tổ chức tập huấn trực tuyến cho cán bộ, giáo viên ở các trường phổ thông về tư vấn, hỗ trợ tâm lý học sinh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 trong 4 ngày [23-26/11/2021].

Nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên ở các trường phổ thông trong tỉnh về vai trò của tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho học sinh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Cung cấp các kiến thức cơ bản về những vấn đề tâm lý thường gặp ở học sinh, những kỹ năng nhận diện sự căng thẳng và những khó khăn tâm lý của học sinh trong dịch bệnh và khi quay lại trường học. Hướng dẫn giúp cán bộ, giáo viên, học sinh giảm căng thẳng trong và sau bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Lớp Tập huấn sẽ triển khai 4 chuyên đề gồm:

- Chuyên đề 1: Kiến thức cơ bản về những vấn đề tâm lý thường gặp ở học sinh trong bối cảnh dịch bệnh, kỹ năng nhận diện sự căng thẳng và những khó khăn tâm lý của học sinh.

- Chuyên đề 2: Hướng dẫn các kỹ năng tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho học sinh trong bối cảnh dịch bệnh và chuẩn bị quay lại trường học.

- Chuyên đề 3: Hướng dẫn các kỹ thuật cân bằng công việc và gia đình cho cán bộ, giáo viên.

- Chuyên đề 4: Nguy cơ tổn thương tâm lý trên không gian mạng và cách phòng tránh.

   Ngoài ra, chương trình tập huấn cũng trang bị cho cán bộ tư vấn tâm lý, giáo viên kỹ năng tư vấn, hỗ trợ cho học sinh khi gặp những khó khăn tâm lý; kỹ năng giúp học sinh đảm bảo an toàn, phòng chống bạo lực, xâm hại và các kỹ thuật giúp cán bộ, giáo viên cân bằng giữa công việc và gia đình.

Thực hiện: Minh Tân

Tương phản

Nhận diện những vấn đề tâm lý học sinh phổ thông trong đại dịch COVID-19 Hà Nội [TTXVN 21/10] Ngày 21/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam [UNICEF] tổ chức tập huấn trực tuyến cho cán bộ, giáo viên ở các trường phổ thông về tư vấn, hỗ trợ tâm lý học sinh trong bối cảnh dịch COVID-19. Chương trình tập huấn được kết nối từ điểm cầu trung tâm tại Bộ Giáo dục và Đào tạo tới 400 điểm cầu trong cả nước, với khoảng 1.000 đại biểu tham dự là các cán bộ phụ trách công tác xã hội, tư vấn tâm lý của các Sở Giáo dục và Đào tạo; các giáo viên, cán bộ quản lý của các trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông trên toàn quốc. Trong chương trình tập huấn, các chuyên gia chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về 4 chuyên đề: Nhận diện những vấn đề tâm lý học sinh phổ thông trong đại dịch COVID-19; Hướng dẫn kỹ năng tư vấn hỗ trợ tâm lý cho học sinh trong đại dịch COVID-19 và sau khi quay lại trường học; Nguy cơ tổn thương tâm lý trên không gian mạng và những phương thức giáo viên, phụ huynh tư vấn hỗ trợ; Hướng dẫn các kỹ thuật cân bằng công việc và gia đình cho cán bộ, giáo viên. Phát biểu khai mạc chương trình, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh chia sẻ: Tư vấn tâm lý cho học sinh là vấn đề quan trọng để giảm thiểu những tác động tiêu cực có thể xảy ra, góp phần xây dựng trường học an toàn thân thiện. Việc tư vấn tâm lý cho các em cần quan tâm đến giáo dục kỹ năng sống, nhằm tăng ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử, hoàn thiện nhân cách cho các em. Trong giai đoạn 2015-2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành một số văn bản chỉ đạo thúc đẩy vấn đề tư vấn tâm lý học đường, trong đó có Thông tư 31/2017 hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông. Hàng năm, Bộ đều ban hành hướng dẫn các Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện hoạt động tư vấn hỗ trợ tâm lý cho học sinh; tích cực phối với các Bộ, ngành, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, các trường Đại học, các tổ chức phi chính phủ thực hiện công tác này. Thứ trưởng Ngô Thị Minh nhấn mạnh: Những khó khăn, khủng hoảng tâm lý của học sinh trong bối cảnh dịch COVID-19 đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ, giáo viên có kiến thức sâu về tâm lý, tư vấn tâm lý học đường, đặc biệt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, đội ngũ cán bộ Đoàn, Đội. Đại dịch COVID-19 không chỉ ảnh hưởng đến các em mà còn ảnh hưởng đến các thầy cô. Do đó, các thầy cô cần cân bằng công việc, gia đình để làm tốt công tác tư vấn tâm lý cho các em trong khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Thứ trưởng Ngô Thị Minh cũng lưu ý, cần đánh giá đúng thực trạng, hậu quả do dịch COVID-19 gây ra ảnh hưởng đến tâm lý học đường và học sinh; tập trung kỹ năng nhận diện được sự căng thẳng của mỗi em, cũng như khó khăn các em gặp phải. Các cán bộ, giáo viên cần được hướng dẫn thực hành kỹ năng tư vấn, hỗ trợ học sinh thực hiện các bài tập thư giãn, giảm căng thẳng trong và sau thời gian dịch COVID-19, chuẩn bị cho các em quay lại trường một cách tốt nhất. Trong hai ngày tập huấn, các chuyên gia cùng cán bộ, giáo viên tập trung phân tích, làm rõ những nguy cơ tổn thương, khủng hoảng tâm lý của học sinh khi học trực tuyến, việc các em sử dụng internet, công nghệ, đặc biệt cần có chiến lược để đảm bảo an toàn cho các em trên không gian mạng trong quá trình học trực tuyến./.

Việt Hà 

Video liên quan

Chủ Đề