Những khó khăn của học sinh trong học tập hướng nghiệp

Những điều dưới đây sẽ là những đặc điểm thường thấy ở học sinh Việt Nam chúng ta, chắc hẳn mỗi chúng ta sẽ thấy một phần mình trong đó. Hãy cùng đọc xem:

Bạn có bao giờ hiểu bài cặn kẽ và có khả năng trả lời các câu hỏi trong bài thi nhưng đầu óc vẫn trống rỗng mỗi khi phải làm bài trong một khoảng thời gian nhất định. Kết quả là điểm số mà bạn đạt được không bao giờ phản ánh đúng thực lực của bạn.

2. Thích trì hoãn công việc

Đã bao nhiêu lần bạn xác định mục tiêu mà không bao giờ bắt tay vào hành động để đạt được mục tiêu đó? Hoặc đã bao nhiêu lần bạn hành động nhưng lại bỏ dở chỉ sau vài ngày bắt đầu? Tất cả chúng ta đều biết rõ những việc chúng ta nên làm trong cuộc sống như ôn bài cho kỳ thi quan trọng, nhưng vì trì hoãn bằng một lí do nào đó chúng ta không bao giờ thực sự bắt tay vào làm cho đến khi mọi việc đã quá trễ.

Khi bạn lười biếng, bạn cảm thấy không làm chủ được cuộc sống của mình. Cảm giác lo sợ nhắc bạn nên ngừng xem ti-vi để học bài, nhưng một động lực hấp dẫn khác lại lôi kéo bạn tiếp tục xem thêm môt chương trình tivi nữa. Để vượt qua được thói quen lười biếng, bạn phải học cách làm chủ nó thay vì để nó làm chủ bạn.

4. Nghiện trò chơi điện tử, xem tivi, internet

Trò chơi điện tử, tivi, internet hay những thứ giải trí khác luôn hấp dẫn hơn là học tập. Đa số chúng ta luôn nghĩ việc học rất cực khổ, và ngược lại, gắn liền niềm vui với những việc khác như là xem tivi. Tại sao chúng ta lại chỉ bắt tay vào làm bài tập khi ngày mai là hạn chót nộp bài hay cảm thấy áp lực nặng nề từ bạn bè – những người đã làm xong bài tập đó. Hãy nhận thức được việc không làm bài tập sẽ khiên chúng ta gánh chịu 1 hậu quả tệ hại hơn khi không nộp bài đúng hạn. Điều này khiến bạn phải bắt tay vào hành động.

5. Gặp khó khăn trong việc hiểu bài giảng

Bạn cảm thấy khó theo kịp những gì thầy giáo giảng trong lớp học? Sau 20 phút nghe giảng, hầu hết học sinh đều có khuynh hướng không thể tiếp thu thêm được nữa. Khi lớp học kết thúc, học chỉ hiểu được khoảng 30% bài giảng và nhớ được khoảng 10%. Những học sinh giỏi lại hiểu và nhớ được 100% bài giảng khi kết thúc lớp học. Đó là nhờ vào việc họ tìm hiểu về chương sách mà thầy giáo sẽ giảng trước khi đến lớp. Sau đó họ đọc sách trước khi nghe giảng và ghi chú bằng Sơ đồ tư duy. Vì họ đã tìm hiểu từ trước nên họ rất dễ dàng theo kịp bài giảng của Thầy.

Những thứ bên ngoài cửa sổ lớp học hay cuốn truyện để trên bàn luôn gây sự chú ý của bạn? Vì vậy trước khi học hãy chuẩn bị cho mình một môi trường học tập thật tốt: Tắt hết tivi và điện thoại đi, dọn dẹp lại bàn học sạch sẽ, ngăn nắp và chỉ để những thứ bạn cần học ở trên bàn của mình.

7. Khả năng tập trung ngắn hạn

Các nghiên cứu cho thấy thời gian học lý tưởng nhất trong mỗi lần học không nên dài quá 2 tiếng. Mỗi lần học nên được chia thành bốn phần nhỏ dài 25 phút mỗi phần. Giữa các phần, bạn nên nghỉ ngơi khoảng 5 phút.

Hãy xem lại các mục tiêu học tập của bạn thường xuyên, đặc biệt là những mong muốn cụ thể của bạn, lý do và lợi ích của việc đạt được những mục tiêu đó. Việc này giúp tâm trí bạn luôn tập trung và đi đúng hướng. Thông thường những yếu tố khách quan bên ngoài luôn ảnh hưởng bạn. Do đó, việc xem lại mục tiêu sẽ giúp bạn không đi lệch hướng.

Nếu bạn luôn nhận điểm kém trong các bài kiểm tra, rất khó mà bạn đạt điểm 10 trong kỳ thi học kỳ. Bạn cần phải kiên định, hiểu được bài và làm tốt trong các lần kiểm tra, chắc chắn bạn sẽ không còn sợ thi cử.

10. Hay phạm lỗi do bất cẩn

Làm bài kiểm tra và làm bài thi chỉ có ích nếu bạn biết rút kinh nghiệm về kết quả mà bạn nhận được. Rút kinh nghiệm là phân tích tại sao bạn phạm lỗi. Một khi bạn biết được điều này, bạn có thể sửa chữa khuyết điểm.

11. Chịu áp lực từ gia đình

Nếu bạn vẫn còn suy nghĩ mình đang học vì bố mẹ chứ không phải vì chính bản thân mình thì bạn sẽ không bao giờ có đủ động lực để học tập.

12. Có quá nhiều thứ để học và quá ít thời gian

Những học sinh xuất sắc làm chủ thời gian của mình bằng cách sắp xếp ưu tiên công việc. Vì chúng ta ai cũng có 24 một ngày, bạn phải ưu tiên những việc giúp ta tiến gần đến mục tiêu. Những việc này sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu và thành công.

13. Không có động lực học

Không có học sinh lười, chỉ có học sinh không có mục tiêu. Mục tiêu tiếp thêm năng lượng và sức mạnh cho chúng ta. Không có mục tiêu, chúng ta luôn cảm thấy lười biếng, mệt mỏi.

Đa số chúng ta không có mục tiêu rõ ràng là đạt điểm 10 hay vươn lên đứng nhất, do đó não bộ chúng ta tự ngưng hoạt động và làm chúng ta mất năng lượng. Đó cũng chính là lý do vì sao chúng ta dễ dàng bỏ cuộc.

15. Thầy cô dạy không lôi cuốn

Đừng đổ lỗi cho thầy cô giáo dạy bạn. Hãy học cách chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình. 99% những người học giỏi đều có kĩ năng tự học tốt.

16. Không có hứng thú với môn học

Hãy tiếp nhận một sự việc theo những cách nhìn khác nhau. Có phải bạn không có hứng thú với môn học đó chỉ vì môn đó bạn đang học kém hay không?

Nhiều hoạt động hướng nghiệp

Nhằm đẩy mạnh phân luồng hướng nghiệp sau khi tốt nghiệp THCS, từ năm 2009 đến nay, năm nào Sở Giáo dục và Ðào tạo TP Hồ Chí Minh cũng tổ chức ngày hội "Thanh niên với nghề nghiệp" thu hút hơn 40 nghìn thanh niên, HS, đặc biệt là học sinh THCS tham gia để tìm hiểu về các trường TCCN. Bên cạnh đó, nhiều trường THCS thường xuyên đưa HS đến các trường TCCN để tham quan, tìm hiểu ngành, nghề đào tạo và ngược lại các trường TCCN cũng thường xuyên đến từng trường phổ thông để giới thiệu về từng ngành, nghề.

Cùng với Sở Giáo dục và Ðào tạo các quận, huyện cũng tích cực tăng cường hướng nghiệp cho HS. Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo thành phố Phạm Ngọc Thanh cho biết: "Nhiều địa phương đã thực hiện có hiệu quả với nhiều phương thức phù hợp như quận 6 thực hiện xã hội hóa phân luồng, Phòng Giáo dục quận Tân Phú chủ động xây dựng "Ðề án phân luồng HS sau tốt nghiệp THCS, THPT" và lập kế hoạch dựa trên tình hình thực tế của quận...".

Ngoài ra, việc mở rộng mạng lưới trường TCCN để đáp ứng nhu cầu học tập cho HS là điều không thể thiếu. Hiện nay, mạng lưới trường này trực thuộc thành phố tăng gấp ba lần so với năm 2000, cụ thể tổng số trường, cơ sở đào tạo TCCN có 65 trường. Cùng với hệ thống trường chuyên nghiệp này, thành phố còn có nhiều trường dạy nghề từ sơ cấp, trung cấp đến cao đẳng nghề do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội [390 cơ sở] cùng các Bộ, ngành quản lý...

Với những nỗ lực này, số lượng HS sau khi tốt nghiệp THCS thi vào TCCN tăng lên đáng kể. Năm học 2009-2010, thành phố có 5.112 HS vào TCCN thì năm 2010-2011 có 6.010 HS, năm 2011-2012 có 8.301 HS.

Học sinh vẫn thờ ơ với trường nghề

Mặc dù thành phố đã có những kết quả bước đầu trong công tác phân luồng hướng nghiệp HS sau khi tốt nghiệp THCS nhưng hiện còn một số mặt hạn chế khiến HS vẫn thờ ơ với các trường TCCN. Bằng chứng là vẫn còn một số HS có năng lực học tập chưa tốt, hoàn cảnh gia đình khó khăn... nhưng vẫn cố vào lớp 10 để rồi nghỉ, bỏ học giữa chừng. Theo thống kê của Sở Giáo dục và Ðào tạo, năm học 2010-2011, số HS nghỉ, bỏ học THPT là 6.558 em [chiếm tỷ lệ 3,31%].

Giám đốc Sở Giáo dục TP Hồ Chí Minh Lê Hồng Sơn cho rằng: "Công tác phân luồng đã đạt một số kết quả nhưng vẫn còn một số hạn chế như nhận thức của xã hội tuy có chuyển biến nhưng chưa thật sâu và đều khắp, công tác tuyên truyền chưa liên tục, cơ sở vật chất và chương trình đào tạo TCCN chưa đáp ứng nhu cầu người học và xã hội...".

Ðồng tình với ý kiến này, Hiệu trưởng Trường THCS Ðống Ða, quận Bình Thạnh chia sẻ với chúng tôi: "Nhà trường luôn đẩy mạnh công tác hướng nghiệp cho HS, tuy nhiên hầu hết các em đều chọn thi vào lớp 10  bởi tâm lý "trọng thầy khinh thợ"  của các bậc làm cha, làm mẹ không thể một sớm một chiều thay đổi, nhiều người dù biết con mình học lực yếu vẫn quyết tâm cho con vào lớp 10".

Bên cạnh đó, một số khó khăn nữa là ở thành phố, không phải quận, huyện nào cũng có đầy đủ các trường TCCN. Trưởng Phòng Giáo dục huyện Cần Giờ Dương Văn Thư cho biết: "Ở huyện chúng tôi chưa có trường TCCN nào, HS muốn học nghề phải qua phà đến huyện Nhà Bè, quận 7... để học. Quá trình đi lại khá khó khăn nên nhiều gia đình chưa yên tâm để các em độ tuổi này đến trường TCCN".

Nhiều HS hiểu được năng lực học tập của mình đến đâu nhưng lại không biết nếu học nghề sẽ có lợi thế gì nên vẫn băn khoăn khi chọn trường nghề. Về vấn đề này, Phó trưởng Phòng Giáo dục chuyên nghiệp TS Lê Ðức Tiến [Sở Giáo dục thành phố] chia sẻ: Nếu học THPT xong rồi học nghề các em phải mất 5 năm để có bằng tốt nghiệp THPT và bằng TCCN. Còn nếu sau THCS, các em học thẳng vào trường nghề thì khoảng ba đến bốn năm các em vừa có bằng tốt nghiệp TCCN vừa có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT. Như vậy, các em sẽ có lợi ít nhất 1 đến 2 năm thời gian học để làm việc sớm. Ngoài ra, sau khi học nghề, HS cũng được liên thông lên cao đẳng, đại học như những HS bình thường khác.

Video liên quan

Chủ Đề