Nước nào đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo

Theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan [TREA], Thái Lan đang trên đà vượt Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới trong năm nay.

Gạo được bày bán với mẫu mã đa dạng trong các siêu thị tại thủ đô Bangkok. Ảnh: Ngọc Quang/TTXVN

Trong thời gian từ tháng 1-10/2022, Ấn Độ đứng đầu danh sách các nhà xuất khẩu gạo thế giới với 17,06 triệu tấn, trong khi Thái Lan đứng thứ hai với 6,02 triệu tấn. Việt Nam, nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới năm 2021, bị đẩy xuống vị trí thứ ba với 6,01 triệu tấn. Tiếp theo danh sách này là Pakistan [3,4 triệu tấn] và Mỹ [1,9 triệu tấn].

Cũng theo TREA, danh sách các nhà nhập khẩu gạo lớn nhất tính từ đầu năm đến nay là Iraq [I-rắc, 1,3 triệu tấn], tiếp sau là Nam Phi [640.000 tấn], Mỹ [540.000 tấn], Trung Quốc [530.000 tấn] và Benin [300.000 tấn].

TREA cũng cho biết thêm trong tháng 10/2022, Thái Lan đã xuất khẩu 790.000 tấn gạo trị giá 13,97 tỷ baht, tăng tương ứng 24,7% và 20,5% so với tháng trước đó.

Thái Lan dự kiến xuất khẩu gạo trong tháng 11/2022 là 800.000 tấn, và tăng cao hơn trong tháng 12 do nhu cầu trong dịp lễ Giáng sinh và Năm mới. TREA tự tin rằng tổng xuất khẩu gạo của Thái Lan trong năm nay sẽ đạt mục tiêu 7,5 triệu tấn, cao hơn đáng kể so với tổng xuất khẩu 6,12 triệu tấn của năm 2021.

Các thị trường gạo lớn nhất của Thái Lan là Iraq, Nam Phi, Mỹ, Trung Quốc, Benin, Nhật Bản, Senegal và Angola./.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu gạo trong 9 tháng năm 2023 đạt 3,66 tỷ USD, tăng 40,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này đã vượt giá trị xuất khẩu gạo cao nhất đã từng đạt được năm 2011 [3,65 tỷ USD].

Điều đáng chú ý là đạt được giá trị xuất khẩu 3,66 tỷ USD trong 9 tháng 2023 mà khối lượng gạo xuất khẩu chỉ 6,6 triệu tấn. Trong khi năm 2011, để đạt được 3,65 tỷ USD thì cần 7,1 triệu tấn gạo.

Đó là bởi giá gạo xuất khẩu bình quân từ đầu năm đến nay luôn ở mức cao, đạt 553 USD/tấn, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Thậm chí, có thời điểm giá gạo Việt Nam xuất khẩu lên đến gần 650 USD/tấn.

Trong 8 tháng, Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 40,3% tổng lượng gạo xuất khẩu; tiếp đến là Trung Quốc chiếm 13,5%; Indonesia đứng thứ 3 chiếm 12,4%. Ngoài ra khu vực thị trường EU [Ba Lan, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bỉ,..], châu Phi [Ghana, Angola, ...] cũng ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Thời gian gần đây, giá gạo xuất khẩu có xu hướng chững lại sau động thái của một số nước nhập khẩu nhằm kiềm chế lạm phát, tập trung vào chính sách phát triển sản xuất trong nước để tăng cường dự trữ, tồn kho và tìm kiếm các nguồn cung cấp lương thực thay thế cho gạo. Nhưng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn đứng đầu thế giới. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, ngày 4-10, giá gạo các loại của Việt Nam vẫn được giữ vững nhưng một số nước Thái Lan, Pakistan có sự giảm nhẹ.

Cụ thể, giá gạo 5% tấm của Việt Nam là 613 USD/tấn, trong khi của Thái Lan là 586 USD/tấn [giảm 4 USD/tấn], còn Pakistan là 558 USD tấn [giảm 30 USD/tấn].

Gạo 25% tấm của Việt Nam là 598 USD/tấn, của Thái Lan là 538 USD/tấn [giảm 3 USD/tấn] và Pakistan là 498 USD/tấn [giảm 20 USD/tấn].

Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu [Bộ Công Thương] nhận định, giá gạo xuất khẩu từ nay đến cuối năm vẫn sẽ duy trì ở mức cao do nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường tiêu thụ lớn vẫn còn [Philipines, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và châu Phi] trong khi nguồn cung gạo từ các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới như Ấn Độ, Pakistan còn hạn chế.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam [VFA] Nguyễn Ngọc Nam, với giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang dẫn đầu thị trường như hiện nay thì thu nhập của cả chuỗi ngành hàng đã có sự cải thiện rất nhiều so với những năm trước.

Ông Nam cũng cho biết, hiện nay dư địa xuất khẩu gạo còn rất lớn khi Philippines có nhu cầu nhập thêm 1,1 triệu tấn, Indonesia có nhu cầu nhập khẩu 2,3 triệu tấn gạo đến cuối năm. Cùng với đó, nhu cầu nhập khẩu gạo từ Trung Quốc dự báo cũng sẽ tăng trong những tháng cuối năm.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu phải có chiến lược đảm bảo hiệu quả xuất khẩu khi giá lúa đang tăng cao như hiện nay. Mặc dù nhu cầu thị trường gạo vẫn đang rộng mở nhưng với quy định bắt buộc dự trữ lưu thông tại các doanh nghiệp xuất khẩu, cùng với việc sản xuất lúa nối vụ tại Đồng bằng sông Cửu Long nên vấn đề đảm bảo an ninh lương thực quốc gia luôn ở mức rất an toàn, không lo thiếu gạo cho thị trường nội địa, ông Nam cho hay.

Ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, 9 tháng, cả nước đã thu hoạch 33,6 triệu tấn lúa, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long gieo cấy 625,7 nghìn ha lúa Thu Đông, tăng 8,8%. Hiện nay, một số diện tích lúa Thu Đông đã cho thu hoạch trong bối cảnh "được mùa được giá", nông dân thu lợi nhuận tốt.

Riêng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2023 diện tích trồng lúa ước đạt trên 3,8 triệu ha, tăng hơn 13 nghìn ha; năng suất ước đạt 62,81 tạ/ha, tăng 0,88 tạ/ha và sản lượng ước đạt gần 24 triệu tấn, tăng 416 nghìn tấn so với năm 2022.

Theo kế hoạch của Cục Trồng trọt, vụ lúa Đông Xuân năm 2023-2024, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ xuống giống gần 1,5 triệu ha. Để tránh hạn mặn ở một số vùng ven biển, có nguy cơ thiếu nước vào cuối vụ và do giá lúa đang ở mức cao, Cục Trồng trọt khuyến cáo nông dân bắt đầu xuống giống từ ngày 10-10-2023.

Như vậy, với kế hoạch gieo sạ vụ lúa Đông Xuân sớm trong tháng 10 thì đến tháng 1-2024, Việt Nam sẽ tiếp tục có gạo vụ mới bán. Đây là điều kiện thuận lợi đối với các doanh nghiệp trong vấn đề tìm đối tác, thị trường để xuất khẩu gạo.

TTXVN

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.

Tính đường dài cho xuất khẩu gạo

Sự thay đổi chính sách của một số nước sản xuất, xuất khẩu gạo khiến thị trường thương mại gạo toàn cầu có nhiều biến động, mở ra cơ hội cho xuất khẩu gạo Việt Nam cả về lượng và giá. Bên cạnh lợi ích kinh tế, xuất khẩu gạo còn là câu chuyện thương hiệu và uy tín quốc gia. Bảo đảm chất lượng hạt gạo, thương hiệu sản phẩm để giữ vững an ninh lương thực, giữ vững đơn hàng, mở rộng thị trường xuất khẩu là nhiệm vụ xuyên suốt được các bộ, ngành quan tâm thực hiện.

Chiến lược dài hơi nào cho xuất khẩu gạo?

Theo tính toán của Bộ Công Thương, 5 tháng còn lại của năm 2023, Việt Nam có thể xuất khẩu khoảng 2,67 triệu tấn gạo. Bộ sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai các chương trình, hoạt động giao thương, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại gạo phù hợp với tình hình mới để nâng cao giá trị sản phẩm gạo của Việt Nam....

Chớp cơ hội tăng xuất khẩu gạo vào thị trường Anh

Việc Ấn Độ ngừng xuất khẩu sẽ khiến các nhà nhập khẩu gạo của Anh chuyển sang mua gạo của các thị trường khác, trong đó có Việt Nam. Đây là thời cơ để Việt Nam vươn lên vị trí cao hơn trong danh sách bạn hàng của những công ty nhập khẩu gạo của Anh.

Gạo Việt Nam đứng thứ mấy thế giới 2023?

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 11 tháng năm 2023 đạt 4,41 tỷ USD, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm 2022, đáng chú ý, giá gạo Việt Nam đã vươn lên vị trí cao nhất thế giới.

Xuất khẩu lúa gạo Việt Nam đứng thứ mấy 2023?

Đã hơn một thập kỷ nay, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam mới có sự tăng cao như 7 tháng đầu năm 2023. Khi mặt hàng gạo xuất khẩu tăng cao hiếm thấy thì Việt Nam nên tranh thủ cơ hội này... 7 tháng năm 2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã vượt lên đứng thứ 13/30 các mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD.

Việt Nam sản xuất lúa gạo đứng thứ mấy trên thế giới?

Sản lượng lúa gạo của Việt Nam xếp thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, thứ 5 ở châu Á và thế giới [chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Banglađét].

Năm 2023 Việt Nam xuất khẩu bao nhiêu tấn gạo?

Số liệu thống kê cho thấy, năm 2023, xuất khẩu gạo Việt Nam ước đạt 8,34 triệu tấn về lượng và hơn 4,8 tỷ USD về trị giá, tăng tương ứng 17,7% về lượng và 39,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Đây là con số ấn tượng, đánh dấu cột mốc mới trong xuất khẩu gạo ở Việt Nam.

Chủ Đề