Nước Mĩ thành lập như thế nào

Câu 2: Trang 149 – sgk lịch sử 10

Nước Mĩ được thành lập trong hoàn cảnh nào?


Tháng 5/1775, Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập, quyết định thành lập “quân đội và thuộc địa” và bổ nhiệm Oa –sinh-tơn là tổng chỉ huy, đồng thời kêu gọi nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng quân đội. Cuộc đấu tranh giành độc lập không ngừng phát triển. Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi nước Anh.

Đến ngày 4/7/1775, Đại hội thông qua bản tuyên ngôn độc lập chính thức tuyên bố 13 tuộc địa thoát li khỏi chính quốc, thành lập một quốc gia độc lập – Hợp chúng quốc Hoa Kì.


Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ [P1]

Từ khóa tìm kiếm Google: chiến tranh giành độc lập thuộc địa anh và bắc mĩ, trả lời câu hỏi bài 30 lịch sử 10 chi tiết, hoàn cảnh nước mĩ ra đời, bối cảnh nước mĩ ra đời.

Mục lục bài viết

  • 1. Hoàn cảnh ra đời của Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ năm 1776
  • 2. Nội dung chính của Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ năm 1776
  • 3. Ý nghĩa của Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ năm 1776
  • 4. Tiến bộ của bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ năm 1776
  • 5. Hạn chế của bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ năm 1776

1. Hoàn cảnh ra đời của Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ năm 1776

Khi mỗi dân tộc có áp bức, áp mức của mỗi dân tộc có thể là sự áp bức của chế độ phong kiến, áp bức của dân ngoại xâm. Khi sự áp bức quá lớn thì sẽ có đấu tranh, giành lại độc lập, tự do. Đối với Hoa Kỳ, khi chịu sự thống trị, áp bức, bóc lột quá nặng nề, nhân dân nước Mỹ đã đứng lên đấu tranh. Thành quả của cuộc đấu tranh đó được thể hiện qua bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ năm 1776.

Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ là văn bản chính trị tuyên bố ly khai khỏi Anh của 13 thuộc địa Bắc Mỹ, được viết bởi Thomas Jefferson và tuyên bố vào 4 tháng 7 năm 1776. Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ ghi dấu ảnh hưởng của triết học Khai sáng và cả kết quả của Cách mạng Anh năm 1688.

Khi Columbus tìm ra châu Mĩ, nhiều nước châu Âu lần lượt chiếm và chia nhau châu lục mới này làm thuộc địa. Từ đầu thế kỉ XVII đến đầy thế khỉ XVIII, thực dân Anh đã thành lập 13 thuộc địa chủ mình ở Bắc Mĩ. Thực dân Anh tìm mọi cách ngăn cản sự phát triển công, thương nghiệp của các thuộc địa này, như cướp đoạt tài nguyên, đánh thuế nặng, độc quyền buôn bán. Các tầng lớp nhân dân, tư sản, chủ đồn điền, công nhân, nô lệ đều đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Anh

Từ ngày 5/9 đến ngày 26/10/1974, đại biểu các thuộc địa Bắc Mỹ đã họp Hội nghị lục địa, đòi vua Anh xóa bỏ các luật cấm vô lý nhưng không được nhà vua chấp nhận

Đến tháng 4 năm 1775, chiến tranh bùng nổ giữa chính quốc và các thuộc địa Bắc Mĩ, do Washington chỉ huy.

Đến ngày 4/7/1776, Tuyên ngôn Độc lập được công bố, xác định quyền của con người và quyền độc lập của các thuộc địa. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân thuộc địa vẫn còn phải tiếp diễn. Sau nhiều thắng lợi quân sự tiêu biểu là Xa-ra-tô-ga [1777] và I-ooc-tao [1781] quân Anh mới bị đánh bại hoàn toàn. Hợp chúng quốc Mĩ chính thức thành lập.

2. Nội dung chính của Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ năm 1776

Mở đầu của bản Tuyên ngôn, đó là dẫn nhập một vấn đề của tự nhiên, đó chính là một dân tộc khi bị áp bức quá nặng nề, thì dân tộc đó sẽ đứng lên đấu tranh để giành độc lập chính trị. Bản tuyên ngôn đã thừa nhận rằng các căn cứ cho sự độc lập như vậy phải hợp lý, và do đó có thể giải thích được. “Trong tiến trình lịch sử nhân loại, khi một dân tộc thấy cần rũ bỏ những mối liên hệ chính trị ràng buộc họ với một dân tộc khác và cần giành lấy một địa vị riêng biệt, bình đẳng trong hàng cường quốc trên trái đất này – địa vị mà các quy luật của thiên nhiên và của đấng cai quản muôn loài cho phép họ được hưởng – thì vì nghiêm túc tôn trọng phán xét của nhân loại, họ không thể không tuyên bố những căn nguyên khiến họ phải ly khai.”

Bản Tuyên ngôn đã khẳng đỉnh quyền tất yếu và bất khả xâm phạm: “Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc.” Từ đó bản Tuyên ngôn khẳng định chính phủ được lập ra trong nhân dân, nhân dân có quyền thay đổi hoặc loại bỏ chính quyền đó và lập nên một chính quyền mới. Khẳng định quyền, bổn phận của nhân dân lật đổ chính quyền mà lạm quyền, áp bức, bóc lột. “Để đảm bảo cho những quyền này, chính phủ đã được lập ra từ trong nhân dân và có được quyền lực chính đáng là do có sự ưng thuận của nhân dân. Bất cứ khi nào một hình thức chính quyền nào đó trở nên có hại cho việc thực hiện những mục tiêu này thì đương nhiên nhân dân có quyền thay đổi và loại bỏ nó, và lập chính quyền mới, đặt nền tảng trên những nguyên tắc đó và sắp xếp quyền lực cho nó dưới một hình thức nào đó, sao cho có thật nhiều khả năng làm cho nhân dân được an toàn và hạnh phúc.”

Bản tuyên ngôn nêu lên những tội ác của thực dân Anh, đây chính là bản cáo trạng, ghi lại những tổn thương và mất mát của nhân dân Mỹ bị nhà vua cướp đi, đó chính là không phê chuẩn những đạo luật, tốt đẹp; không thông qua những đạo luật về cư trú; nhiều lần giải tán các hạ nghị viện; ngăn cản việc tăng dân số ở các bang; ngăn cản việc thực hiện luật nhập quốc tịch cho người nước ngoài, từ chối không thông qua những đạo luật khác khuyên khích nhập cư và tăng thêm các điều kiện đối với quyền sở hữu đất đai. Không thông qua những đạo luật thiết lập các cơ quan tư pháp, buộc các quan tòa lệ thuộc vào ý chí nhà vua.

Lập ra nhiều cơ quan mới và bổ nhiệm vào đó rất nhiều những quan lại mới để xách nhiều dân chúng và vơ vét tài sản của họ. Tác động để cho ngành quân sự độc lập và vượt lên trên quyền lực dân sự; Bộc nhân dân phải tuân theo nền pháp quyền xe lại với hiến pháp của họ và không được luật pháp của họ công nhận.

“Cho phép những đội quân có võ trang đông đảo đồn trú trên đất nước ta.

– Qua những phiên tòa giả hiệu, che chở cho chúng khỏi bị trừng phạt trước hậu quả của những vụ sát hại dân cư ở các bang này.”

Cắt đứt những quan hệ thương mại với các khu vực khác trên thế giới; áp đặt các khoản thuế mà nhân dân không đồng ý

Đưa người Mỹ sang phía bên kia đại dương để xét xử các tội trạng không có luật.

Xóa bỏ thể thế tự do của nước Anh ở một tỉnh lân cận và thiết lập ở đó một chính quyền độc đoán

Tước đoạt hiến chương, hủy bỏ những bộ luật giá trị và thay đổi một cách căn bản những thể chế chính quyền

Đình chỉ các cơ quan lập pháp; tụ tuyên bố có quyền lập pháp cho nước Mỹ. Từ bỏ chính phủ Mỹ và tuyên bố không che chở và bảo vệ, tiến hành cuộc chiến đấu tranh lại nước Mỹ.

Vơ vét biển cả, tàn phá các bờ biển, thiêu đốt các thị trấn, hủy hoại sinh mệnh.

Cưỡng ép công dân cầm súng ở biển khơi để chống lại đất nước mình; kích động những cuộc phiến loạn trong nội bộ,…

Tiếp đó là phần tố cáo, “…đã nhiều lần chúng ta cảnh báo họ về mưu toan của cơ quan lập pháp của họ trong việc bành trướng quyền tài phán quá đáng sang đất nước chúng ta. Chúng ta đã nhắc nhở họ về hoàn cảnh nhập cư và cư trú của chúng ta tại nơi này. Chúng ta đã kêu gọi ý thức công bằng và lòng hào hiệp ở họ, chúng ta đã yêu cầu họ vì mối liên hệ ruột thịt giữa đôi bên mà từ bỏ những hành vi chiếm đoạt, vì chắc chắn những hành vi này sẽ gây trở ngại cho sự giao thiệp và trao đổi thư từ giữa hai phía với nhau. Họ cũng không thèm lắng nghe tiếng nói của công lý, tiếng nói của tình máu mủ. Vì vậy, chúng ta đành chấp nhận tuyên bố cắt đứt quan hệ với họ và đối xử với họ giống như với tất cả những người khác: Thời bình là bạn, thời chiến là thù.”

Vì những tội ác tày trời của Hoàng Gia Anh ở trên, bản Tuyên ngôn độc lập đã tuyên bố, khẳng định lại lần nữa đó chính là “ Vì vậy, thông qua Quốc hội này, chúng tôi, những người đại diện cho Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, đang tề tựu nơi đây để thỉnh nguyện Đấng phán xét tối cao chứng giám cho ý định đúng đắn của chúng tôi, đồng thời nhân danh những người lương thiện ở các thuộc địa này và do sự ủy quyền của họ, chúng tôi long trọng công khai tuyên bố rằng các thuộc địa liên minh với nhau này đã và có quyền phải là Quốc gia Tự do và Độc lập, rằng họ từ bỏ mọi sự trung thành đối với vương miện của Anh Quốc, rằng những liên hệ chính trị giữa họ với nước Anh đã và phải hoàn toàn bị xóa bỏ, rằng với tư cách là Quốc gia Tự do và Độc lập, họ hoàn toàn có quyền tiến hành chiến tranh, ký kết hiệp ước hòa bình, xây dựng liên minh, thiết lập quan hệ thương mại và thực thi mọi công việc thuộc quyền của những Quốc gia Độc lập. Với niềm tin vững chắc vào sự phù trợ của Chúa, chúng ta nguyện cùng hiến dâng tính mạng, tài sản và danh dự thiêng liêng của mình để bảo đảm cho bản tuyên ngôn này”. Những người ký tên trong bản tuyên ngôn này đồng ý với bản tuyên ngồn, khẳng định rằng có những điều kiện, thay đổi chính phủ, các thuộc địa phải từ bỏ quan hệ chính trị với Vương quốc Anh và trở thành các quốc gia độc lập.

3. Ý nghĩa của Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ năm 1776

Sau khi được Quốc Hội phê chuẩn, bản Tuyên ngôn đã được in ấn, phát hành trên toàn quốc. Sau khi nghe Tuyên bố, đám đông ở nhiều thành phố xé xuống và phá hủy các biển hiệu hoặc biểu tượng của chính quyền hoàng gia.

Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ là văn bản chính trị tuyên bố ly khai khỏi Vương quốc Anh của 13 bang thuộc địa Bắc Mỹ.

Đây là văn bản chuẩn mực tinh thần cho nhân loại đứng lên đấu tranh lật đổ chế độ chuyên chế, lật đố ách thống trị của thực dân, đấu tranh nhân quyền và tự do.

Câu trích dẫn nổi tiếng của bản tuyên ngôn là “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng để làm cơ sở pháp lý cho bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta.

4. Tiến bộ của bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ năm 1776

Bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa kỳ đã nêu bật lên quyền cơ bản của con người đó chính là quyền được sống, được tự do và được sở hữu. Quyền sở hữu được đề cập tới trong bản Tuyên ngôn đó chính là quyền mưu cầu hạnh phúc. Tuyên ngôn mang tính chất dân chủ tự do, thấm nhuần tư tưởng tiến bộ của thời đại.

Mặc dù ra đời sớm, nhưng câu hói bất hủ trong bản tuyên ngôn độc lập này vẫn giữ nguyên giá trị đến ngày hôm nay, khẳng định quyền cơ bản của nhân loại.

5. Hạn chế của bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ năm 1776

Tuy Tuyên ngôn không đề cập đến việc xóa bỏ chế độ nô lệ cùng việc bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Thực chất chỉ bảo vệ quyền lợi cho người da trắng. Cách mạng chỉ đáp ứng được quyền lợi cho tư sản và quí tộc mới còn nhân dân không được hưởng chút quyền lợi gì.

Luật Minh Khuê [tổng hợp & phân tích]

Video liên quan

Chủ Đề