Nhiệm vụ của Chủ tịch công đoàn trường học

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG

CỦA BCH CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG TH BÁCH THUẬN

NHIỆM KỲ 2017 – 2021

Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 29/QĐ-LĐLĐ ngày 12/02/2019 của Liên đoàn lao động huyện Vũ Thư về việc sáp nhập, thành lập Công đoàn và chỉ định BCH; UBKT  của Công đoàn Trường Tiểu học Bách Thuận, nhiệm kỳ 2017 - 2021;

Nhằm nâng cao hiệu quả họat động của BCH Công đoàn và tạo điều kiện cho các thành viên trong BCH và các tổ Công đoàn cùng phối hợp hoạt động đồng bộ, phát huy khả năng cao nhất, thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Công đoàn nhiệm kỳ 2017 – 2021,

BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN

THỐNG NHẤT XÂY DỰNG QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG NHƯ SAU

I. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA BCH CÔNG ĐOÀN.

- Đại diện cho toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động của trường Tiểu học Bách Thuận, nói lên tiếng nói chung của tập thể.

- Góp phần xây dựng tình đoàn kết trong nội bộ trong CBGV và NV trong toàn trường.

- Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong điều kiện và phạm vi cho phép.

- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ công chức, viên chức và người lao động qua giám sát, nhắc nhở việc thực hiện nghiêm túc các chế độ có liên quan đến cán bộ công chức, viên chức và người lao động.

- Kết hợp cùng Ban Giám hiệu tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức học tập, trau dồi nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao tay nghề và nhận thức chính trị, tổ chức thực hiện các phong trào thi đua.

- Tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức tham gia các phong trào do trường, huyện và ngành phát động.

- Gần gũi, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, cùng Ban Giám hiệu và các bộ phận liên quan giải quyết những vướng mắc trong nội bộ trường.

- Kết hợp với Chi đoàn TNCS HCM đẩy mạnh phong trào thi đua trong CBCC-VC.

- Tranh thủ mọi lực lượng xã hội cùng tham gia đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, nâng cao mức sống cán bộ công chức, viên chức trong trường.

- Giúp đỡ, bồi dưỡng, giới thiệu công đoàn viên ưu tú cho Đảng.

- Quan tâm đến việc phát triển công đoàn viên mới.

- Cùng Ban giám hiệu và Chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh xây dựng nhà trường thành một đơn vị văn hóa.

- Nắm tình hình thu chi tài chính công đoàn và được hưởng các chế độ theo quy định của Tổng liên đoàn lao động và của LĐLĐ Huyện Vũ Thư.

- Thực hiện nghiệm túc chế độ báo cáo với Liên đoàn cấp trên.

II. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CÁ NHÂN TRONG BCH.

1. Chủ tịch CĐ: Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hiền

- Chịu trách nhiệm chung về họat động của Công đoàn trước Chi bộ và Liên  đoàn cấp trên.

- Phối hợp với Ban giám hiệu, Đoàn TN tổ chức giao lưu với đơn vị trong ngành và tổ chức tham quan du lịch.

- Trực tiếp phụ trách: Chủ trì các cuộc họp BCH và toàn thể Công đoàn trường; tham gia các cuộc họp liên tịch; tham gia vào ban vận động xây dựng đơn vị văn hóa; tham gia ký kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cho từng năm học; ký các quyết định kết nạp đoàn viên, kế hoạch và các văn bản Công đoàn; tham gia vào Hội đồng kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức trong nhà trường; phụ trách công tác tư tưởng, chính trị Công đoàn; chịu trách nhiệm về chế độ thông tin, báo cáo, kế hoạch công đoàn.

- Xây dựng các kế hoạch: Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của CĐ cho từng tháng, học kì trong năm học; lập hồ sơ thi đua công đoàn; quyết định thi đua khen thưởng…và một số kế hoạch khác có liên quan theo quy định của CĐ cấp trên.

2. Phó chủ tịch CĐ: Đồng chí Khiếu Thị Hồng Nhạn

- Thay Chủ tịch điều hành công việc khi Chủ tịch ủy quyền.

- Phối hợp với các thành viên trong BCH chỉ đạo chung các hoạt động của CĐ. Thực hiện các công việc khi Chủ tịch phân công,

- Trực tiếp phụ trách: Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra CĐCS có trách nhiệm điều hành UBKT Công đoàn thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ công đoàn Việt Nam, hướng dẫn chỉ đạo của UBKT của công đoàn cấp trên và chương trình kế hoạch công tác của BCH về công tác kiểm tra với những nội dung sau:

+ Kiểm tra tài chính công đoàn theo quy định

+ Kiểm tra việc thi hành Điều lệ công đoàn

+ Kiểm tra việc thực hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn từ tổ

công đoàn đến BCH/CĐCS.

Sau mỗi đợt kiểm tra cần có nhận xét và kết luận bằng văn bản báo cáo với BCH/CĐCS.

Giúp BCH/CĐCS kiểm tra và giải quyết các đơn, thư khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi của công đoàn.

Để thực hiện có hiệu quả trên, UBKT có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra theo quý, năm, nhiệm kỳ, báo cáo thông qua BCH để theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch đã được thông qua.

3. UV BCH: Đồng chí Nguyễn Thị Tố Nga – Trưởng ban nữ công.

- Phối hợp với các thành viên trong BCH chỉ đạo chung các hoạt động của CĐ.

- Trực tiếp phụ trách: Xây dựng mạng lưới Ban Nữ công xuống các tổ; nắm tâm tư nguyện vọng của Nữ cán bộ công chức, viên chức và người lao động, xây dựng kế hoạch và báo cáo hoạt động Nữ công tháng, học kỳ, năm; theo dõi việc thực hiện chế độ chính sách KHHGĐ đối với Nữ CBCCVC; vận động nữ đoàn viên tham gia các hội thi do công đoàn cấp trên tổ chức: thể thao, nấu ăn, văn nghệ…; xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động nhân ngày 20/10 và 8/3.

- Kết hợp với BCHCĐ theo dõi phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”; thi đua Hai tốt; cơ chế thăm hỏi, hiếu, hỷ của công đoàn.

- Động viên nữ CBCC-VC hưởng ứng phong trào thi đua Hai Tốt, phong trào văn nghệ, TDTT do CĐCS và CĐ cấp trên tổ chức và phản ánh kịp thời cho BCH có biện pháp hỗ trợ.

4. UV BCH: Nguyễn Thị Hà - Ủy viên; Phụ trách thủ quỷ Công đoàn.

- Phối hợp với các thành viên trong BCH chỉ đạo chung các hoạt động của CĐ.

- Phụ trách phong trào văn hóa, văn nghệ.

- Giữ quỹ, thu chi quỹ công đoàn và quỹ tự có theo đề nghị của Chủ tịch Công đoàn và có phiếu chi của kế toán.

- Sổ quỹ đối chiếu với kế toán 01quý/lần để tiện việc rà soát lại những sai sót.

- Lưu các chứng từ thu chi.

- Đề xuất việc mua sắm trang thiết bị phục vụ cho phong trào văn nghệ, TDTT.

- Ghi biên bản trong các cuộc họp BCH và Công đoàn.

5. UV BCH: Đồng chí Phạm Thị Hằng

- Phối hợp với các thành viên trong BCH chỉ đạo chung các hoạt động của CĐ.

- Trực tiếp phụ trách Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao.

- Xây dựng các kế hoạch: Đề xuất và xây dựng kế hoạch hoạt động nhân ngày 20/10 và 08/03 để đẩy mạnh phong trào văn nghệ, TDTT trong Cán bộ, công chức, viên chức.

III. NGUYÊN TẮC, CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ PHỐI HỢP

1. Nguyên tắc.

- Ban Chấp Hành Công đoàn cơ sở làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ ; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Đảm bảo mỗi thành viên trong Ban Chấp hành đều phụ trách một số công việc đã được Hội nghị Ban chấp hành thông qua và giao trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng.

2. Chế độ làm việc.

- Tổ Công đoàn tháng họp 1 lần, nội dung, chương trình do tổ trưởng chuẩn bị.

- BCH Công đoàn mỗi tháng họp 01 lần vào tuần đầu mỗi tháng.

- Họp BCHCĐ mở rộng 3 tháng/ lần vào ngày thứ năm của tuần cuối tháng trong tháng thứ 3, có thể họp đột xuất khi cần thiết.

- Chủ tịch chuẩn bị chương trình nội dung cuộc họp và cần thiết yêu cầu thành viên BCH báo cáo kế hoạch công tác, kết quả công việc được phân công.

- Chủ tịch hoặc phó chủ tịch tham gia các phiên họp của chi bộ, BGH khi được triệu tập để bố tri công việc, xét nâng lương, khen thưởng, đề bạt, kỷ luật liên quan đến quyền lợi của đoàn viên.

3. Mối quan hệ công tác

- Đối với LĐLĐ huyện: CĐ trường chịu sự lãnh đạo trực tiếp của LĐLĐ huyện Vũ Thư.

- Đối với chi bộ nhà trường: CĐ trường chịu sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của chi bộ. Có trách nhiệm thực hiện Các nghị quyết, chỉ thị của cấp Đảng nhà trường.

- Đối với BGH, các ban ngành đoàn thể nhà trường: Mối quan hệ giữa CĐ nhà trường với BGH thực hiện theo quy chế phối hợp.

PHẦN IV: QUY ĐỊNH THỰC HIỆN QUY CHẾ

- Quy chế này đã được thông qua BCH và các thành viên trong BCH Công đoàn có nhiệm vụ thực hiện quy chế này.

- Quy chế có thể được bổ sung và sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế nhưng phải có sự nhất trí tối thiểu là 3/5 đ/c trong BCH.

Nơi nhận:

- Chi Ủy, BGH nhà trường;

- BCH Công đoàn trường;

- Các tổ công đoàn;

- Lưu VT.

TM. BCH

CHỦ TỊCH

Nguyễn Thị Thu Hiền

TRƯỜNG TH BÁCH THUẬN

BGH - BCH CĐ 

Số: 01/QC-NT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Bách Thuận, ngày 02 tháng 3 năm 2019

QUY CHẾ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG

 BGH VÀ BCH CĐ TRƯỜNG TH BÁCH THUẬN. NHIỆM KỲ  2017 - 2021


Căn cứ vào Thông tư liên tịch số 12/TT/LT của Bộ GD&ĐT và Công đoàn GDVN qui định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa các cấp chính quyền và công đoàn trong ngành GD&ĐT;

Căn cứ vào đặc điểm tình hình tại đơn vị, Hiệu trưởng và Chủ tịch công đoàn trường Tiểu học Bách Thuận cùng thống nhất ban hành quy chế hoạt động, phối hợp công tác giữa BGH nhà trường và BCH Công đoàn nhiệm kỳ 2017 - 2021, cụ thể như sau:

I. Những quy định chung:

1. Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động, cùng với chính quyền chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; đại diện và tập hợp đoàn viên lao động tham gia quản lý cơ quan, phát huy quyền dân chủ, thực hiện nghĩa vụ của người CBCC-VC, xây dựng đơn vị và tổ chức Công đoàn trong sạch, vững mạnh.

2. Quan hệ giữa chính quyền với Công đoàn là quan hệ hợp tác, tôn trọng quyền độc lập của mỗi tổ chức. Hiệu trưởng khi thực hiện chức năng quản lý của mình có liên quan đến trách nhiệm, quyền và lợi ích của CB - GV - NV nhất thiết phải có sự phối hợp bàn bạc với BCH Công đoàn cơ sở.

3. Hiệu trưởng khi xây dựng chương trình, kế hoạch từng tháng - Học kỳ - Năm học của đơn vị cần gửi trước văn bản dự thảo kế hoạch công tác cho BCH Công đoàn để nghiên cứu và chuẩn bị đóng góp ý kiến.

4. Hiệu trưởng phối hợp với BCH Công đoàn mở hội nghị cán bộ công chức viên chức hàng năm vào đầu năm học cần phải đảm bảo quy trình tổ chức từ tổ chuyên môn; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị CBCC theo chức năng của mỗi tổ chức.

5. Hiệu trưởng phối hợp với BCH Công đoàn chỉ đạo quá trình thực hiện dân chủ cơ sở, xây dựng quy chế dân chủ của đơn vị và phát huy ý thức trách nhiệm của từng thành viên trong đơn vị. Công khai việc bố trí sử dụng lao động, chọn [cử, bầu] tổ khối chuyên môn; thăm dò ý kiến bổ nhiệm CBQL theo quy định và hướng dẫn của cấp trên.

6. Chính quyền và Công đoàn có trách nhiệm phổ biến đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách của Nhà nước, của ngành đến từng cán bộ giáo viên, công nhân viên.

II. Trách nhiệm của Nhà trường

1. Hiệu trưởng có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các phong trào thi đua của đơn vị phù hợp với yêu cầu của tình hình thực tế. Sau khi bàn bạc với Công đoàn, Hiệu trưởng quyết định mục tiêu, nội dung, chế độ khen thưởng và phối hợp với Công đoàn sơ kết, tổng kết, đánh giá phong trào thi đua, quyết định khen thưởng tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc.

2. Vào đầu năm học tổ chức phát động và đăng ký thi đua tập thể và cá nhân thông qua Hội nghị CB-VC và người lao động.

3. Hiệu trưởng phối hợp với BCH Công đoàn xây dựng quy hoạch cán bộ Công đoàn cùng với việc xây dựng quy hoạch cán bộ quản lý.

4. Hiệu trưởng có trách nhiệm cung cấp các phương tiện làm việc tùy theo khả năng kinh phí của đơn vị hàng năm, hỗ trợ cho Công đoàn một số kinh phí cho hoạt động phong trào.

5. Cán bộ Công đoàn khi được Công đoàn cấp trên triệu tập dự hội nghị, hội thảo, tập huấn, đại hội….chính quyền phải tạo điều kiện sắp xếp bố trí thời gian và thanh toán công tác phí theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

 6. Chủ tịch Công đoàn cơ sở được dành một số thời gian để làm công tác Công đoàn.

III. Trách nhiệm của Công đoàn

1. Công đoàn cơ sở có trách nhiệm vận động đoàn viên lao động đăng ký thi đua, tích cực hưởng ứng và tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua của đơn vị và của ngành.

2. Công đoàn được tham gia các hội đồng: Thi đua khen thưởng và kỷ luật, xét nâng bậc lương, tuyển dụng lao động.

3. BCH Công đoàn ra quyết định công nhận và trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Ban TTND theo hướng dẫn của thanh tra Nhà nước.

4. Ban chấp hành Công đoàn có trách nhiệm động viên đoàn viên lao động tích cực tham gia các hoạt động VHVN - TDTT, kết hợp với chính quyền tổ chức cho CBGV - CNV đi tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị bạn; tổ chức các hội thảo, chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức về văn hóa xã hội cho CBGV - CNV. Thăm hỏi, động viên đoàn viên lúc ốm đau, hoạn nạn.

5. BCH Công đoàn triển khai các Nghị quyết, chủ trương của Công đoàn cấp trên; vận động đoàn viên lao động tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, tương thân tương ái và các cuộc vận động lớn của ngành.

6. Định kỳ hàng năm Công đoàn tổ chức đối thoại giữa tập thể đoàn viên lao động với Hiệu trưởng, lấy ý kiến góp ý phê bình và đánh giá xếp loại Hiệu trưởng theo quy định.

IV. Lề lối làm việc

1. Công đoàn được tham gia các cuộc họp giao ban định kỳ cùng với chính quyền, các hội nghị sơ kết, tổng kết.

2. Hiệu trưởng được mời tham gia các hội nghị định kỳ của BCH Công đoàn để thông báo những chủ trương công tác lớn của ngành và góp ý kiến cho hoạt động Công đoàn.

3. Hội nghị Liên tịch giữa Lãnh đạo nhà trường và BCH Công đoàn được tổ chức định kỳ 3 tháng một lần do Công đoàn chủ động chuẩn bị. Lãnh đạo nhà trường tổ chức nghe cán bộ phụ trách công tác Nữ công báo cáo tình hình hoạt động của nữ CBGV- NV theo định kỳ 6 tháng một lần.

4. Khi giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của CBGV-NV thì hiệu trưởng phải bàn bạc, trao đổi với Công đoàn trước khi quyết định để đảm bảo các vấn đề giải quyết được dân chủ, công khai.

V. Điều khoản thi hành

Quy chế này được phổ biến rộng rãi đến toàn thể CBGV-NV. Chỉ có BGH nhà trường và BCH Công đoàn trường mới có quyền điều chỉnh bổ sung những điều đã nêu trong quy chế này./.

T/M BCH CÔNG ĐOÀN

                       Chủ tịch

             Nguyễn Thị Thu Hiền

HIỆU TRƯỞNG

      Trần Ngọc Quế

Video liên quan

Chủ Đề