Osteopetrosis là gì

Loãng xương là căn bệnh tiến triển âm thầm, thường chỉ được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn nặng với nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này để có các biện pháp dự phòng loãng xương, cách phát hiện sớm và điều trị hiệu quả để có thể giảm biến chứng của loãng xương.

Tìm hiểu về bệnh loãng xương

1. Loãng xương là gì?

Loãng xương hay còn gọi là bệnh giòn xương, xốp xương do sức mạnh của xương giảm và là hậu quả của sự rối loạn trong cân bằng tạo và hủy xương, trong đó quá trình hủy xương chiếm ưu thế.

2. Phân loại loãng xương

2.1. Loãng xương nguyên phát

Không tìm thấy nguyên nhân gây bệnh loãng xương nguyên phát nào ngoài tuổi tác hoặc tình trạng mãn kinh ở phụ nữ. Nguyên nhân là do quá trình lão hóa của tạo cốt bào, làm xuất hiện tình trạng mất cân bằng giữa hủy xương và tạo xương, gây nên thiểu sản xương. Loãng xương nguyên phát được chia làm hai týp.

  • Týp 1: Là tình trạng loãng xương sau mãn kinh, thường gặp ở nữ giới khoảng từ 50 – 60 tuổi do giảm nội tiết tố oestrogen, ngoài ra còn có sự giảm tiết hormon tuyến cận giáp trạng, tăng thải calci niệu, suy giảm hoạt động của enzym 25-OH-vitamin D1-hydroxylase.
  • Týp 2: Loãng xương ở tuổi già, liên quan đến tuổi với sự mất cân bằng giữa tạo và hủy xương. Týp này gặp ở cả nam và nữ ở độ tuổi trên 70, do mất chất khoáng toàn thể cả ở xương xốp [xương bó] và xương đặc [xương vỏ].
    Có đến 95% số ca loãng xương ở nữ giới là loãng xương nguyên phát và chiếm khoảng 80% ca loãng xương ở nam giới.

2.2. Loãng xương thứ phát

Loãng xương thứ phát có thể xảy ra do có liên quan đến một số bệnh mạn tính, liên quan đến sử dụng một số loại thuốc…Trong đó có các nguyên nhân thường gặp như:

  • Bệnh nội tiết như cường giáp, đái tháo đường, bệnh to đầu chi…
  • Bệnh tiêu hóa như cắt dạ dày, thiếu dinh dưỡng, bệnh gan mạn tính.
  • Bệnh khớp như viêm khớp dạng thấp, bệnh lý cột sống..
  • Bệnh ung thư: Kahler…
  • Bệnh di truyền: bệnh nhiễm sắc tố sắt…
  • Những trường hợp sử dụng corticoid, heparin, dùng lợi tiểu kéo dài…

3. Nguyên nhân bệnh loãng xương

Có những nguyên nhân nào gây bệnh loãng xương?

3.1. Tuổi tác

Với người tuổi càng cao, mật độ xương càng giảm, hiện tượng mất xương theo tuổi đời đã được các nhà khoa học nghiên cứu. Mật độ xương giảm dần theo tuổi và tỷ lệ gãy xương tăng theo tuổi là do chức năng của tạo cốt bào suy giảm và suy giảm hấp thu calci ở ruột, giảm tái hấp thu calci ở ống thận.

3.2. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn không đủ canxi sẽ ảnh hưởng đến sự đạt đỉnh khối lượng xương và sự mất xương sau này. Chế độ ăn nhiều photpho mà hàm lượng canxi thấp không tương xứng cũng sẽ đưa đến giảm mật độ xương hay thiếu protein đưa đến giảm khối lượng xương rõ rệt và nếu cung cấp quá nhiều protein cũng dẫn đến mất xương do làm tăng mức lọc cầu thận, giảm tái hấp thu canxi ở ống thận.

3.3. Ít vận động

Vận động sẽ giúp duy trì mô xương nên việc giảm vận động ở người lớn tuổi cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến sự mất xương. Sự vận động của các cơ kích thích sự tạo xương và tăng khối lượng xương nên sự giảm vận động dẫn tới mất xương nhanh.

3.4. Cân nặng

Cân nặng cũng ảnh hưởng tới mật độ xương. Nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng, những người có cân nặng thấp có mật độ xương giảm so với những người có cân nặng bình thường.

3.5. Hormone

Nhiều hormone trong cơ thể tác động đến quá trình chuyển hóa của xương như hormone cận giáp, Calcitonin, Insulin, Hormone tăng trưởng, hormone sinh dục, hormone tuyến giáp…

3.6. Các bệnh lý mạn tính

Một số bệnh lý như cường giáp, cường cận giáp, Cushing, đái tháo đường, sau cắt dạ dày, ruột, rối loạn tiêu hóa kéo dài, suy thận, xơ gan, suy giáp, viêm khớp mạn tính…. cũng là nguyên nhân dễ mắc bệnh loãng xương.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân như sử dụng một số thuốc glucocorticoid, heparin… kéo dài, thói quen uống rượu, hút thuốc lá, sinh đẻ nhiều lần,… đều có thể ảnh hưởng tới mật độ xương.

4. Triệu chứng bệnh loãng xương

Những triệu chứng phổ biến dễ nhận thấy của bệnh loãng xương

Giảm mật độ xương khiến xương ở cột sống có thể bị xẹp

Có thể nhận biết bệnh loãng xương qua dấu hiệu này do giảm mật độ xương khiến xương ở cột sống có thể bị xẹp hay là gãy lún với biểu hiện là có cơn đau lưng cấp, giảm chiều cao, dáng đi khom và gù lưng.

Đau nhức đầu xương

Đây là một trong những triệu chứng loãng xương dễ nhận thấy nhất là tình trạng đau nhức các đầu xương, sẽ cảm thấy mỏi dọc các xương dài thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân.

Đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể thường xuyên

Người bệnh sẽ thấy đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể thường xuyên như cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối. Những cơn đau lặp lại nhiều lần sau chấn thương, cơn đau thường âm ỉ và kéo dài lâu. Đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ.

Đau ở cột sống, thắt lưng hoặc hai bên liên sườn

Đau ở cột sống, thắt lưng hoặc hai bên liên sườn là triệu chứng có thể gặp khi bị loãng xương và sẽ gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi, thần kinh tọa. Đau hơn khi vận động mạnh hoặc bất ngờ thay đổi tư thế nên người bị loãng xương thường rất khó thực hiện những tư thế như cúi gập người hoặc xoay hẳn người.

Loãng xương thường đi kèm với các dấu hiệu khác ở tuổi trung niên

Loãng xương thường đi kèm với các dấu hiệu của một số bệnh như giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp… với người bệnh ở tuổi trung niên.

5. Đối tượng nguy cơ bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương có thể gặp ở nhiều người và nhóm đối tượng có nguy cơ bệnh loãng xương có:

  • Phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh
  • Người cao tuổi
  • Những người có tiền sử còi xương, suy dinh dưỡng từ nhỏ
  • Những người có thể trạng thấp bé, nhẹ cân
  • Phụ nữ sinh nhiều con
  • Những người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, suy thận, suy gan, cường giáp, viêm khớp mạn tính, viêm cột sống dính khớp,…
  • Người sử dụng thuốc glucocorticoid kéo dài
  • Bệnh loãng xương không còn là bệnh của tuổi già nên cả những người trẻ tuổi cũng có thể mắc loãng xương do thói quen sinh hoạt như ít vận động thể lực, uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá,…

Xem thêm:

  • Bệnh loãng xương ở người già: Chăm sóc, dự phòng và điều trị
  • Tình trạng loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

6. Các biện pháp chẩn đoán bệnh loãng xương

Chẩn đoán bệnh loãng xương như thế nào?

6.1. Nghiệm pháp đánh giá mật độ xương

Đo mật độ xương là cách duy nhất để chẩn đoán loãng xương. Đo mật độ xương bằng phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép [DEXA] được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương. Mật độ xương BMD [Bone mineral density] theo chỉ số T [T-score] của một cá thể là chỉ số BMD của cá thể đó so với BMD của nhóm người trẻ tuổi [thường là nhóm khỏe mạnh, có khối lượng xương đỉnh, cùng chủng tộc] làm chứng. Từ cở sở này các giá trị của BMD được đánh giá như sau:

  • BMD bình thường khi T-score > – 1: tức là BMD của đối tượng > – 1 độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình của người trưởng thành trẻ tuổi.
  • Giảm mật độ xương khi – 2,5 ≤ T-score ≤ – 1: tức là BMD từ – 2,5 đến – 1 độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình của người trưởng thành trẻ tuổi.
  • Loãng xương khi T-score < 2,5: tức là BMD dưới – 2,5 độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình của người trưởng thành trẻ tuổi, ở bất kỳ vị trí nào của xương.
  • Loãng xương nặng khi T-score < 2,5 và kèm theo gãy xương. Vị trí gãy hay gặp là cổ xương đùi, đốt sống cổ, đầu dưới xương cẳng tay.

6.2. Xét nghiệm máu và nước tiểu

Xét nghiệm máu sẽ cho biết định lượng osteocalcin trong máu, Bone specific Alkaline Phosphatase/máu để đánh giá quá trình tạo xương. Xét nghiệm nước tiểu cho biết định lượng Deoxy Lysyl Pyridinoline[DPD], N-telopeptides liên kết chéo [NTX] trong nước tiểu… để đánh giá quá trình hủy xương.

7. Các biện pháp điều trị bệnh loãng xương

Có thể điều trị loãng xương nhờ sử dụng thuốc kết hợp với các thói quen hàng ngày trong sinh hoạt, ăn uống.

7.1. Điều trị bằng thuốc

Đau nhức xương là một trong những triệu chứng của bệnh nên thuốc giảm đau có thể được dùng khi cần thiết. Tùy mức độ có thể dùng các thuốc giảm đau đơn thuần như Paracetamol… hoặc dùng Calcitonin… sẽ giúp ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương vừa có tác dụng giảm đau do hiện tượng loãng xương. Chú ý hạn chế dùng các thuốc kháng viêm giảm đau đặc biệt nhóm thuốc kháng viêm chứa Corticosteroids.

Các thuốc để ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương, liệu pháp hormon thay thế [hormon sinh dục nữ cho phụ nữ sau mãn kinh], Canxitonin… có thể được sử dụng nhưng theo chỉ định của bác sĩ. Hoặc có thể dùng Estrogen thảo dược như EstroG-100 để luôn an toàn, hiệu quả mà không cần bác sĩ kê đơn để thay cho liệu pháp hormon thay thế.

Nhóm thuốc tăng mật độ xương được sử dụng rộng rãi nhất là nhóm bisphosphonate, bào chế dưới dạng viên uống hoặc dung dịch truyền tĩnh mạch. Loại viên uống phổ biến là Fosamax 70mg, mỗi tuần uống 1 viên hoặc loại truyền chai 100ml, truyền 1 lọ/năm. Thuốc có tác dụng ức chế hủy xương, trong khi quá trình tạo xương bình thường, kết quả là tăng mật độ xương. Tuy nhiên việc tăng mật độ xương là vô cùng khó khăn, nhất là người cao tuổi. Nên điều trị loãng xương phải điều trị kéo dài hàng năm, thậm chí liên tục 4 – 5 năm.

Chuyên gia cũng lưu ý trước khi điều trị bằng thuốc ức chế hủy xương, phải cung cấp đầy đủ canxi và vitamin D cho cơ thể, tức là phải cung cấp đầy đủ nguyên liệu cho quá trình tạo xương, trung bình một người cần 1.000mg/ngày. Ngoài canxi được cung cấp từ bữa ăn hàng ngày thì người bệnh có thể bổ sung thêm từ viên uống có chứa canxi nano, vitamin D3 và Vitamin K2 [MK7]. MK7 sẽ giúp đặt canxi đúng chỗ và đem canxi từ nơi thừa đặt vào nơi cần là xương và máu.

Loãng xương là gì? Đâu là cách điều trị hiệu quả nhất cho người bệnh

7.2. Chế độ ăn uống, sinh hoạt

Người bệnh loãng xương cần duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ, đa dạng, hợp lý phù hợp với nhu cầu của cơ thể trong từng giai đoạn, từng lứa tuổi… Người lớn tuổi cần cung cấp đủ khoáng chất đặc biệt là canxi và protein trong khẩu phần ăn.

Xem thêm: Người bệnh loãng xương cần ăn gì và kiêng gì để tốt cho cơ thể?

Luyện tập thể dục đều đặn, hợp với sức sẽ có ích cho toàn cơ thể như hệ tim mạch, hệ hô hấp, hệ thống tiêu hóa… và vừa tác dụng trực tiếp lên hệ thống xương cơ khớp, chống thoái hóa và chống loãng xương [do tăng cường hoạt động của tế bào sinh xương, tăng cường hấp thu canxi và protein].

8. Phòng ngừa bệnh loãng xương

Phòng ngừa loãng xương là cách hiệu quả nhất giúp tránh được bệnh lý này. Nên cần dự phòng loãng xương càng sớm càng tốt, việc dự phòng loãng xương là tối ưu hóa khối lượng đỉnh của xương ngay từ khi còn trẻ, duy trì mật độ xương và giảm mất xương khi về già.

Bạn cần chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý và đa dạng gồm có đủ 4 nhóm dưỡng chất là chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Những thực phẩm chứa nhiều canxi cần cho xương như hải sản, các loại hạt, các loại rau lá xanh đậm, sữa và chế phẩm từ sữa…

Chọn bổ sung canxi từ viên uống có chứa Canxi nano, vitamin D3 và MK7 cùng nhiều dưỡng chất tốt cho xương như Mangan, Magie, Silic, Kẽm, Boron, DHA… cũng là cách giúp dự phòng hiệu quả. Cơ thể sẽ được cung cấp đủ nhu cầu canxi hàng ngày, canxi sẽ được đặt đúng nơi cần là xương, tránh các nhược điểm khi bổ sung canxi là sỏi thận, nóng trong… như khi bổ sung bằng các loại canxi thông thường.

Với chị em ở tuổi tiền mãn kinh, để tránh loãng xương thì ngoài các vitamin và dưỡng chất thiết yếu, việc bổ sung nội tiết tố nữ cũng có vai trò rất quan trọng giúp xương chắc khỏe và dự phòng mất xương. Chị em có thể chọn viên uống có EstroG-100 được chiết xuất từ thảo dược quý như Đương Quy, Cách Sơn tiêu và Tục đoạn.

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

Chủ Đề