Nhiệm vụ của dược sĩ tại nhà thuốc

Dược sĩ làm việc ở nhà thuốc, quầy thuốc không còn xa lạ gì với sinh viên ngành y Dược. Vậy họ phải làm những công việc gì thường ngày? Khi đứng tại nhà thuốc, các công việc mà dược sĩ thường gặp bao gồm đặt hàng và quản lý thuốc, quản lý hồ sơ, và tư vấn chuyên môn.

Đặt hàng và quản lý dược phẩm: mỗi quầy thuốc hay nhà thuốc thường có những đối tác lâu năm để mua bán hoặc có thể mua Dược phẩm tại các chợ thuốc… Tùy theo đặc thù của mỗi nơi mà hệ thống quản lý khác nhau, nhưng việc phải kiểm tra hạn dùng và tồn kho là một phần không thể thiếu trong công việc hàng ngày.

Quản lý hồ sơ: tất cả nhà thuốc đều có một bộ hồ sơ GPP [Good Pharmacy Practices], thông tin hướng dẫn chuẩn bị các chứng từ đều có trong quy định của Sở Y Tế. Thường nhà thuốc đang hoạt động thì đạt GPP rồi, nên việc cập nhật các giấy tờ không nhiều, thông thường nhất là hồ sơ nhân viên khi nhân sự thay đổi, công tác đào tạo nhân viên hàng năm, và việc bổ sung thêm các giấy tờ yêu cầu mới mỗi năm. Các loại giấy tờ cần thiết thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các quy định của nhà nước.

Ví dụ như vài năm trước Bộ Y Tế có ra yêu cầu nhà thuốc bán thuốc phải ghi lại thông tin bệnh nhân, do đó các nhà thuốc sẽ có thêm một loại giấy tờ. Hằng năm, Sở Y Tế và Phòng Y Tế luôn có các cuộc họp hướng dẫn, cập nhật cho tất cả các nhà thuốc nên các Dược sĩ nhà thuốc cũng phải tham gia đầy đủ.

Tư vấn chuyên môn: ngoài việc tự đào tạo cho bản thân, dược sĩ còn phải trang bị kỹ năng mềm cho bản thân, vì hàng ngày gặp rất nhiều bệnh nhân với trình độ, điều kiện kinh tế và quan trọng nhất là tính cách hoàn toàn khác nhau. Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục bệnh nhân mua và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của mình và chọn thuốc có giá cả hợp lý là một việc không hề đơn giản. Từ thông tin bệnh nhân đưa ra, cần phải hỏi để rõ thêm tình trạng bệnh và thói quen của bệnh nhân, sau đó nhận định thông tin nào là hợp lý, thông tin nào có vấn đề vì thường bệnh nhân hay nói giảm nói tránh các thói quen không tốt của mình.

Ví dụ: có những trường hợp bệnh nhân yêu cầu chỉ uống thuốc một liều thôi nhưng phải hết ngay bệnh hoặc yêu cầu cho thuốc mạnh tay, lấy thuốc đắt tiền cũng được. Hay những bệnh nhân đi mua thuốc giùm người thân [đến chỉ nêu triệu chứng, hỏi thêm gì cũng không biết], hay những trường hợp khuyên đi bệnh viện nhưng một mực không chịu, chỉ muốn mua thuốc ở nhà thuốc uống cho đỡ.

Nguồn: internet


I. Tìm hiểu về dược sĩ bán thuốc


Tương tự như các ngành nghề thông thường, ngành Dược sở hữu nhiều chuyên ngành khác nhau. Và một trong số những công việc khá quen thuộc với mỗi chúng ta khi nhắc đến ngành Dược đó là Dược sĩ. 

Dược sĩ là người phụ trách chuyên môn về ngành dược trong ngành y tế, theo dõi quá trình diễn biến của cơ thể người bệnh trong quá trình sử dụng thuốc và chẩn đoán các kết quả lâm sàng liên quan đến thuốc cho bệnh nhân. Thông qua các kết quả này, người dược sĩ sẽ phối hợp cùng bác sĩ và các nhân viên y tế để tìm ra phương hướng điều trị cho bệnh nhân.

Thêm vào đó, ta cũng có thể hiểu đơn giản về nghề dược sĩ là những người hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, liều lượng cũng như những phản ứng của cơ thể đối với thuốc. Người dược sĩ sẽ dựa vào chẩn đoán của bác sĩ mà kê đơn cho bạn với loại thuốc và liều lượng thích hợp cũng như giải đáp những thắc mắc của bệnh nhân, người mua.

Ngoài làm việc ở các điểm bán lẻ thuốc, Dược sĩ cũng có thể làm việc tại các bệnh viện để làm công tác nghiên cứu hay làm việc ở các tổ chức, công ty, doanh nghiệp,... để phối hợp nghiên cứu, điều chế sản phẩm mới nhằm đưa ra thị trường. Có thể nói, Dược sĩ là một ngành nghề vô cùng quan trọng trong ngành Y nói riêng và trong xã hội nói chung.

Tìm việc làm,  tuyển dụng ngành dược có thể bạn quan tâm -:

- Dược sĩ bán thuốc An Khang

- Quản lý nhà thuốc An Khang

- Tiếp Bước Dược Sĩ - Thực tập sinh Nhà thuốc An Khang

II. Vai trò của dược sĩ nhà thuốc


1. Tư vấn chuyên môn cho khách hàng

Đối với mỗi nhà thuốc bán lẻ, người dược sĩ giữ một vị trí vô cùng quan trọng qua những vai trò như tư vấn cho khách hàng về cách sử dụng thuốc, liều lượng, thời điểm dùng trong một ngày, các phản ứng có thể xảy xa và cách xử lý trong trường hợp khẩn cấp, những thức ăn nên và không nên ăn khi sử dụng thuốc,... Thêm vào đó, người dược sĩ còn có thể được xem như một tư vấn viên ngành y tế, một nhân viên chăm sóc khách hàng của nhà thuốc đó. Người dược sĩ có thể tư vấn và giới thiệu đến người mua những loại thuốc tốt, phù hợp với tình trạng sức khỏe của khách hàng nhất. 

Tất cả các công việc của một người dược sĩ tại nhà thuốc là giúp làm tăng hiệu quả điều trị của thuốc và đảm bảo an toàn cho người sử dụng thuốc hay các sản phẩm chức năng, sản phẩm bảo vệ sức khỏe, giúp người bệnh có một lối sống lành mạnh, phù hợp.

2. Đặt hàng và quản lý dược phẩm

Thông thường, mỗi nhà thuốc sẽ có nhiều nguồn cung ứng thuốc khác nhau và khá đa dạng. Vì thế, hạn sử dụng của mỗi loại thuốc cũng sẽ khác nhau và số lượng cũng rất nhiều. Để có thể kiểm soát và quản lý thật hiệu quả để đảm bảo thuốc đến tay người tiêu dùng vẫn giữ được hiệu quả, người dược sĩ cần kiểm tra hạn dùng của thuốc trước khi đưa cho khách hàng cũng như các sản phẩm đang được trữ tại nhà thuốc để có hướng nhập thêm hoặc sử dụng các sản phẩm này một cách phù hợp nhất.

3. Quản lý hồ sơ

Hầu hết các nhà thuốc đang hoạt động hiện nay đều đạt GPP. Tuy nhiên, trong trường hợp có các thay đổi về mặt nhân sự, đào tạo thì các giấy tờ cần phải được bổ sung, sửa đổi đúng quy định theo hướng dẫn của Sở Y tế. Vì thế, là một người dược sĩ, bạn cần nắm rõ các thông tin liên quan đến loại giấy tờ, hồ sơ này cũng như các thông tin của nhà thuốc để bổ sung đầy đủ, kịp thời.

Ngoài ra, người dược sĩ cũng cần quản lý các loại sổ sách, giấy tờ liên quan đến việc kinh doanh, nhập thuốc,... để kịp thời trình bay khi các cơ quan chức năng kiểm tra.

Xem thêm: GPP là gì? Nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trong ngành Dược 

III. Mô tả chi tiết công việc dược sĩ bán thuốc


Hiện nay, ngành Dược ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng của mình trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng cũng như phát triển kinh tế đất nước. Một người dược sĩ có thể đảm nhiệm các công việc như:

- Kinh doanh: Người dược sĩ tốt nghiệp ngành Cao đẳng Dược và có đủ chứng chỉ hành nghề Dược hoàn toàn có thể có điều kiện mở hiệu thuốc riêng và kinh doanh các nhà thuốc bán lẻ. 

- Sản xuất, kiểm nghiệm thuốc: Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng hệ Cao đẳng trở lên, người dược sĩ sẽ có cơ hội làm việc tại những trung tâm nghiên cứu, các công ty chuyên về sản xuất và điều chế thuốc để cung ứng ra thị trường. 

- Làm việc tại bệnh viện: Với tấm bằng cử nhân Dược, bạn có thể trở thành một người Dược sĩ lâm sàng tại các bệnh viện, có trách nhiệm quản lý và cung ứng thuốc và cùng bác sĩ tham vấn để kê đơn thuốc cho bệnh nhân.

Xem thêm: Dược sĩ lâm sàng là gì? Vai trò của dược sĩ lâm sàng bệnh viện

IV. Những trách nhiệm của dược sĩ bán thuốc


Là một ngành nghề liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của người tiêu dùng, dược sĩ bán thuốc là một ngành nghề đòi hỏi bạn cần có đầy đủ trình độ chuyên môn và các kiến thức chuyên ngành để đảm bảo rằng người mua sẽ được tư vấn đúng thuốc, đúng bệnh. Thêm vào đó, người dược sĩ bán thuốc cần liên tục cập nhật các thông tin liên quan đến những thay đổi về thuốc, thực phẩm chức năng,... để cung cấp cho khách hàng thông tin đúng đắn, không sai lệch.

Khi tư vấn cho khách hàng, người dược sĩ bán thuốc cần giữ thái độ hoà nhã, niềm nở và chuyên nghiệp để khách hàng luôn cảm thấy thoải mái, tự do chia sẻ về các vấn đề của bản thân. Có như thế, người bán mới có thể chọn đúng loại thuốc, mang lại sức khoẻ ổn định cho bệnh nhân.

V. Mức lương và cơ hội việc làm dược sĩ bán thuốc


Đối với sinh viên mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm, mức lương đối với vị trí dược sĩ bán thuốc sẽ dao động trong khoảng 5-8 triệu đồng/tháng. Đối với các dược sĩ công tác ở các bệnh viện nhà nước, mức lương sẽ rơi vào tầm 5-9 triệu đồng/ tháng. 

Những dược sĩ tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học và làm việc tại các công ty, doanh nghiệp sản xuất dược phẩm, bệnh viện tư nhân thì mức lương sẽ dao động từ 10-40 triệu đồng/tháng tuỳ vào trình độ và kinh nghiệm làm việc. Sau khi công tác lâu, có kinh nghiệm thực tế, mức lương cũng sẽ tăng đáng kể phụ thuộc vào kinh nghiệm và số năm làm việc.

Ngành nghề này sở hữu môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện với chế độ, phúc lợi đầy đủ, cơ hội thăng tiến cao và luôn được hỗ trợ về kiến thức lẫn chuyên môn trong quá trình làm việc.

Xem thêm:

- Dược tá là gì? Nên theo đuổi ngành dược tá hay dược sĩ

- Ngành y sĩ là gì? Cơ hội làm việc và yêu cầu đối với người y sĩ tín nhiệm

- Học Dược, Sẽ làm gì ở Tập Đoàn Bán lẻ Thế Giới Di Động?

Phía trên là bài viết về vai trò và kỹ năng cần có khi trở thành một người dược sĩ bán thuốc cũng như những cơ hội làm việc của ngành nghề này. Hy vọng bài viết hữu ích và đem lại cho bạn thêm nhiều kiến thức mới. Đừng quên chia sẻ bài viết này với mọi người nếu bạn cảm thấy thú vị nhé!

Video liên quan

Chủ Đề