Nít nhít là gì

Tiếng ViệtSửa đổi

Cách phát âmSửa đổi

IPA theo giọng Hà Nội Huế Sài Gòn Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
nit˧˥nḭt˩˧nɨt˧˥
nit˩˩nḭt˩˧

Chữ NômSửa đổi

[trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm]

Cách viết từ này trong chữ Nôm

  • 涅: nít, nớt, nát, nét, niết, nức, nạt, nhít, nết
  • 𡥴: nít
  • 𢝘: nít, nát, nết, nọt
  • 𡮛: nít
  • 湼: nít, nớt, nát, nét, nức, nứt, nhít, nết
  • 𣻾: nít

Từ tương tựSửa đổi

Các từ có cách viết hoặc gốc từ tương tự

  • nịt

Danh từSửa đổi

nít

  1. Chai con đựng rượu. Một nít rượu.

Tham khảoSửa đổi

  • Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí [chi tiết]
  • Thông tin chữ Hán và chữ Nôm dựa theo cơ sở dữ liệu của phần mềm WinVNKey, đóng góp bởi học giả Lê Sơn Thanh; đã được các tác giả đồng ý đưa vào đây. [chi tiết]

Hỏi: Bài dân ca quan họ “Trống cơm” có một từ mà nhiều người viết và hát khác nhau.Đó là câu:

“Một bầy tang tình con nít [ơ mấy lội, lội] lội sông”. Xin hỏi trong các chữ con nít, con xít, con sít, con nhít, chữ nào đúng?

Phan Hiền Viên
[Đại học Nghệ thuật – Huế]

KHÁNH TƯỜNG: Quả thật Khánh Tường tôi cũng đã nghe và đọc nhiều dị bản về bài dân ca Trống cơm và cũng có thắc mắc như chị: Nhít, sít, xít, nít thì chữ nào là chính xác? Sau đây là các nguồn ghi khác nhau: - Con nít: Các tập dân ca phổ biến trong thập niên 60 của thế kỷ trước ở Sài Gòn cho thanh niên, sinh viên, học sinh.- Con sít: Dân ca quan họ Bắc Ninh [NXB Văn Hóa, Hà Nội, 1962].Một bầy con sít lội sông đi tìm.- Con xít: Trên trang web autim.net/nhac Một đàn tang tình con xít...- Con nhít: Chim Việt cành Nam, số 25, ngày 21-11-2006.Tác giả Nguyễn Dư cho rằng nhít mới là chữ chính xác.Một bầy tang tình con nhít...Theo Nguyễn Dư, nhít là từ cổ ở miền Bắc, duy nhất được ghi lại trong từ điển Génibrel [1898]. Nhít = trẻ con [Nhít, chữ Nôm, ghép: niết + tiểu].Theo Đại Nam Quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của thì từ Nít [Nôm] cũng ghi bằng chữ Niết [Hán].Một bầy tang tình con nhít hay một bầy tang tình con nít là cùng nghĩa. Còn xít hay sít thì không có nghĩa [một bầy bọ xít lội sông!?; Một bầy chim sít lội sông!?].Giáo sư Trần Văn Khê khi ghi lời bài Trống cơm do một danh ca quan họ là Lý Tiến Thành, quê ở Bái Uyên, Bắc Ninh ca, cũng ghi là con nít.

Theo tôi, phải viết [hoặc hát] là “tang tình con nít/con nhít lội sông” mới đúng. Đây cũng là ý kiến của tác giả Nguyễn Dư trong Chim Việt cành Nam.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Dư, tác giả quyển Khơi lại dòng xưa [NXB Lao động - 2007] chọn con nhít với lập luận: “Chữ Nhít được Génibrel viết bằng chữ Niết + chữ Tiểu [nghĩa là nhỏ]. Nít và Nhít có nghĩa giống nhau, có âm [Niết] giống nhau. Nhít [miền Bắc] hay Nít [miền Nam] là một, tương đương với chữ Nhi [chữ Hán, nghĩa là trẻ con]”. Sự lựa chọn này, không phải đã “chốt hạ” cuộc tranh luận, thiên hạ vẫn đang còn bàn cãi râm ran.

Từ điển Việt - Bồ - La của A.De Rhodes [1651], ở mục từ “nhít” được giải thích theo nghĩa là “nhất” - “Thứ nhít: thứ nhất”. Đại Nam quấc âm tự vị [1895] ghi nhận: “Nhít là tiếng trợ từ: Nhỏ nhít”. Còn nếu “Con còn nhỏ tuổi. Tiếng gọi chung các đứa còn nhỏ dại” phải là “con nít”.

Ta chọn xít chăng? Cũng theo từ điển trên, “xít” [xem xüít] và được giải thích như nghĩa hiện nay ta hiểu là “suýt”: “Vật gì vừa đi qua mà không chạm tới”. Xét theo ngữ cảnh của bài hát, không thể là nhít [nhất]/xít [suýt].

Việt Nam từ điển [1931] do Hội Khai Trí Tiến Đức đã giải thích từ “sít”

Ta chọn qua từ sít chăng? Trong truyện ngắn Ngày cuối năm, nhà văn Tô Hoài viết: “Lão nhìn cái bờ rào cúc tần. Để những thức ăn sống sít này chỗ cao ráo cho khỏi con kiến bò vào, không khéo thì có khi cả con chó đến ngoạm mất”. Từ sít/sống sít, từ thuở A.De Rhodes đã được giải thích như nay ta đã hiểu: “Vật gì bị giảm bớt như khi nấu cơm gạo mới”, tức sống sít, chưa chín.

Tuy nhiên, sít còn nhiều hàm nghĩa khác. Chẳng hạn, là sát liền nhau. Anh chàng nọ sau khi “thả thính” mùi mẫn đến độ con kiến trong hang phải chui ra, những tưởng người đẹp xuôi lòng bèn liền sấn tới ngồi sát sàn sạt. Cô gái nhích ra, bảo: “Ngồi sít thế, thiên hạ cười cho”. Sít sịt là rất sít, gần như liền nhau, rất sát, chặt chẽ, khó chen vào được. Từ “sít” ấy có thể thay thế bằng “khít”. Nếu cô gái này bảo: “Anh ngồi xít/sít lại đây”, từ ấy cũng có thể thế bằng “xích”. Mà “xích” còn hiểu là xịch, xê, nới ra, nhích ra tùy ngữ cảnh.

Một người khoe: “Lũy tre làng mình ken dày sít sìn sịt” là nhằm chỉ mức độ cao hơn của sít sịt. Một khi cảm cúm, lúc đang ngồi với người đẹp mà nước mũi chực chảy lòng thòng, ta lấy khăn mù xoa ra lau chăng? Hành động này e “thất lễ” với giai nhân, ta bèn sịt ngay một cái. Sịt là hít mạnh để nước mũi thụt vào, khỏi chảy ra ngoài lỗ mũi. Nhưng sịt mũi còn hiểu là bị nghẹt mũi, phải thở, hít mạnh. “Xem hoa ta chỉ xem bằng mũi”, bởi lúc ấy do tuổi già, đôi mắt cụ Nguyễn Khuyến đã “làng”, đã nhập nhòe, mờ, không thấy rõ chứ cụ không hề sịt/nghẹt mũi. Mũi vẫn thông nên ngửi hoa cũng là một cách ghi nhận chất lượng, phân biệt là loại hoa gì.

Nhân đây xin nói luôn, theo nghĩa vừa nêu trên, nếu tra từ điển ta thấy vẫn chưa thống nhất trong cách ghi nhận X/S trong sít/xít.

Trở lại với bài Trống cơm. Qua các dẫn chứng vừa nêu trên theo phương pháp loại trừ, xét trong ngữ cảnh cụ thể: “Một bầy tang tình con nhít [/nít/xít/sít]/ Ố mấy lội, lội, lội sông”, chỉ có thể con sít. Việt Nam từ điển do Hội Khai Tiến Đức khởi thảo năm 1931 ghi nhận: “Sít [chim]: Giống chim ở ruộng nước, lông xanh, mỏ đỏ, hay ăn lúa”.

Trong lúc, “Một bầy tang tình con nhện/Ô mấy giăng tơ/Giăng tơ ố mấy đi tìm/Em nhớ thương ai” thì tại sao con sít lại lội sông, chứ không là con nhít/nít? Để trả lời câu hỏi này, ta hãy đọc lại một đoạn ngắn trong Từ điển bách khoa Việt Nam: “Trống cơm được dùng nhiều trong dàn nhạc bát âm, trong nhạc hiếu”, tức diễn ra trong lúc kẻ ở người đi mà ở bài dân ca này cụ thể là “Duyên nợ khách tang bồng”. Do tính chất đó, hình ảnh con nhện xuất hiện và giăng tơ là hợp lý quá: “Giăng tơ ố mấy đi tìm/Em nhớ thương ai”. Trong khi đó, con sít không gì khác con nhện, cũng:“Ố mấy đi tìm, em nhớ thương ai” nhưng bằng cách “Ố mấy lội, lội, lội sông”.

Như đã nói về tính cách của cái trống cơm đóng vai trò như trên thì con nhít/nít không “có cửa” trong trường hợp này. Mấy chú nhóc hỉ mũi chưa sạch, làm gì trải qua tâm cảnh “Duyên nợ khách tang bồng”? Vậy hà cớ gì lội sông đi tìm? Đúng không nào?

Mà này, từ “lội” này cũng nhiễu sự ra phết đấy. Chẳng hạn, anh A người Bắc, anh B người Trung về chơi vùng sông nước Nam bộ, cô gái C hỏi: “Mấy anh có biết lội không?”. Trong suy nghĩ của hai anh A, B lội là đi qua chỗ ngập nước? Động tác này tựa như từ “lội” trong thành ngữ: “Lội bùn lấm chân, vọc sơn phù mặt” - chỉ những kẻ lười biếng, nằm chờ sung rụng, mó tay vào việc gì cũng sợ khổ đến thân.

Trong khi đó, cô C người miền Nam lại hiểu “lội” là… bơi. “Có phước đẻ con hay lội, có tội đẻ con hay trèo”; “Con cá lý ngư sầu tư biếng lội/Con chim xa cành sầu cội biếng bay” là bơi/bơi lội. Không chỉ có thế, chẳng hạn, một người than: “Thiệt hết biết, từ đường lộ vào nhà ngắn ngủn mà hắn ta lội cả tiếng đồng hồ”. Thế thì lội còn hàm nghĩa đi chậm chạp, vất vả, chứ không hẳn do con đường đó lầy lội, không khô ráo, lắm bùn lầy. Liên quan đến từ “lội” mà nay chẳng mấy ai sử dụng nữa, chẳng hạn, “đồ lội” là đồ dùng mà lau chùi; là lố vào, lạm vào.

Tóm lại, bài dân ca trên dứt khoát chỉ là “Một bầy tang tình con sít”. [còn tiếp]

[Trích Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt, NXB Tổng hợp TP.HCM]

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề