Park cho hyeon là ai

Theo số lượng tăng lên của người tị nạn Bắc Triều Tiên sang Hàn Quốc sinh sống, số người miền Bắc hoạt động trong các lĩnh vực chuyên ngành cũng ngày một tăng. Đặc biệt, sự xuất hiện đầu tiên của tiến sỹ y học cổ truyền Park Soo-hyeon, xuất thân là người tị nạn miền Bắc đang thu hút sự chú ý của dư luận. Ông hiện là viện trưởng “Viện y học cổ truyền núi Myohyang” tại thành phố Seongnam, tỉnh Gyeonggi. Ngày 23/2, Park Soo-hyeon đã nhận tấm bằng tiến sĩ tại Trường Đại học Kyungwon. Ông đã làm luận văn nghiên cứu hiệu quả làm giảm sự căng thẳng của vỏ quýt và vỏ rễ cây câu kỷ. Viện trưởng Park cho biết:

Theo số lượng tăng lên của người tị nạn Bắc Triều Tiên sang Hàn Quốc sinh sống, số người miền Bắc hoạt động trong các lĩnh vực chuyên ngành cũng ngày một tăng. Đặc biệt, sự xuất hiện đầu tiên của tiến sỹ y học cổ truyền Park Soo-hyeon, xuất thân là người tị nạn miền Bắc đang thu hút sự chú ý của dư luận. Ông hiện là viện trưởng “Viện y học cổ truyền núi Myohyang” tại thành phố Seongnam, tỉnh Gyeonggi. Ngày 23/2, Park Soo-hyeon đã nhận tấm bằng tiến sĩ tại Trường Đại học Kyungwon. Ông đã làm luận văn nghiên cứu hiệu quả làm giảm sự căng thẳng của vỏ quýt và vỏ rễ cây câu kỷ. Viện trưởng Park cho biết:

Viện trưởng Park Soo-hyeon : Sau khi hoàn thành xong luận văn, tôi có cảm giác vui sướng như được bay lên trời ấy. Tôi thì đã là bác sỹ Đông y nên không gặp vấn đề gì trong việc chữa trị cho bệnh nhân cả. Nhưng về phía bệnh nhân, nếu tôi trở thành tiến sĩ thì họ sẽ thấy tin tưởng ở tôi hơn. Giờ đây, tôi sẽ cố gắng tận tâm hơn với người bệnh và truyền đạt lại những gì tôi có để không phụ lòng mong mỏi của mọi người. Suy nghĩ đó làm tôi vui và hạnh phúc.

Viện trưởng Park là người tị nạn Bắc Triều Tiên đầu tiên trở thành bác sỹ y học cổ truyền tại Hàn Quốc năm 2001. Ông nổi tiếng vì sự thân thiện, vui vẻ với bệnh nhân và y thuật châm cứu. Điều này đã thu hút bệnh nhân ở khắp nơi tìm đến Viện y học cổ truyền núi Myohyang. 1 bệnh nhân quen của Viện cho biết:

Bệnh nhân : Tôi đến điều trị tại bệnh viện đã được 10 năm nay rồi. Tôi thích bác sỹ Park vì ông ấy dễ tính và cởi mở, thân thiện như người hàng xóm ấy. Bác sỹ Park nổi tiếng vì thuật châm cứu giỏi nên những người lớn tuổi ở xung quanh đây tìm đến rất nhiều.

Viện trưởng Park Soo-hyeon học chuyên ngành y học cổ truyền tại Trường Đại học Y Cheongjin ở miền Bắc và trốn khỏi Bắc Triều Tiên vào năm 1993. Ban đầu, ông không hề nghĩ tới việc sẽ trở thành bác sỹ y học cổ truyền ở Hàn Quốc. Sau 1 lần đi chợ Gyeongdong để mua dược liệu về sắc thuốc cho người phụ trách của mình bị viêm tuyến tiền liệt, tiến sỹ Park đã quyết tâm theo học chuyên ngành y tại Hàn Quốc.

Viện trưởng Park Soo-hyeon : Hồi tôi đến Hàn Quốc thì mỗi người tị nạn thường có 1 người quản lý đi kèm. Ông ấy bị viêm tuyến tiền liệt rất nặng nên tôi đã cùng ông ấy đi ra chợ mua thuốc. Sau khi sắc thuốc uống, thấy khỏi hẳn, ông ấy đã khuyên tôi đi học ngành y học cổ truyền ở Hàn Quốc vì tôi cũng đã học chuyên ngành này tại Bắc Triều Tiên. Khi đó việc chấp nhận cho 1 người tị nạn vào học đại học ở Hàn Quốc là việc rất khó khăn vì chưa có quy định gì về vấn đề này. Chính ông ấy đã tìm đến Bộ Giáo dục và các nơi liên quan để giúp tôi xin vào học trường y. Cuối cùng, tôi cũng đã được trường chấp nhận.

Với sự giúp đỡ của mọi người xung quanh và ý chí quyết tâm của mình, tiến sỹ Park đã tốt nghiệp khoa y học cổ truyền Trường Đại học Kyunghee, Hàn Quốc. Nhưng quá trình để có được vị trí ngày hôm nay của tiến sỹ Park thật không suôn sẻ chút nào. Sau khi tốt nghiệp đại học, Park Soo-hyeon đã theo học 2 năm chương trình thạc sỹ. Nhưng môn thi bắt buộc để đạt điều kiện viết luận văn là tiếng Anh đã trở thành trở ngại đối với ông. Khác với những người bạn cùng khóa thi qua dễ dàng môn tiếng Anh, Viện trưởng Park liên tục thi trượt vì ông đã không được học nhiều môn này ở miền Bắc. Kết quả là sau 5 năm, ông Park mới nhận được tấm bằng thạc sỹ. Đến 3 năm sau đó, ông nhận tiếp học vị tiến sỹ. Ngoài ra, ông còn gặp khó khăn để thích nghi với phương pháp học mới hay sự khác biệt về nhận thức của người Hàn Quốc đối với Đông y. Viện trưởng Park cho biết:

Viện trưởng Park Soo-hyeon : Ở Bắc Triều Tiên, sinh viên Trường Y phải đi thu lượm dược thảo 2 tháng vào mùa xuân và 1 tháng vào mùa đông. Tức là mỗi buổi sáng, chúng tôi đều phải lên núi và hái đầy 1 túi dược liệu đem về. Làm như vậy trong 2 tháng, các sinh viên có thể biết hết tất cả các loại dược liệu. Nhưng ở đây thì không như vậy. Còn nữa, ở miền Bắc, hệ thống bệnh viện có cả Tây y và Đông y. Nhưng phía Tây y thì thiếu thuốc và trang thiết bị nên người ta đến chữa trị ở khoa Đông y nhiều hơn. Còn dường như người Hàn Quốc lại chuộng phương pháp chữa trị Tây y hơn thì phải. Nói đến Tây y, người Hàn Quốc nghĩ là cần phải điều trị, còn nói đến Đông y thì mọi người có suy nghĩ là sẽ chỉ phải uống thuốc bổ.

Mỗi khi gặp khó khăn, Viện trưởng Park lại càng quyết tâm tạo 1 chỗ đứng trong xã hội Hàn Quốc để thực hiện ước mơ và giúp đỡ những người tị nạn miền Bắc sẽ sang đây sau này. Ngày nay đã có trong tay tấm bằng tiến sỹ, Viện trưởng Park vẫn không quên cảm giác hồi hộp khi mới khởi nghiệp từ 10 năm trước đây. Ông quyết tâm sẽ trở thành 1 bác sỹ y học cổ truyền tận tâm với người bệnh.

Viện trưởng Park Soo-hyeon : Quan điểm của tôi là thích “cho” hơn là “nhận”. Tôi nghĩ, mình phải dùng những kỹ thuật mà mình có để làm giảm bớt nỗi đau của mọi người nên tôi luôn cố gắng thân thiện với người bệnh. Nếu tôi cười nói thân mật và làm cho người bệnh vui vẻ, họ sẽ thấy ổn định hơn về tinh thần và đỡ đau hơn. Trước kia, bây giờ và sau này cũng vậy, tôi luôn muốn mình là 1 bác sỹ thân thiện.

Viện trưởng Park Soo-hyeon đã cho chúng ta thấy một tấm lòng nhân hậu suy nghĩ cho người khác. Chính tài năng về y thuật và nụ cười thân thiện của ông đang đóng vai trò kết nối giữa người dân 2 miền và mở cánh cửa thống nhất cho đất nước.

Điểm phim Hàn Quốc

Cuộc Chiến Giày Gót Nhọn [Kill Heel]

2022-04-11

Tin giải trí

LAY thông báo rời SM đúng ngày kỷ niệm 10 năm debut của EXO

2022-04-11

Hiệu sách Radio

Cách câu cá sao Hỏa dễ dàng [Jo Hyun] - phần 2

2022-04-05

Video liên quan

Chủ Đề