Phẩm chất nghề nghiệp của nhà báo

Đạo đức nghề nghiệp là phẩm chất hàng đầu của người làm báo chân chính. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, báo chí ngày càng có ảnh hưởng và tác động to lớn tới mọi mặt của đời sống xã hội, tình hình chính trị, an ninh của đất nước nên đòi hỏi trách nhiệm của người làm báo cũng nặng nề hơn.

Nhân kỷ niệm 91 năm ngày báo chí cách mạng việt nam [21/6/1925 - 21/6/2016], PV Báo Hà Tĩnh đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Xuân Hải - Chủ tịch Hội Nhà báo Hà Tĩnh về vấn đề này:

- Theo ông, một nhà báo có đạo đức là một nhà báo như thế nào?

Trước hết, phải khẳng định rằng, đạo đức nghề báo là một phần đạo đức xã hội. Nó vừa thể hiện những giá trị chung được toàn thể loài người, không phân biệt môi trường sinh sống, chính kiến, niềm tin, truyền thống... cùng chia sẻ, vừa phản ánh những đặc thù tiêu biểu cho đời sống văn hóa, tâm linh, lý tưởng và niềm tin của quốc gia, dân tộc nơi nền báo chí ấy ra đời.

PV Báo Hà Tĩnh cùng các đồng nghiệp tác nghiệp tại Dự án Rau - củ - quả Thạch Văn [Thạch Hà]

Ở nước ta, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Hội Nhà báo Việt Nam đã thông qua Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam gồm 9 điều cụ thể mà bất cứ người làm báo nào cũng cần phải tôn trọng, tôn thờ nó như những người làm nghề y tôn thờ Lời thề Hippocrates. Từ những quy định chung của đạo đức người làm báo, từ thực tiễn hoạt động báo chí và từ sâu thẳm những xác tín nghề nghiệp của mình, tôi luôn cho rằng, một tác phẩm báo chí tốt và một nhà báo có đạo đức phải [và luôn luôn] đảm bảo tuân thủ 4 yếu tố sau: thời sự - trung thực - có tính định hướng cao và phù hợp với lợi ích của nhân dân.

- Ông quan niệm như thế nào về yếu tố chính xác và khách quan của báo chí? Liệu nhà báo có đạo đức có phải là nhà báo phơi trần toàn bộ sự thật lên mặt báo?

Tôi gọi tính chính xác và khách quan của báo chí là tính trung thực. Và, tính trung thực trong báo chí cách mạng, báo chí chân chính phải đạt đến mức độ chân thực - tức là bản chất của vấn đề. Phơi trần toàn bộ sự thật lên mặt báo là cách làm tự nhiên chủ nghĩa, thiếu tính nhân văn, thiếu tính chính trị, thiếu nhạy cảm nghề nghiệp và vô hình trung lại không nói lên sự thật chính xác, khách quan!

- Trong rất nhiều điều quyết định đạo đức nghề nghiệp của người viết báo, theo ông điều gì là quan trọng nhất?

Khi một người tham gia viết báo, muốn trở thành nhà báo tốt, anh ta chịu sự chi phối và quyết định của rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, theo tôi, có 2 yếu tố quan trọng nhất là tính chính trị và sự nhạy cảm nghề nghiệp.

Nghề báo là một nghề thuộc lĩnh vực chính trị - xã hội thông qua hoạt động nghiệp vụ. Tư duy báo chí thể hiện rõ tính chính trị. Nó cho phép phóng viên có thể xác định vị trí chính trị của mình trong quá trình thông tin.

Bản lĩnh chính trị vững vàng là một yêu cầu không thể thiếu đối với mỗi phóng viên báo chí hiện nay. Khác với báo chí trong cơ chế thị trường tư bản chủ nghĩa, báo chí của chúng ta phải làm tốt chức năng thông tin giáo dục vận động và tổ chức quần chúng thực hiện những nhiệm vụ của Đảng. Nhà báo phải năng động trong nền kinh tế thị trường, phấn đấu tăng nguồn thu nhưng không hạ thấp tính chiến đấu của báo chí; tích cực và chủ động hội nhập với thế giới nhưng vẫn giữ vững bản sắc người phóng viên báo chí cách mạng.

Những người “canh sóng” trên đỉnh non Hồng

Sự nhạy cảm được coi là một trong những phẩm chất nghề nghiệp quan trọng trong hoạt động sáng tạo của một phóng viên báo chí, thể hiện rõ đạo đức báo chí. Nhạy cảm để phát hiện những nhân tố mới, điển hình mới. Nhạy cảm để nhận ra đúng bản chất đích thực của những vấn đề, con số, sự kiện...

Có thể khẳng định, nhạy cảm nghề nghiệp là một yêu cầu quan trọng đối với phẩm chất cần có của một nhà báo. Thực tế cho thấy rằng, thông tin dù có tính chân thật cao nhưng còn phải xem thông tin đó có lợi hay hại. Đã có rất nhiều thông tin khi được ra mặt báo rất chính xác nhưng có hại cho xã hội, thiệt hại cho nhân phẩm con người hoặc cho nền kinh tế đất nước. Như vậy, tuy tin tức đưa ra là hoàn toàn đúng, nhưng đúng mà không có lợi thì vẫn chưa đủ. Chính vì thế mà nhà báo phải luôn tỉnh táo và phải biết quan tâm đến cái lợi, cái hại của mỗi thông tin trước khi quyết định truyền đi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Người làm báo cần phải làm gì để thể hiện tốt đạo đức nghề nghiệp trong bối cảnh hiện nay, thưa ông?

Trong bối cảnh hiện nay, báo chí ngày càng có ảnh hưởng và tác động to lớn, nhanh nhạy tới nhận thức, tình cảm và thái độ của nhân dân, tới tâm trạng và dư luận xã hội trong và ngoài nước, tới tình hình kinh tế, chính trị, an ninh, tới hình ảnh và uy tín của đất nước trên thế giới. Chính vì vậy, trách nhiệm của người làm báo cũng nặng nề hơn. Mỗi nhà báo phải cân nhắc nhiều hơn khi viết để làm sao nội dung mỗi bài báo riêng lẻ cũng như cơ cấu nội dung tổng thể của các thông tin trên báo giúp cho xã hội nhận thức đúng bản chất sự việc, giúp bạn đọc có thái độ tích cực với cuộc sống.

Mặt khác, không thể dễ dãi, tùy tiện khi viết. Kể cả khi viết về những cái hư hỏng, tiêu cực dù lớn đến đâu cũng không được làm cho người đọc mất lòng tin và dũng khí, ngược lại phải tiếp thêm sức mạnh cho mọi người có thêm dũng khí, quyết tâm tham gia tích cực hơn, chủ động hơn vào cuộc đấu tranh đến cùng đẩy lùi những tiêu cực. Đội ngũ những người làm báo phải tổ chức phản bác lại những hành động và luận điệu sai trái một cách kiên quyết, mạnh mẽ, kịp thời, có sức thuyết phục cao.

P.V

[Thực hiện]

P.V

[Thực hiện]

Trong thời đại số và chuyển dịch công nghệ 4.0, báo chí vẫn là một trong những ngành nghề được ưa chuộng và thu hút lực lượng lao động đông đảo. Tuy nhiên, để làm được công việc này, bạn cần phải có những tố chất và kỹ năng nhất định, từ sự năng động, nhiệt huyết, lập trường vững chắc cho tới kỹ năng ngôn ngữ và phân tích tốt.

Để theo đuổi nghề báo bạn cần có tố chất, kỹ năng gì?

I. Kỹ năng cần có của một nhà báo xuất sắc​

1. Kỹ năng phân tích tốt

Nhiệm vụ cốt lõi của nhà báo là cung cấp cho người đọc một bức tranh toàn cảnh, đầy đủ chi tiết về những gì đã xảy ra nên bạn buộc phải có kỹ năng quan sát và phân tích tốt, đánh giá vấn đề đa chiều và thậm chí là tìm ra những chi tiết dễ bị bỏ quên.

2. Kỹ năng ngôn ngữ tốt

Bạn phải có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tốt, cả nói và viết nếu như muốn đặt chân vào lĩnh vực này. Bạn có thấy mình là người linh hoạt trong cách sử dụng ngôn từ? Giọng văn của bạn có đa dạng hay không? Bạn phù hợp để viết theo phong cách hài hước hay chính luận, phân tích có chiều sâu? Bên cạnh đó, bạn tuyệt đối không được nói ngọng hay mắc các lỗi về ngữ pháp, chính tả trong bài viết của mình.
Thành thạo nhiều ngôn ngữ khác nhau, đặc biệt là Tiếng Anh cũng sẽ mang đến cho bạn những cơ hội tốt khi làm nghề báo như hội nhập với báo chí toàn cầu, làm phóng viên thường trú tại nước ngoài, phụ trách mảng tin tức quốc tế, ...

3. Khả năng chịu áp lực công việc​

Trở thành nhà báo đồng nghĩa với việc phải luôn chuẩn bị tinh thần "đối phó" với các vấn đề gây nhiều tranh cãi. Vì vậy, bạn cần đủ cứng rắn và sự tự tin để chịu áp lực công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bạn thậm chí còn phải đón nhận các chỉ trích, lời soi mói từ nhiều phía. Còn tính an toàn trong công việc thì sao? Bạn có thể sẽ phải xông pha vào những nơi nguy hiểm như vào các vùng bão lũ hoặc theo sát một vụ án. Những điều này đòi hỏi bạn phải có quyết tâm cao độ và phải chịu được áp lực lớn.

Nghề báo là công việc luôn đòi hỏi khả năng chịu áp lực cao

4. Kiến thức chuyên môn

Để trở thành một nhà báo chuyên nghiệp, bạn cần phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng về một lĩnh vực và nền tảng kiến thức cơ bản về các ngành nghề khác. Bạn cũng cần phải linh hoạt trong quá trình tiếp thu những kiến thức mới để không ngừng nâng cao chất lượng bài viết, bản tin của mình.

5. Kỹ năng công nghệ và thiết kế

Không chỉ lấy tin và viết bài đơn thuần, trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, những kỹ năng như lập trình, thiết kế đồ họa, báo chí đa phương tiện, ... đang dần trở thành điều kiện thiết yếu với mọi nhà báo. Kỹ năng thiết kế đồ họa hoặc chỉnh sửa hình ảnh/video sẽ khiến bài viết hấp dẫn hơn, từ đó tăng tương tác với người đọc.

II. Tố chất của một nhà báo có tâm, xứng tầm

1. Có nguyên tắc làm việc rõ ràng

Vì nhiệm vụ và trách nhiệm luôn gắn bó với lợi ích cộng đồng, một nhà báo chuyên nghiệp phải luôn tuân theo các chuẩn mực đạo đức và phải có nguyên tắc làm việc rõ ràng. Những nguyên tắc như đưa tin chính xác, đúng sự thật, có thái độ công bằng, khách quan,... luôn phải đặt lên hàng đầu. Chỉ có như vậy, người đọc mới có thể đặt niềm tin vào những nhà báo cũng như ngành báo chí nói chung.

2. Luôn tò mò

Tò mò có thể là một tính xấu trong cuộc sống thường ngày nhưng điều này lại cực kỳ cần thiết đối với một nhà báo. Sau khi đọc một câu chuyện hoặc một sự việc nào đó, bạn có thường lên mạng để tìm kiếm xem các tờ báo khác nhau viết về nó như thế nào, họ nhìn từ góc cạnh nào, quan điểm của họ ra sao? Nếu có thì bạn đã sở hữu một trong những tố chất quan trọng nhất của nghề báo.
Ngoài ra, một nhà báo giỏi cũng luôn có xu hướng tự tìm kiếm thông tin về các sự kiện trong nước và quốc tế hoặc tìm tòi kiến thức về một lĩnh vực chuyên môn nào đó để có thể truyền tải đến người đọc những thông tin chính xác và toàn diện.

3. Năng động, nhiệt huyết

Với đặc thù nghề nghiệp luôn phải làm việc trong môi trường có nhịp độ nhanh, thay đổi chóng mặt, một nhà báo chuyên nghiệp phải luôn tràn đầy năng lượng để có thể đi đến bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào cần thiết nhằm cập nhật tin tức nóng hổi. Ngoài ra, bạn phải nuôi dưỡng đam mê với các vấn đề mang tính thời sự, từ đó sẵn sàng vào hiện trường thực hiện các cuộc phỏng vấn, khảo sát, theo sát sự kiện đến cuối cùng.

4. Tính nhân văn

Bởi đối tượng lấy tin là những con người thực, tình huống thực có tác động đến nhiều người xung quanh; vì vậy, những người làm báo cần giữ chừng mực trong việc đặt câu hỏi, luôn tôn trọng cảm xúc của người đối diện, đặc biệt những người vừa trải qua bi kịch hay có hoàn cảnh khó khăn.
Dù đó là vấn đề có tầm ảnh hưởng lớn hay không đáng kể, hãy nhớ rằng lời nói và câu chữ của bạn có sức nặng hơn bạn nghĩ rất nhiều. Trước khi đặt bút viết, thử đặt mình vào vị trí của người khác, bạn sẽ có cái nhìn bao quát và nhân văn hơn. Suy cho cùng, trách nhiệm của nhà báo là đưa tin vì lợi ích cộng đồng nhưng cũng không được làm tổn thương bất kỳ cá nhân nào.

5. Tư duy kinh doanh

Những nhà báo có tố chất kinh doanh sẽ biết cách tận dụng nguồn tài nguyên mạng xã hội phong phú để phát triển sự nghiệp bản thân thay vì gò bó trong một tòa soạn hay đài truyền hình. Hiện nay, có rất nhiều MC, nhà báo có những trang blog, kênh YouTube riêng, mang lại nguồn thu nhập khá lớn bên cạnh mức lương chính thức.
Trên đây là 10 tố chất giúp bạn tự khẳng định liệu mình có phù hợp với nghề báo chí hay không. Đừng ngại học hỏi và cải thiện bản thân để có cơ hội đặt chân vào lĩnh vực đầy triển vọng này nhé!

MỤC LỤC:
I. Kỹ năng cần có của một nhà báo xuất sắc​
II. Tố chất của một nhà báo có tâm, xứng tầm

Đọc thêm: Mẹo tăng kỹ năng phân tích cho bản thân

Đọc thêm: Các vị trí việc làm ngành Báo chí, Truyền thông thu hút ứng viên

Video liên quan

Chủ Đề