Thực trạng cung ứng thuốc tại bệnh viện

Tuy nhiên thời gian qua, sự việc trở nên nghiêm trọng khi hàng loạt BV lớn đều bế tắc trong việc tìm nguồn thuốc và vật tư y tế. Thực tế này cần được Chính phủ, các bộ, ngành liên quan và các địa phương sớm có giải pháp tháo gỡ.

Nhiều bệnh viện bế tắc trong tìm nguồn thuốc, vật tư y tế

Tại BV Đa khoa TP Cần Thơ, lãnh đạo BV thừa nhận tình trạng thiếu thuốc khoảng 2 tháng qua. Hậu Giang, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh hay một số BV khu vực phía Bắc cũng thiếu thuốc trong danh mục BHYT. Đơn cử như thuốc ung thư, một số vật tư như đinh, nẹp, stent…

Nhà thuốc bệnh viện Đức Giang, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Tại BV K, đại diện BV cho biết, tình trạng thiếu kim luồn và một vài trang thiết bị khác diễn ra khoảng vài tuần nay do đơn vị chưa đấu thầu mua sắm. Dù không gặp vướng mắc về mặt đầu tư, song BV cần xây dựng giá tốt nhất khi mời thầu, đảm bảo hai tiêu chí hợp lý về giá và đảm bảo chất lượng điều trị. Với các quy trình như vậy, trong khoảng 1 - 2 tuần nữa, BV mới có kết quả đấu thầu và dự kiến đầu tháng 7 có nguồn vật tư y tế cung ứng trở lại.

Trong khi đó, tại BV E, gần đây có bệnh nhân đã thắc mắc, họ đến khám bảo hiểm y tế [BHYT], được kê đơn 3 loại thuốc thì 2 loại thuốc là insulin và thuốc uống điều trị tiểu đường phải mua ngoài.

Đáng nói 2 loại thuốc này đều nằm trong danh mục BHYT chi trả mà bệnh nhân được hưởng. Thế nhưng thực tế, bệnh nhân đã mua 2 loại thuốc này hơn 450.000 đồng cho 1 tháng điều trị và đã phải mua ngoài trong vòng 3 tháng là hơn 1,3 triệu đồng.

Thừa nhận có tình trạng thiếu thuốc tại BV, TS Nguyễn Công Hựu - Giám đốc BV E cho hay, quá trình mua sắm đấu thầu thuốc hoặc vật tư y tế thường kéo dài 4 - 5 tháng.

Trước đó, các khoa, phòng của BV làm chuyên môn đều phải có dự trù, thống kê và kế hoạch mua sắm. Kế hoạch mua sắm phải có hồ sơ được phê duyệt và lựa chọn đơn vị trúng thầu. Tuy nhiên, đơn vị trúng thầu đôi khi cũng không có đủ hàng cung cấp cho BV. Quy trình làm thầu chậm cũng có nhiều lý do, trong đó có thể dự trù không kịp.

Đặc biệt, thời gian qua, mô hình bệnh tật đã thay đổi nhanh và sau 2 năm chống dịch, người dân đi đến các cơ sở khám chữa bệnh quá nhiều, dẫn đến sự quá tải. Vì vậy xảy ra tình trạng có thể năm nay cơ sở y tế dự kiến mua 1.000 viên thuốc nhưng sang năm có thể phải sử dụng 1.500 - 2.000 viên. Do đó, BV phải bổ sung thầu.

Trong trường hợp này, nếu trước đây, khi thiếu thuốc hoặc vật tư y tế, cơ sở y tế có thể vay, mượn đơn vị cung cấp trước, sau đó làm hồ sơ trả sau. Tuy nhiên hiện tại, không thể linh động như vậy được.

Hiện BV E đã làm xong thủ tục đấu thầu thuốc, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu thuốc, đảm bảo quyền lợi cho người bệnh BHYT. Tuy nhiên, lãnh đạo BV E thừa nhận cũng không đảm bảo đủ thuốc 100%.

“Việc thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế trên diện rộng ở nhiều cơ sở y tế trên toàn quốc và lâu dài như hiện nay là chuyện không bình thường. Bên cạnh những yếu tố khách quan như cũng có nguyên nhân hiện nay các BV thận trọng hơn trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế” - TS Nguyễn Công Hựu nhận định.

Trước thông tin thiếu thuốc tại các cơ sở y tế trên địa bàn, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã làm việc với các BV, trung tâm y tế trực thuộc. Đại diện Sở Y tế khẳng định, TP không thiếu thuốc, hầu hết BV đã có kết quả đấu thầu. Một vài cơ sở thiếu thuốc cục bộ trước đây hiện được cung ứng đủ…

Tuy nhiên, khi được hỏi BV có thiếu thuốc hay không, câu trả lời của hầu hết các lãnh đạo đơn vị là có. Nhưng tất cả đều cho rằng, vấn đề này đã tồn tại từ rất lâu do nhiều nguyên nhân khác nhau, chứ không phải sợ sai mà không dám tổ chức đấu thầu hoặc đấu thầu muộn.

Tháo gỡ bằng các biện pháp linh hoạt, cụ thể

Trước tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế ở nhiều cơ sở y tế như hiện nay, Bộ Y tế yêu cầu các sở y tế và BV khẩn trương báo cáo nguyên nhân, từ đó tìm ra giải pháp tháo gỡ. Trước đó, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đã gửi văn bản hỏa tốc tới các cơ sở và BV yêu cầu báo cáo nguyên nhân thiếu thuốc, song hầu như chưa nhận được báo cáo từ địa phương.

Theo Bộ Y tế, nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế là do tâm lý lo ngại, sợ sai, sợ được thanh tra, kiểm tra, do vậy không dám làm, không dám đấu thầu, mua sắm của một số địa phương và đơn vị.

Mặc dù Bộ Y tế và UBND các tỉnh, TP đã thực hiện việc phân cấp thẩm quyền mua sắm, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị. Đến nay, Bộ Y tế đã chủ động đôn đốc các đơn vị tăng cường năng lực, hiệu quả công tác mua sắm, đấu thầu và kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan.

Thứ trưởng phụ trách điều hành hoạt động của Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, để tháo gỡ một phần khó khăn, trong 6 tháng đầu năm 2022, Bộ Y tế đã cấp giấy đăng ký lưu hành cho 963 thuốc; công bố Danh mục 6.251 thuốc có giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực trước ngày 30/6/2022 và được kéo dài hiệu lực đến ngày 31/12/2022 cấp 738 giấy phép nhập khẩu sinh phẩm xét nghiệm trong phòng thí nghiệm; 21.762 giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế và 22 số lưu hành trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 trong trường hợp cấp bách. Hiện có khoảng 140.000 thông tin kê khai giá trang thiết bị y tế được công khai để các đơn vị tra cứu, làm cơ sở mua bán trang thiết bị y tế theo quy định.

Tuy nhiên, lãnh đạo một số địa phương cho hay, tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế chủ yếu do lo ngại, sợ sai, sợ bị thanh tra, kiểm tra, bị động; phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như tình hình dịch bệnh, mô hình bệnh tật; chậm thầu so với dự kiến do tình trạng hết hạn số đăng ký của một số loại thuốc.

Một số khó khăn do chậm có kết quả đấu thầu tập trung quốc gia, đàm phán giá một số thuốc mua sắm tập trung quốc gia, dẫn tới các cơ sở phải thực hiện hình thức mua sắm tại cơ sở và không chủ động được thời gian, số lượng mua sắm.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cam kết, sau khi nhận được phản ánh của các địa phương, cơ sở y tế về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai mua sắm, đấu thầu, Bộ Y tế sẽ phối hợp, làm việc với các bộ, ngành liên quan để phối hợp điều chỉnh, bổ sung, tháo gỡ.

Nhấn mạnh không được để thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ, việc giải quyết những khó khăn trong mua sắm, đấu thầu không phải chỉ bằng mệnh lệnh hành chính mà phải được tháo gỡ bằng các biện pháp linh hoạt, cụ thể, nhất là hoạt động đấu thầu tập trung.

Trên cơ sở tập hợp mọi vướng mắc của địa phương trong mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, Bộ Y tế khẩn trương làm việc với BHXH Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT để có văn bản tháo gỡ ngay.

BHYT Việt Nam nắm lại tình hình thanh toán cho những trường hợp bệnh nhân phải tự mua thuốc, vật tư y tế trong quá trình điều trị. Bộ Y tế tập trung tháo gỡ những vấn đề cụ thể, làm trách nhiệm vì công việc chung, vì người bệnh, không để thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.

"Để giải quyết các tồn tại cần có đánh giá tổng thể về thực trạng công tác đấu thầu. Trong đó có sự phân biệt khác nhau giữa đấu thầu thuốc, vật tư tiêu hao và trang thiết bị y tế, để từ đó tìm ra thực trạng đúng, tại sao bây giờ DN không tham gia đấu thầu; vướng ở đâu về thể chế, quá trình tổ chức thực thi; vướng ở các nguyên nhân khách quan, chủ quan nào...

Từ đó, nếu quy định vướng ở các luật thuộc thẩm quyền của Quốc hội, phải trình Quốc hội để ra nghị quyết giải quyết. Vướng ở Chính phủ, chúng ta phải trình Chính phủ; vướng ở liên tịch giữa Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT phải cùng các bộ đó giải quyết. Vướng ở các văn bản luật thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế thì Bộ đứng ra giải quyết.

Có như vậy chúng ta mới từng bước tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc để công tác đấu thầu từng bước lập lại trật tự bình thường, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của người dân.

Chúng ta cần sớm có Nghị định của Chính phủ trên cơ sở hướng dẫn Luật Dược, Luật Quản lý tài sản công, Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Luật Đấu thầu... để có văn bản về liên doanh, liên kết, mượn máy, hóa chất... Khi có hành lang cụ thể chuyên biệt của ngành y tế sẽ tạo hành lang pháp lý ổn định khi muốn mua sắm tài sản công, mua sắm thiết bị. Hành lang đó bảo đảm an toàn cho người mua sắm, từ làm tốt công tác đấu thầu trang thiết bị, vật tư tiêu hao..." - Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế - TS Nguyễn Huy Quang

"Còn nhiều bất cập trong việc đấu thầu nên cán bộ khi làm rất sợ sai, dẫn đến việc thiếu thuốc. Để khắc phục tình trạng này, cần tăng tính tự chủ cho BV. Ngoài công tác đấu thầu, BV có thể đấu giá công khai không vượt mức giá trần mà cơ quan quản lý ngành đưa ra. Hiện nay, trong quy định đấu thầu phải lấy giá thấp nhất. Tuy nhiên, giá rẻ chưa chắc chất lượng bảo đảm. Nên trao quyền cho BV để lựa chọn loại thuốc tốt cho bệnh nhân với giá hợp lý." - Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan - Đoàn TP Hồ Chí Minh

Files in This Item:

Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.

"Chi phí quan trọng hơn chất lượng, nhưng chất lượng là con đường tốt nhất để giảm chi phí" - Genichi Taguchi

Luận văn thạc sĩ Thực trạng cung ứng thuốc và yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2018.Theo Tổ chức y tế thế giới [WHO], thuốc là nội dung chi tiêu cao thứ hai sau chi phí nhân sự trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của một quốc gia. Thống kê chi tiêu toàn cầu cho thấy trong năm 2010 tổng chi tiêu cho thuốc là 887 tỷ đô la Mỹ và ước tính đến năm 2020 thị trường dược sẽ tăng lên khoảng 1,4 nghìn tỷ đô la Mỹ

Số tiền chi cho việc mua thuốc của các nước trên thế giới là rất lớn, từ 40% – 60% toàn bộ ngân sách y tế cho khu vực công [58]. Mặc dù chi tiêu nặng nề như vậy, một phần ba dân số thế giới vẫn đang thiếu thuốc thiết yếu, vấn đề này xảy ra hơn một nửa là tập trung ở các nước Châu Á và Châu Phi [51]. Một lý do chính cho thực trạng này là quản lý tài nguyên có sẵn chưa tốt và ước tính đến 70% thuốc bị lãng phí đối với bất kỳ quốc gia nào có hệ thống quản lý thuốc kém [64]. Do đó, quản lý thuốc hợp lý ngày càng trở nên quan trọng để sử dụng tối ưu nhất ngân sách dành cho y tế. Đánh giá phân loại của Tổ chức Y tế thế giới [WHO] và Hội nghị thương mại – phát triển của Liên hợp quốc [UNCTAD], thì Việt Nam là nước đang ở giai đoạn cấp độ 3 [Có công nghiệp dược nội địa; có sản xuất thuốc Generic; xuất khẩu một số dược phẩm], tiền thuốc bình quân đầu người dân Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 – 2015, đã tăng đáng kể từ mức 5,4 USD/ người năm 2000, lên mức 38 USD/ người năm 2015, tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm là 14%, điều này cho thấy nhu cầu về các sản phẩm dược và dịch vụ y tế sẽ ngày càng tăng và mở rộng [18]. Những bất cập trong cung ứng, sử dụng thuốc tại các bệnh viện cũng ngày càng gia tăng, chẳng hạn như: Thuốc không thiết yếu [không thực sự cần thiết] được sử dụng với tỷ lệ cao, lạm dụng kháng sinh, vitamin [21]. Việc quản lý cung ứng thuốc được tổ chức theo năm chức năng cơ bản của chu trình quản lý thuốc là: lựa chọn, mua sắm, cấp phát và tồn trữ thuốc, sử dụng thuốc, trung tâm của chu trình này là các yếu tố hệ thống hỗ trợ quản lý, bao gồm: tổ chức, tài chính, quản lý thông tin, quản lý nguồn lực và chất lượng [48]. Bệnh viện quận Thủ Đức là một bệnh viện đa khoa hạng I, được Bộ y tế công nhận là bệnh viện tuyến cuối. Như vậy, bệnh viện thực hiện chức năng là bệnh viện tuyến cuối. Tuy nhiên, bệnh viện quận Thủ Đức là bệnh viện trực thuộc Ủy ban nhân dân Quận, vẫn là bệnh viện tuyến huyện, thực hiện chức năng và hưởng các chế độ có liên quan là bệnh viện tuyến huyện; bệnh viện tự chủ tài chính hoàn toàn về chi thường xuyên chính thức từ năm 2015; nhưng lại tự chủ về đầu tư lại từ năm 2010; với quy mô 800 giường kế hoạch và thực hiện trên 1000 giường nội trú. Đây là điểm khác biệt của bệnh viện quận Thủ Đức so với các bệnh viện trong cả nước về tự chủ bộ máy, tài chính và các hoạt động cung cấp dịch vụ khác của bệnh viện. Hàng năm, bệnh viện khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn, các vùng lân cận và các tỉnh, thành giáp ranh Thành phố, trung bình khoảng 1.524.670 lượt người/năm. Với số lượt khám chữa bệnh này, bệnh viện quận Thủ Đức là bệnh viện có số lượt khám chữa bệnh ngoại trú đông nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kể từ khi mới thành lập tới nay, công tác khám chữa bệnh và hoạt động đảm bảo phục vụ công tác khám chữa bệnh trong đó có công tác cung ứng thuốc tại Bệnh viện quận Thủ Đức luôn được ban lãnh đạo bệnh viện quan tâm. Nhưng hiện tại thực trạng hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện quận Thủ Đức như thế nào?

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến thực tạng hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện quận Thủ Đức hiện nay?. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng cung ứng thuốc và yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2018”.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1- Mô tả thực trạng cung ứng thuốc tại Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2018.

2- Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện quận Thủ Đức

MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………………….4 1.1. KHÁI NIỆM VỀ CUNG ỨNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN……………………4 1.2.1. Lựa chọn thuốc ……………………………………………………………………………………………………………… 5 1.2.2. Mua sắm thuốc cho bệnh viện …………………………………………………………………………………… 5 1.1.3. Cấp phát và tồn trữ thuốc……………………………………………………………………………………………. 6 1.1.4. Sử dụng thuốc của bệnh viện …………………………………………………………………………………….. 6 1.2. MỘT SỐ VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN CUNG ỨNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN …………………………………………………………………………………………………7 1.2.1. Hoạt động lựa chọn thuốc…………………………………………………………………………………………… 7 1.2.2. Hoạt động mua sắm thuốc ………………………………………………………………………………………….. 8 1.2.3. Hoạt động cấp phát và tồn trữ thuốc ………………………………………………………………………… 8 1.2.4. Hoạt động sử dụng thuốc ……………………………………………………………………………………………. 9 1.3. TÌNH HÌNH CUNG ỨNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN………………………….9 1.3.1. Lựa chọn thuốc ……………………………………………………………………………………………………………. 10 1.3.2. Mua sắm thuốc ……………………………………………………………………………………………………………. 11 1.3.3. Cấp phát và tồn trữ thuốc………………………………………………………………………………………….. 12 1.3.4. Sử dụng thuốc ……………………………………………………………………………………………………………… 12 1.4. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG ỨNG THUỐC BỆNH VIỆN……………13 1.4.1. Cơ cấu tổ chức, nhân lực của bệnh viện………………………………………………………………… 13 1.4.2. Hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị…………………………………………………………….. 14 1.4.3. Phân loại bệnh tật bệnh viện…………………………………………………………………………………….. 15 1.5. KHUNG LÝ THUYẾT…………………………………………………………………………..17 1.6. VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC…………………………………………18 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………..19 2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………..19 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu định lượng …………………………………………………………………………… 19 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu định tính ………………………………………………………………………………. 19 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………….20iii 2.3. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………………..20 2.4. Cỡ mẫu …………………………………………………………………………………………………20 2.5. Phương pháp chọn mẫu…………………………………………………………………………..21 2.6. Phương pháp thu thập số liệu…………………………………………………………………..21 2.6.1. Thu thập thông tin định lượng …………………………………………………………………………………. 21 2.6.2. Thu thập thông tin định tính …………………………………………………………………………………….. 22 2.6.3. Công cụ thu thập dữ liệu …………………………………………………………………………………………… 23 2.7. Biến số nghiên cứu…………………………………………………………………………………23 2.7.1. Thực trạng cung ứng thuốc tại Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2018………………. 23 2.7.2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng cung ứng thuốc tại Bệnh viện quận Thủ Đức ……………………………………………………………………………………………………………………. 23 2.8. Tiêu chuẩn đánh giá ……………………………………………………………………………….24 2.9. Phương pháp phân tích số liệu …………………………………………………………………25 2.10. Đạo đức nghiên cứu ……………………………………………………………………………..25 2.11. Sai số và biện pháp khắc phục sai số ………………………………………………………26 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………………………27 3.1. Thực trạng cung ứng thuốc tại Bệnh viện quận Thủ Đức…………………………….27 3.1.1. Hoạt động lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện …………………………… 27 3.1.2. Hoạt động mua sắm thuốc năm 2018 …………………………………………………………………….. 31 3.1.3. Hoạt động cấp phát và tồn trữ thuốc năm 2018 …………………………………………………… 34 3.1.4. Hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện …………………………………………………………………. 37 3.2. Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc của bệnh quận Thủ Đức……41 3.2.1. Cơ cấu tổ chức, nhân lực của bệnh viện………………………………………………………………… 41 3.2.2. Cơ cấu tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất của khoa dược ………………………………….. 44 Chương 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………………….56 4.1. Thực trạng cung ứng thuốc tại Bệnh viện quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018 …………………………………………………………………………………………..56 4.1.1. Hoạt động lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện …………………………… 56 4.1.2. Hoạt động mua sắm thuốc ………………………………………………………………………………………… 59 4.1.3. Hoạt động cấp phát và tồn trữ thuốc ………………………………………………………………………. 60iv 4.1.4. Hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện …………………………………………………………………. 61 4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc của bệnh quận Thủ Đức……62 4.2.1. Cơ cấu tổ chức của bệnh viện và khoa Dược……………………………………………………….. 62 4.2.2. Cơ sở vật chất của khoa dược ………………………………………………………………………………….. 63 4.2.3. Tình hình nhân lực……………………………………………………………………………………………………… 63 4.2.4. Hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện …………………………………………………………… 64 4.2.3. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị ……………………………………….. 65 4.3. Hạn chế nghiên cứu………………………………………………………………………………..66 KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………..67 KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………………69 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Tỷ lệ và kinh phí chủng loại thuốc trong nước và thuốc ngoại nhập …….29 Bảng 3.2: Tỷ lệ và kinh phí thuốc theo tên generic và tên biệt dược sử dụng……….29 Bảng 3.3: Tỷ lệ thuốc đơn thành phần, đa thành phần……………………………………….30 Bảng 3.4: Cơ cấu danh mục và kinh phí thuốc theo quy chế chuyên môn……………30 Bảng 3.5: Cơ cấu danh mục thuốc theo phân tích ABC …………………………………….33 Bảng 3.6: Cơ cấu danh mục thuốc theo phân tích VEN …………………………………….33 Bảng 3.7: Cơ cấu danh mục thuốc theo phân nhóm I, II, III ………………………………34 Bảng 3.8: Mức độ tồn kho dự trữ tại kho dược theo quý……………………………………35 Bảng 3.9: Lượng thuốc tồn trung bình của các nhóm thuốc……………………………….36 Bảng 3.10: Mức độ nhận thức của bệnh nhân về hướng dẫn sử dụng thuốc …………38 Bảng 3.11: Nguồn thông tin về hướng dẫn sử dụng thuốc …………………………………38 Bảng 3.12: Cơ cấu nhân lực Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2018……………………….42 Bảng 3.13: Cơ cấu nhân lực Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2018 [tt]………………….43 Bảng 3.14: Cơ cấu nhân lực khoa Dược năm 2018 …………………………………………..44 Bảng 3.15: Cơ sở hạ tầng khoa Dược năm 2018 ………………………………………………47 Bảng 3.16: Trang thiết bị khoa Dược năm 2018……………………………………………….48 Bảng 3.17: Cách thức triển khai hoạt động của HĐT & ĐT ………………………………51 Bảng 3.18: Số lượt khám bệnh năm 2018………………………………………………………..54 Bảng 3.19: Kết quả điều trị năm 2018 …………………………………………………………….54

Bảng 3.20: Cơ cấu phân loại bệnh tật tại Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2018……..5

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ danh mục thuốc sử dụng, phân loại theo ATC……………………….28 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ thuốc sử dụng trong năm 2018, phân loại theo ATC………………39 Sơ đồ 1.1: Quy trình cung ứng thuốc ………………………………………………………………..4 Sơ đồ 1.2: Hệ thống pháp lý về đấu thầu, mua sắm thuốc……………………………………8 Sơ đồ 1.3: Yếu tố quyết định và ảnh hưởng tới PLBT ………………………………………15 Sơ đồ 1.4: Khung lý thuyết nghiên cứu ………………………………………………………….17 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tóm tắt các bước xây dựng DMT của bệnh viện ………………………27 Sơ đồ 3.2: Quy trình đầu thầu thuốc ……………………………………………………………….31 Sơ đồ 3.3: Quy trình mua sắm thuốc……………………………………………………………….32 Sơ đồ 3.4: Quy trình cấp phát thuốc nội trú……………………………………………………..34 Sơ đồ 3.5: Quy trình cấp phát thuốc BHYT……………………………………………………..35 Sơ đồ 3.6: Quy trình thu thập và xử lý thông tin ………………………………………………37 Sơ đồ 3.7: Vai trò của Đơn vị Dược lâm sàng ………………………………………………….40 Sơ đồ 3.8: Sơ đồ tổ chức Bệnh viện quận Thủ Đức…………………………………………..41 Sơ đồ 3.9: Sơ đồ tổ chức khoa Dược ………………………………………………………………44

Sơ đồ 3.10: Mô hình Hội đồng thuốc và Điều trị………………………………………………5

Video liên quan

Chủ Đề