Máy đo SpO2 - nhà thuốc Long Châu

Các loại máy này thường nhái với các thương hiệu uy tín như Eveny, Omroni hoặc tên chung chung là Oximeter, các máy này thường cho kết quả không chính xác. Theo phản ánh, các máy này có điểm chung là thiết kế nhỏ, dạng kẹp đầu ngón tay, dùng pin AAA, màn hình hiển thị hai thông số chính là SpO2, nhịp tim, cùng nút bấm để khởi động. Tuy nhiên, những thiết bị này có thiết kế lỏng lẻo, chất lượng nhựa kém, các mối nối không liền mạch, có thể dùng tay để gỡ phần máy.

Theo phản ánh trên các mạng xã hội và một số bộ phận chuyên môn cho thấy hầu hết các thiết bị đo SpO2 với giá dưới 300.000 đồng đều nhận phản hồi tiêu cực về chất lượng và bị đánh giá rất thấp. Người sử dụng những mặt hàng kém chất lượng này rất nguy hiểm khi tin theo những chỉ số báo trên máy không chính xác.

Theo một bác sĩ chuyên khoa thì: “Các thiết bị đo SpO2 cần thiết đối với các trường hợp F0 bắt đầu có triệu chứng, chứ không phải là dấu hiệu để phát hiện người mắc dịch”. Chỉ số SpO2 chỉ là một trong những phương tiện giúp nhận biết sớm các trường hợp F0 có dấu hiệu chuyển nặng, phù hợp cho những ai đang theo dõi người thân đang là F0 tại nhà. Bởi vậy không nên nghe quảng cáo rồi mua sắm đủ thứ thiết bị, nhiều khi không cần thiết mà còn đưa đến những chỉ số sai biệt rất tai hại. Chỉ làm giàu cho những kẻ lợi dụng cơ hội.

Cục TMĐT và KTS đã có Công văn số 874/TMĐT-QL yêu cầu các Sàn TMĐT rà soát và gỡ bỏ những sản phẩm vi phạm để có căn cứ xử lý. Đồng thời, Cục TMĐT và KTS khuyến cáo người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin về sản phẩm, người bán, đặc biệt không nên mua các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ bán trôi nổi trên mạng và khuyến khích người dân nếu phát hiện các gian hàng vi phạm hãy phản ánh về Cục TMĐT và KTS theo địa chỉ:

  • Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số – Bộ Công Thương
  • Địa chỉ: 25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm- Hà Nội
  • Điện thoại: 024 222 05 512 Email:

Máy đo SpO2 là thiết bị đo độ bão hòa ô-xy trong máu, kết hợp đo nhịp tim thông qua đầu ngón tay. Thiết bị nhỏ gọn này hỗ trợ theo dõi và kiểm tra các chỉ số sức khỏe, giúp bệnh nhân COVID-19 nhanh chóng phát hiện tình trạng thiếu ô-xy trong máu ngay cả khi cơ thể đang bình thường. Việc sử dụng thiết bị đo SpO2 khá đơn giản nhưng cũng cần lưu ý vì có thể xảy ra sai số trong quá trình thực hiện. 

Dưới đây là hướng dẫn của ThS. BS Đặng Thanh Tuấn, Tổ Đặc nhiệm Hồi sức hô hấp về cách sử dụng thiết bị này. ·  

Chỉ số SpO2: 

 - Độ bão hòa ô-xy trong máu bình thường là 98-100% 

- Người bệnh mắc COVID-19 khi có chỉ số SpO2 30 lần/phút, thở co kéo các cơ hô hấp phụ nhiều, cần được nhập viện để theo dõi và điều trị.

Nơi sản xuất

Trung Quốc

    • Đọc kỹ Hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
    • Không sử dụng máy đo nồng độ Oxy với MRI hoặc CT.
    • Nguy cơ cháy nổ: Không dùng máy trong môi trường dễ cháy, nổ.
    • Máy được sử dụng như một phương tiện hỗ trợ đánh giá bệnh nhân. Các bác sĩ nên đánh giá kết hợp với các biểu hiện và triệu chứng lâm sàng.
    • Nên kiểm tra cảm biến ở vị trí đặt đầu ngón tay thường xuyên để đảm bảo hệ tuần hoàn và da toàn thân của người đo ở trong tình trạng tốt.
    • Không dán băng dính trên ngón tay trong khi dùng cảm biến xung đầu ngón tay. Điều này có thể gây ra kết quả đọc không chính xác hoặc da bị phồng rộp.
    • Máy đo nồng độ Oxy không có lời nhắc, không dùng để theo dõi liên tục.
    • Sử dụng kéo dài hoặc tình trạng của bệnh nhân có thể yêu cầu thay đổi vị trí cảm biến định kỳ. Thay đổi vị trí cảm biến và kiểm tra tính toàn vẹn của da, tình trạng tuần hoàn và căn chỉnh chính xác ít nhất hai giờ một lần.
    • Các phép đo không chính xác có thể do quá trình hấp tiệt trùng, khử trùng bằng ethylene oxide hoặc ngâm các cảm biến trong chất lỏng.
    • Mức đáng kể của các hemoglobin bị rối loạn chức năng [chẳng hạn như carboxyl-hemoglobin hoặc methemoglobin] có thể gây ra kết quả đọc không chính xác.
    • Thuốc nhuộm nội mạch như xanh indocyanine hoặc xanh methylen có thể gây ra hiện tượng đọc không chính xác.
    • Phép đo SPO2 có thể bị ảnh hưởng bất lợi khi có nhiều ánh sáng xung quanh. Vui lòng che chắn khu vực cảm biến nếu cần thiết.
    • Hành động không mong muốn có thể gây ra việc đọc không chính xác.
    • Tín hiệu y tế với tần số cao hoặc nhiễu do máy khử rung tâm có thể dẫn đến việc đọc không chính xác.
    • Xung động tĩnh mạch có thể gây ra kết quả đọc không chính xác.
    • Có thể gây ra kết quả không chính xác khi vị trí của cảm biến và vòng bít huyết áp nằm trên cùng một ống thông động mạch hoặc đường nội mạch.
    • Tụt huyết áp, có mạch nghiêm trọng, thiếu máu trầm trọng hoặc hạ thân nhiệt có thể gây ra kết quả đọc không chính xác.
    • Có thể gây ra kết quả đọc không chính xác khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc bổ tim sau khi ngừng tim hoặc bệnh nhân bị run.
    • Móng tay màu sáng hoặc sơn màu sáng có thể khiến việc đọc SPO2 không chính xác.
    • Tuân theo các quy định địa phương và hướng dẫn tái chế liên quan đến việc thải bỏ hoặc tái chế thiết bị và các thành phần của thiết bị, bao gồm cả pin.

Video liên quan

Chủ Đề