Niên kim cố định là gì

“Niên kim cố định” là phương án hoàn toàn mới với nhiều ưu điểm vượt trội, được Vingroup áp dụng cho dự án VinCity. Phương án này mang đến cơ hội sở hữu ngôi nhà đầu tiên cho người có thu nhập trung bình khá trở lên.
“Bỏ ống” mỗi tháng - có ngay nhà sang Khi phát triển dòng sản phẩm VinCity theo mô hình đại đô thị mang đẳng cấp “Singapore và hơn thế nữa”, Vingroup đã hợp tác cùng Techcombank tiên phong triển khai gói vay đến 35 năm để chia nhỏ số tiền trả góp hằng tháng. Không chỉ vậy, chủ đầu tư BĐS số 1 Việt Nam còn mang đến 3 giải pháp tài chính linh hoạt để giúp đông đảo người dân dễ dàng mua nhà hơn bao giờ hết. 3 gói giải pháp gồm “trả lãi hằng tháng và trả gốc sau tối đa 24 tháng”, “trả gốc và lãi sau tối đa 24 tháng” và gói “niên kim cố định”. Trong đó, ưu việt hơn cả là phương án “niên kim cố định”. Theo đó, người mua nhà VinCity chỉ cần trả một khoản tương đối cố định mỗi tháng, giúp khách hàng hoàn toàn chủ động trong kế hoạch tài chính cá nhân. Phương án này cũng thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội khi có thể kết hợp tối ưu với 2 gói giải pháp thanh toán còn lại.

3 gói giải pháp tài chính tối ưu của VinCity


Chẳng hạn khi mua căn hộ Studio giá 800 triệu đồng, khách hàng chọn phương án “niên kim cố định” và trả lãi trước thì chỉ cần đóng 3,5 triệu đồng/tháng trong 21 tháng đầu, từ tháng 22 trở đi sẽ trả cố định khoảng 4,7 triệu đồng cho đến khi kết thúc thời hạn vay 35 năm. 


“Mức trả 4,7 triệu đồng này như kiểu bỏ ống hằng tháng, còn thấp hơn cả giá thuê một căn hộ trung bình ở TP.HCM hay Hà Nội, rất vừa túi tiền với đa số người dân có mức thu nhập chưa cao, đặc biệt là người trẻ đang trong quá trình tích lũy”, đại diện Vingroup chia sẻ.


Giảm áp lực thanh toán Thông thường, các khoản vay sẽ tạo áp lực lớn cho khách hàng khi phải trả số tiền khá lớn ban đầu. Nhưng đối với gói “niên kim cố định”, số tiền trả ban đầu sẽ không cao và gần như cố định “trước sau như một” suốt thời hạn vay, để khách hàng dễ dàng dự trù kế hoạch tài chính, không lo biến động.

“Có tới hơn 80% khách mua căn hộ VinCity Ocean Park chọn phương án vay vốn ngân hàng. Trong đó, gói giải pháp “niên kim cố định” không chỉ giải quyết triệt để các vướng mắc thực tế của khách hàng trong quá trình lên kế hoạch tài chính mà còn cho thấy sự thấu hiểu, tâm huyết của chủ đầu tư nhằm giúp khách hàng sở hữu căn nhà mơ ước”, đại diện Vingroup cho biết.

Trả góp trở nên dễ dàng theo thời gian dài

Theo thời gian dài, giá trị của khoản trả góp cố định sẽ trở nên rất nhỏ so với mặt bằng thu nhập và giá cả chung, có tính đến tốc độ lạm phát của thị trường. “Nói cách khác, áp lực tài chính của khoản phải trả trong 10 năm hay 20 năm sau sẽ trở nên không đáng kể so với thời giá, giúp khách hàng dễ dàng chi trả”, ông Đặng Công Hoàn – đại diện Techcombank phân tích. Ở 1 khía cạnh khác, thu nhập của người dân có xu hướng tăng lên theo thời gian, trong khi khoản phải trả không đổi, điều này có ý nghĩa là khoản tiền vài triệu phải trả hàng tháng trong tương lai sẽ hoàn toàn không thể “làm khó” người vay.

Mức trả góp ngày càng “nhỏ”, giá trị căn hộ không ngừng tăng

Gói vay 35 năm và giải pháp linh hoạt như “niên kim cố định” tạo ra lợi đơn lợi kép cho người mua nhà VinCity để ở hoặc đầu tư dài hạn. Lý do là trong khi mức trả góp mỗi tháng được duy trì tương đối ổn định và ngày càng “nhỏ” so với tốc độ trượt giá thì giá trị căn hộ khách hàng sở hữu sẽ không ngừng tăng theo thời gian, bởi đây là sản phẩm của chủ đầu tư uy tín hàng đầu với hệ thống tiện ích và không gian sống độc đáo vượt trội.

Phương án niên kim cố định còn đem lại hiệu quả đầu tư cho nhóm khách hàng mua căn hộ VinCity để cho thuê trong tương lai. Theo phân tích của ông Đặng Công Hoàn, khách hàng mua nhà để đầu tư có thể dùng số tiền thu được từ cho thuê để đóng tiền trả góp hằng tháng, coi như dùng một số vốn rất nhỏ ban đầu để sở hữu căn hộ có giá trị lớn hơn rất nhiều lần mà không phải lo về áp lực tài chính. Khi giá trị căn hộ tăng đến mức như kỳ vọng thì khách hàng có thể chuyển nhượng để hưởng khoản chênh lệch đáng kể.

- Có ai biết thì giải thích giùm em cái này: Vay nợ dài hạn, trả lãi 11%/năm theo niên kim cố định theo quý
:wall:

Sửa lần cuối bởi điều hành viên: 21/7/07

* Niên kim là là một chương trình tài chính đặc biệt được thiết lập giúp tích lũy tiền cho ngày về hưu và chuyển đổi số tiền tiết kiệm đó thành một nguồn thu nhập bảo đảm.

niên kim cố định theo quý :là một chương trình tài chính đặc biệt được thiết lập giúp tích lũy tiền cố định theo quý cho ngày về hưu và chuyển đổi số tiền tiết kiệm đó thành một nguồn thu nhập bảo đảm.

Sửa lần cuối bởi điều hành viên: 21/7/07

- Có ai biết thì giải thích giùm em cái này: Vay nợ dài hạn, trả lãi 11%/năm theo niên kim cố định theo quý
:wall:

Niên kim cố định theo qúy tức là: số tiền thanh toán [cả gốc và lãi] cho khoản vay nợ dài hạn từng qúy là bằng nhau.

* Niên kim là là một chương trình tài chính đặc biệt được thiết lập giúp tích lũy tiền cho ngày về hưu và chuyển đổi số tiền tiết kiệm đó thành một nguồn thu nhập bảo đảm.

niên kim cố định theo quý :là một chương trình tài chính đặc biệt được thiết lập giúp tích lũy tiền cố định theo quý cho ngày về hưu và chuyển đổi số tiền tiết kiệm đó thành một nguồn thu nhập bảo đảm.

Search trên Google và vào trang bảo hiểm www.newyorklife.com để tìm định nghĩa đây mà.

Toggle signature

Nghĩ đơn giản cho mình thanh thản

Bạn Tú Anh trả lời chính xác rồi! Nhưng mình không nhớ rõ cách tính như thế nào [học rồi mà quên]. Có phải vầy không nhé: Vay 100.000.000 lãi suất 11%/năm trong 4 năm niên kim cố định theo quý. Như vậy tiền lãi của 4 năm là: 44.000.000. Cả vốn lẫn lãi là 144.000.000 4 năm có 16 quý, như vậy mỗi quý phải trả một khoản tiền cố định là 9.000.000

Như vậy có phải không bạn. Cảm ơn bạn nhiều!

Cách tính không đơn giản thế đâu. Gốc và lãi tại từng kỳ sẽ khác nhau, chỉ có số tổng là không đổi thôi. Lãi sẽ tính theo công thức: Số dư nợ x Thời gian tính lãi x Lãi suất. Việc bạn tính lãi với số dư nợ đều như vậy là không chính xác khi gốc và lãi trả hàng kỳ.

Bạn xem một ví dụ ở file đính kèm bên dưới:

Toggle signature

Nghĩ đơn giản cho mình thanh thản

Reactions: ngmtuan

Tú Anh trả lời rất tuyệt. Bài tập minh họa cũng rất rõ ràng dễ hiểu. Mình học cách đây 10 năm rồi, không sử dụng nên cũng quên hết, chỉ nhớ mang máng. Tú Anh ơi bạn có bài tập Kế toán, Lý thuyết tài chính tiền tệ, Tài chính doanh nghiệp thì gửi cho mình với. Năm nay mình thi chứng chỉ kế toán viên giờ học lại vất quá vì ở xa, không có điều kiện đi học ôn.
Cảm ơn bạn nhiều nhé! [email: ]

Bt KT, Lt TCTT, TCDN thì ở nhà sách nhiều lắm bạn ah! BẠn nhờ Tú Anh như vậy hok có hiệu quả jì hết! Bạn nên nêu ra những câu thắc mắc mà bạn mắc phải để mọi người thảo luận thì hay hơn!

Toggle signature

Biển nơi ấy có em!

Phương pháp Niên kim cố định

Các bạn có thể áp dụng công thức sau để tính số tiền phải trả hàng kỳ [lãi + gốc] theo phương pháp niên kim cố định: PT=[số tiền vay x lãi suất]/[1-[1+lãi suất]^-số kỳ].

Ðề: Niên kim cố định theo quý đối với vay nợ dài hạn là gì? Chỉ dùm em bài này với ạ Nếu giá trị hiện tại của 1 niên kim đem lại một khoản lợi nhuận $100 mỗi năm trong 10 năm là $6144567, thì lãi suất chiết khấu là bao nhiêu?

em tính như công thức ở trên nhưng vẫn không tính ra ạ

Ðề: Niên kim cố định theo quý đối với vay nợ dài hạn là gì? Khi vay dài hạn, ngân hàng áp dụng cách tính lãi niên kim cố định theo quý, có nghĩa là: Lãi suất sẽ cố định trong 3 tháng, cứ mỗi 3 tháng 1 lần [ 1 quý], ngân hàng sẽ điều hình lãi suất cho phù hợp với thị trường hiện tại. Trong cách tính niêm kim cố định, tổng số tiền phải trả hàng tháng là cố định và bằng nhau [ theo câu hỏi này thì trong mỗi 3 tháng thôi nhé], trong đó, số tiền gốc sẽ tăng dần lên sau mỗi tháng, và ngược lại, số tiền lãi sẽ giảm dần sau mỗi tháng [ do tiền gốc ngày càng giảm đi]. Cơ sở để ấn định tổng số tiền phải trả hàng tháng là căn cứ vào thu nhập của người vay để tính, giả sử cho phép sử dụng 50%, 70% thu nhập hàng tháng để trả nợ. Trong bảng tính excel có hàm PMT dùng để tính niêm kim đều, bạn có thể gõ cú pháp như sau: -PMT[ lãi suất tháng tính ra số thập phân, thời gian vay, tổng số tiền vay] Ví dụ: -PMT[0.01;60;100000000]

Sau khi có số tiến trả cố định hàng tháng, bạn tính lãi suất hàng tháng, sau đó lấy tiền trả hàng tháng - tiền lãi hàng tháng >>>> tiền gốc trả hàng tháng. cứ thế mà tính. Cái này gọi là tính ngược tiền gốc sau khi biết tiền phải trả và tiền lãi.

Video liên quan

Chủ Đề