Phác đồ điều trị sốt xuất huyết dengue 2023

Để tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue [SXHD], kiên quyết không để dịch lan rộng, bùng phát trên địa bàn tỉnh, ngày 08/10, Sở Y tế có Văn bản số 4186/SYT-NVDP gửi các đơn vị trực thuộc về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue.

Theo đó, Sở Y tế tế yêu cầu:

Các đơn vị trực thuộc căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ: [i] Tiếp tục triển khai quyết liệt, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh SXHD trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Y tế. Thực hiện nghiêm nhiệm vụ huy động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên tham gia tích cực các hoạt động phòng, chống dịch, mỗi tuần dành 10 phút để kiểm tra, phát hiện và xử lý triệt để ổ lăng quăng/bọ gậy trong và ngoài cơ quan, nhà. [ii] Xác định công tác phòng, chống dịch bệnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm ổn định và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Khẩn trương, tích cực, chủ động chỉ đạo và tổ chức triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh SXHD với phương châm “Không có lăng quăng/bọ gậy, không có sốt xuất huyết”, diệt lăng quăng/bọ gậy là biện pháp ưu tiên hàng đầu, ít tốn kém và hiệu quả nhất để chủ động ngăn chặn, phòng, chống SXHD bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng động, quyết tâm không để xảy ra dịch chồng dịch.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật: [i] Tổ chức đánh giá, tổng hợp tình hình dịch bệnh SXHD trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó tham mưu Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc và chỉ đạo triển khai các biện pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh SXHD, chủ động xử lý triệt để các ổ dịch không để dịch lan rộng, bùng phát trên địa bàn. [ii] Tham mưu Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai công tác phòng, chống bệnh SXHD theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh. Tổng hợp báo cáo, tham mưu Sở Y tế trình Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý các cơ quan, đơn vị, tổ chức còn thiếu trách nhiệm trong công tác phòng, chống bệnh SXHD trên địa bàn. [iii] Hướng dẫn các địa phương thành lập các tổ phòng chống dịch cộng đồng để đảm bảo thực hiện thống nhất, đồng bộ công tác tuyên truyền, giám sát, hướng dẫn phòng, chống dịch.

Trung tâm Y tế các huyện, thành phố: [i] Tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, nắm chắc các ổ dịch SXHD hiện có và mới phát sinh, tổ chức phun hóa chất xử lý triệt để ngay khi phát hiện các ổ dịch trong vòng 48 giờ nhằm khống chế không để dịch bệnh bùng phát và lan rộng ra cộng đồng; tổ chức việc triển khai phun hóa chất diệt muỗi chủ động tại các địa phương có yếu tố nguy cơ cao để chủ động ngăn chặn dịch bệnh. [ii] Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về các biện pháp phòng, chống bệnh SXHD. Chú trọng tuyên truyền vào các giờ cao điểm tình hình dịch bệnh và các biện pháp phát hiện sớm dịch bệnh để người dân tích cực, chủ động phòng, chống và đến ngay cơ sở y tế để khám, điều trị khi vừa có dấu hiệu mắc bệnh. [iii] Phối hợp với các cơ sở giáo dục trên địa bàn triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống bệnh SXHD, đặc biệt là việc huy động cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên tham gia tích cực vào Chiến dịch vệ sinh môi trường - diệt lăng quăng/bọ gậy phòng, chống dịch bệnh tại gia đình và cộng đồng.

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: [i] Tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, điều trị đúng phác đồ, hạn chế tối đa tử vong do SXHD. Thực hiện tốt việc phân loại bệnh nhân, phân tuyến điều trị, tránh hiện tượng bệnh nhân đến bệnh viện muộn không được cấp cứu điều trị kịp thời hoặc gây quá tải bệnh viện tại các tuyến. [ii] Huy động mọi nguồn lực, chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng về thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện, bảo hộ… để điều trị kịp thời và đáp ứng với các tình huống dịch bệnh./.

                                                                                                    Trịnh Minh

STO - Dịch sốt xuất huyết và tay - chân - miệng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đang diễn biến hết sức phức tạp. Hiện số ca mắc đang tăng theo từng ngày, đa số ca mắc là trẻ em, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của người dân, tạo nhiều áp lực lên công tác chăm sóc sức khỏe của người dân nói chung, đặc biệt là công tác chẩn đoán, điều trị tại các cơ sở y tế. Trước tình hình đó, Bệnh viện Chuyên khoa Sản Nhi Sóc Trăng - với vai trò là bệnh viện tuyến cuối của tỉnh, là cơ sở y tế có chuyên môn sâu đã thể hiện được sự chủ động trong công tác phòng bệnh, nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân.

Theo dõi sức khỏe bệnh nhi sốt xuất huyết. Ảnh: KGT

Theo số liệu tổng hợp, đến cuối tháng 7-2022, toàn tỉnh đã ghi nhận 896 ca mắc sốt xuất huyết dengue, tăng 653 ca so cùng kỳ năm 2021 và ghi nhận 1.424 ca mắc tay - chân - miệng, tăng 715 ca so cùng kỳ năm 2021. Điều này tạo áp lực lớn lên công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là tạo áp lực rất lớn lên các cơ sở y tế trong chẩn đoán và điều trị, cũng như yếu tố đi kèm.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các cơ sở y tế từ tỉnh đến cơ sở đã thực hiện khá hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh, trong chẩn đoán và điều trị. Theo đó, Bệnh viện Chuyên khoa Sản Nhi Sóc Trăng đã điều trị thành công hàng trăm ca bệnh sốt xuất huyết dengue và bệnh tay - chân - miệng, trong đó, có những ca nặng, góp phần xây dựng thương hiệu bệnh viện, tạo niềm tin về chất lượng bệnh viện đối với người dân.

Anh Thạch Hoàng Lượng, ngụ phường Vĩnh Phước, TX. Vĩnh Châu [Sóc Trăng] cho biết: “Bé nhà tôi được 5 tuổi, nhập viện ở Trung tâm Y tế TX. Vĩnh Châu và được chẩn đoán sốt xuất huyết, sau đó được chuyển viện lên Bệnh viện Chuyên khoa Sản Nhi Sóc Trăng điều trị được gần 1 tuần. Lúc đầu, gia đình rất lo lắng cho bệnh tình của cháu nhưng thấy sức khỏe cháu dần bình phục, các bác sĩ cho hay sẽ được xuất viện trong vài ngày nữa nên gia đình mừng lắm và vô cùng tin tưởng bệnh viện. Cũng nhờ các y, bác sĩ tận tình cứu chữa nên cháu nhanh chóng khỏi bệnh. Mỗi ngày, khi theo dõi sức khỏe cho bé, các y, bác sĩ đều dặn dò rất kỹ lưỡng cách chăm sóc cho bé, nhất là sau khi xuất viện về nhà”.

Theo số liệu tổng hợp, số ca nhập viện và điều trị sốt xuất huyết dengue, tay - chân - miệng năm 2022 tại Bệnh viện Chuyên khoa Sản Nhi Sóc Trăng tăng nhiều so với cùng kỳ. Theo đó, từ đầu năm 2022 đến ngày 29-7-2022, bệnh viện đã tiếp nhận điều trị cho hơn 200 ca sốt xuất huyết dengue, hơn 300 ca tay - chân - miệng. Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Chí Bình - Phó trưởng Khoa Nhiễm Nhi [Bệnh viện Chuyên khoa Sản Nhi Sóc Trăng] chia sẻ: “Chúng tôi luôn cố gắng hết sức để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất và hạn chế ca chuyển độ nặng. Ngoài hoạt động điều trị, chúng tôi còn thực hiện truyền thông cho người nhà bệnh nhi về cách hướng dẫn chăm sóc, phòng, chống sốt xuất huyết dengue, tay - chân - miệng cho thân nhân người bệnh, cũng như hướng dẫn theo dõi sức khỏe các cháu khi xuất viện về nhà. Đặc biệt, chúng tôi luôn dặn dò mọi người là không có lăng quăng, không có muỗi đốt sẽ không có sốt xuất huyết. Do đó, mọi người nên tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như ngủ mùng để tránh muỗi đốt, thường xuyên cọ rửa dụng cụ chứa nước, lật úp các vật dụng chứa nước, vệ sinh môi trường xung quanh nhà để diệt lăng quăng… Khi có dấu hiệu nghi ngờ sốt xuất huyết nên đến trạm y tế để được thăm khám, tư vấn, điều trị. Riêng về bệnh tay - chân - miệng, các bà mẹ nên thực hiện rửa tay thường xuyên cho trẻ bằng xà phòng, rửa tay trước khi cho trẻ ăn, khi có các dấu hiệu sốt, nổi mụn nước bàn tay, bàn chân, miệng phải đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị”.

Mặc dù số ca bệnh tăng nhiều so cùng kỳ nhưng với sự dự báo, nhận định tình hình dịch bệnh ngay từ đầu nên Bệnh viện Chuyên khoa Sản Nhi Sóc Trăng luôn chủ động, tích cực trong hoạt động điều trị và điều trị đạt hiệu quả cao nhất các ca bệnh. “Số ca sốt xuất huyết dengue và tay - chân - miệng nhập viện năm 2022 tăng so cùng kỳ, trong đó, số ca sốt xuất huyết dengue độ nặng cũng tăng. Tuy nhiên, do đã có nhiều kinh nghiệm, cũng như là đã chủ động chuẩn bị từ đầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc, nhân lực… nên đến thời điểm hiện tại, hoạt động điều trị tại khoa nói riêng, bệnh viện nói chung vẫn đảm bảo” - bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Chí Bình - Phó trưởng Khoa Nhiễm Nhi [Bệnh viện Chuyên khoa Sản Nhi Sóc Trăng] thông tin.

Bên cạnh đó, bệnh viện tổ chức tập huấn nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị cho nhân viên y tế tại bệnh viện; cử cán bộ, nhân viên y tế tập huấn nâng cao năng lực điều trị sốt xuất huyết, tay - chân - miệng tại các tuyến trên. Phối hợp chặt chẽ với các bệnh viện trong tỉnh, các bệnh viện đầu ngành tuyến trên trong hội chẩn liên viện trong chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết, tay - chân - miệng. Tổ chức kiểm tra, rà soát quy trình chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết tại bệnh viện. Tăng cường phòng, chống lây nhiễm chéo tại bệnh viện. Đồng thời, đã tổ chức tập huấn chăm sóc, theo dõi điều trị chống sốt xuất huyết dengue, tay - chân - miệng cho điều dưỡng Bệnh viện Chuyên khoa Sản Nhi do Phòng Điều dưỡng phụ trách. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho bệnh nhân tại các buổi họp hội đồng người bệnh cấp khoa và cấp bệnh viện về các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết dengue, tay - chân - miệng. Cung cấp các thông tin phòng, chống chống sốt xuất huyết dengue, tay - chân - miệng cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện. 

Song song đó, hỗ trợ trung tâm y tế tuyến huyện tập huấn nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết dengue, tay - chân - miệng; nâng cao ý thức phòng, chống sốt xuất huyết dengue của bệnh nhân, tay - chân - miệng cho người nhà bệnh nhân và nhân viên y tế ngay tại các cơ sở y tế; tăng cường công tác chỉ đạo tuyến.

Thạc sĩ, bác sĩ Âu Hữu Đức - Phó Giám đốc Bệnh viện Chuyên khoa Sản Nhi Sóc Trăng cho biết: “Từ đầu năm 2022 đến nay, số lượng ca bệnh sốt xuất huyết dengue và tay - chân - miệng nhập viện và điều trị tại đơn vị tăng nhiều lần so cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, do đã nhận định, dự báo trước tình hình nên bệnh viện đã dự trù thuốc điều trị, các trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị. Tập thể cán bộ, nhân viên y tế được tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ để phục vụ cho công tác chẩn đoán và điều trị. Từ đó, luôn chủ động, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống diễn biến của dịch bệnh; đến thời điểm hiện tại, hoạt động điều trị sốt xuất huyết dengue và tay - chân - miệng được triển khai tại bệnh viện khá hiệu quả và chưa có trường hợp nào phải chuyển viện lên tuyến trên. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng tăng cường chỉ đạo tuyến cho các trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố; tập huấn nghiệp vụ, cập nhật phác đồ điều trị sốt xuất huyết dengue và tay - chân - miệng cho tuyến dưới”.

KGT

Chủ Đề