Phần tích các chính sách kinh tế chính trị xã hội văn hóa của vương triều Tây Sơn

BÀI 23:

PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP

THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỶ XVIII

I. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước cuối thế kỷ XVIII:

1.Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam:

-Ở Đàng Ngoài:

- Giữa thế kỷ XVIII, khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tục.

- Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn xưng vương,nhưng cũng bước vào thời kỳ suy thoái.

2.Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn:

- Năm 1771, khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùng nổ do Nguyễn Nhạc,Nguyễn Huệ,Nguyễn Lữ lãnh đạo

-1785: đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn

-1786 – 1788: đánh đổ chính quyền Lê – Trịnh., bước đầu thống nhất đất nước.

II. Các cuộc kháng chiến ở cuối thế kỷ XVIII

1. Kháng chiến chống Xiêm [1785]

- Sau khi chính quyền chúa Nguyễn bị lật đổ, Nguyễn Ánh sang Xiêm cầu cứu. Vua Xiêm sai 5 vạn quân thuỷ, bộ tấn công nước ta.

-Nguyễn Huệ đem quân vào Gia Định chống giặc- Năm 1785, Nguyễn Huệ tổ chức đánh tan giặc tại trận Rạch Gầm – Xoài Mút, đập tan mưu đồ xâm lược của quân Xiêm.

2. Kháng chiến chống Thanh [1789]

- Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, Lê Chiêu Thống cầu cứu quân Thanh. Vua Thanh sai tướng đem 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.

- Trước sức mạnh của địch quân Tây Sơn tạm rút về Ninh Bình, Thanh Hóa.

- Nguyễn Huệ quyết định lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Quang Trung, thần tốc tiến quân ra Bắc.

- Đúng giao thừa Tết Kỷ Dậu, quân ta được lệnh lên đường. Sau 5 ngày tiến quân thần tốc, chiến đấu quyết liệt với chiến thắng vang dội tại trân Ngọc Hồi - Đống Đa, quân ta đánh bại hoàn toàn quân xâm lược

III. Vương triều Tây Sơn: [đọc thêm]

1. Đối nội:

- Năm 1778 Nguyễn Nhạc xưng Hoàng Đế [hiệu Thái Đức], Vương triều Tây Sơn được thành lập.

- Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế quản lý từ Thuận Hoá trở ra Bắc.

- Khôi phục sản xuất, tổ chức lại chính quyền, công tác giáo dục, thi cử.

- Đất nước ổn định, quân đội tổ chức tốt.

2. Đối ngoại:

- Quan hệ thân thiện với nhà Thanh, Lào và Chân Lạp.

- Năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời, không kịp hoàn thành ý nguyện thống nhất đất nước,triều Tây Sơn lục đục, suy yếu rồi sụp đổ.

I. Nhận biết, thông hiểu

Câu 1. Năm 1771, anh em nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở đâu? Ai là người lãnh đạo phong trào Tây Sơn?

A. Tây Sơn hạ đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh.

B. Tây Sơn trung đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Lữ, Nguyễn Ánh, Nguyễn Huệ

C. Tây Sơn thượng đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.

D. Tây Sơn hạ đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh.

Câu 2. Từ năm 1776 đến năm 1783, quân Tây Sơn đã giành những chiến thắng vang dội nào?

A. Giải phóng hầu hết Đàng Trong, tiêu diệt thế lực cát cứ của chúa Nguyễn.

B. Liên tục mở các cuộc tấn công vào Đàng Trong, đánh chiếm Phú Yên.

C. Liên tục mở các cuộc tấn công ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.

D. Làm chủ vùng đất Quy Nhơn [Bình Định], đánh bại quân Xiêm xâm lược.

Câu 3. Ai là người đã cầu cứu vua Xiêm, dẫn đến việc quân Xiêm sang xâm lược nước ta vào năm 1784 - 1785?

  1. Trần Ích Tắc. B. Nguyễn Ánh.
  2. Lê Chiêu Thống. D. Trần Lộng.

Câu 4. Chiến thắng nào của nghĩa quân Tây Sơn đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của quân Xiêm năm 1785?

A. Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ ba.

B. Chiến thắng Chi Lăng.

C. Chiến thắng Xương Giang

D. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút.

Câu 5. Đầu tháng 1-1785, Nguyễn Huệ đem quân từ Quy Nhơn vượt biển vào Gia Định để chống lại quân Xiêm, ông cho đóng đại bản doanh ở đâu?

A. Trà Tân [phía bắc bờ sông Tiền].

B. Trên khúc sông Tiền đoạn từ Rạch Gầm đến Rạch Xoài Mút.

C. Mĩ Tho.

D. Ven sông Trà Luật.

Câu 6. Khi Nguyễn Huệ đem quân tấn công ra Bắc, ông đã nêu khẩu hiệu gì?

  1. “Phù Lê diệt Mạc”. B. “Phù Lê diệt Trịnh”.
  2. “Phù Lê diệt Nguyễn”. D. “Phù Lê, diệt Trịnh, Nguyễn”.

Câu 7. Ai là người đã cầu cứu vua Thanh [Càn Long], dẫn đến việc quân Thanh sang xâm lược nước ta vào năm 1788 - 1789?

  1. Lê Long Đĩnh. B. Nguyễn Ánh.
  2. Lê Chiêu Thống. D. Trần Kiện.

Câu 8. Phòng tuyến do quân Tây Sơn thiết lập để ngăn cản quân Thanh sau khi rút lui là

  1. Tam Điệp – Biện Sơn. B. Hà Hồi - Ngọc Hồi.
  2. Bờ Nam sông Gianh. D. Bờ Nam sông Như Nguyệt.

Câu 9. Lực lượng nào đặt cơ sở bước đầu cho việc thống nhất đất nước vào cuối thế kỉ XVIII?

  1. Nghĩa quân Tây Sơn. B. Lực lượng chúa Trịnh.
  2. Lực lượng chúa Nguyễn. D. Lực lượng vua Lê.

Câu 10. Nguyễn Huệ khi lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là gì?

  1. Quang Trung. B. Nguyễn Vương.
  2. Gia Long. D. Bắc Bình Vương.

Câu 11. Vì sao cuối năm 1788, vua Càn Long cho 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta?

A. Vì nội bộ nước ta bị chia rẽ do chúa Trịnh lấn át quyền lực của vua Lê.

B. Vì Nguyễn Ánh cầu cứu vua Thanh.

C. Vì vua Xiêm muốn quân Thanh và quân Xiêm cùng lúc tấn công nước ta.

D. Vì vua Càn Long muốn mở rộng lãnh thổ về phía Nam.

II. Vận dụng và vận dụng cao

Câu 12. Phát biểu nào đúng về chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785?

A. Đây là trận hợp đồng binh chủng đầu tiên trong lịch sử.

B. Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử nước ta.

C. Đây là trận phục kích của mang tính chất du kích tiêu biểu trong lịch sử.

D. Đây là chiến thắng thể hiện rõ nghệ thuật “đánh điểm diệt viện”.

Câu 13. Một trong những nguyên nhân thất bại chủ yếu của phong trào nông dân Tây Sơn là

A. không có sự giúp đỡ của nước ngoài.

B. nội bộ bị chia rẽ, mất đoàn kết.

C. không có đường lối kháng chiến đúng đắn để chống giặc ngoại xâm.

D. quân Thanh quá mạnh nên đã dễ dàng đánh bại nghĩa quân.

Câu 14. Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến các chính sách của vua Quang Trung chưa được áp dụng nhiều trên thực tế?

  1. Vua Quang Trung mất sớm. B. Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn.
  2. Triều Tây Sơn bị chia rẽ. D. Không có sự hậu thuẫn của vua Lê.

Câu 15. Ý nào phản ánh đúng về đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc?

A. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

B. Thống nhất hoàn toàn đất nước.

C. Hỗ trợ vua Lê nắm quyền trở lại trên cả nước.

D. Đánh bại ba lần xâm lược của quân Mông – Nguyên, Xiêm và Thanh.

Câu 16. Ý nào không phản ánh đúng về đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc?

A. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

B. Đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh.

C. Lật đổ sự thống trị của nhà Mạc.

D. Có nhiều chính sách tiến bộ dưới thời vua Quang Trung.

TỰ LUẬN

Câu 1. Trình bày tình hình của chế độ phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XVIII.

Câu 2.Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Thanh cuối thế kỉ XVIII.

Câu 3. Em hãy lí giải vì sao từ một cuộc khởi nghĩa nông dân ở ấp Tây Sơn, lại nhanh chóng phát triển thành một phong trào rộng lớn?

Câu 4. Phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Thanh cuối thế kỉ XVIII.

Câu 5. Em hãy đánh giá vai trò của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc cuối thế kỉ XVIII.

Nhà Tây Sơn hay Triều Tây Sơn là một triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam tồn tại từ năm 1778 đến năm 1802. Nhà Tây Sơn được lập nên bởi 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Người nắm quyền đầu tiên của nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, người anh cả, lên ngôi năm 1778. Và sau đó tới năm 1788, Nguyễn Nhạc nhường ngôi cho em là Nguyễn Huệ, chính là Quang Trung hoàng đế.

Tuy chỉ tồn tại trong vòng chưa đầy 3 thập kỷ nhưng triều đại Tây Sơn đã có công tích lớn là tiếp tục mở rộng lãnh thổ đất nước sau hàng trăm năm bị chia cắt bởi các cuộc tranh giành quyền lực giữa các thế lực lớn. Đồng thời triều đại Tây Sơn đã 2 lần đánh bại quân xâm lược ngoại quốc là quân Xiêm La và quân nhà Thanh bằng những chiến dịch quân sự thần tốc. Có được những chiến thắng đó là bởi những thủ lĩnh của nghĩa quân Tây Sơn có sách lược khôn khéo, thu hút được sự ủng hộ và hưởng ứng của nhiều tầng lớp nhân dân, trong đó đặc biệt là những chính sách xây dựng lực lượng và nghệ thuật quân sự.

Sức mạnh quân Tây Sơn. Ảnh: Internet

Được hình thành từ lực lượng nghĩa quân của phong trào nông dân từ năm 1771,  theo TS Sử học Nguyễn Hữu Tâm, nguyên Giám đốc thư viện Viện Sử học, quân đội nhà Tây Sơn dưới sự chỉ đạo của Quang Trung - Nguyễn Huệ đã tạo nên một bản hùng ca của thế kỷ áo vải cờ đào. Năm 1775, khi 22 tuổi, Quang Trung đã đánh thắng trận Phú Yên mở đầu một binh nghiệp bách chiến, bách thắng. 10 năm sau đó, Quang Trung lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Xiêm, lập nên chiến công Rạch Gầm - Xoài Mút. Và đến cuối năm 1788, trong cuộc hành quân từ Phú Xuân ra Thăng Long, chỉ trong vòng 35 ngày có khoảng 6 vạn tân binh được tuyển chọn, huấn luyện, phiên chế ngay trên đường hành quân. Ra Thăng Long, nghĩa quân Tây Sơn với khoảng trên 10 vạn đã đánh bại 29 vạn quân Thanh trong trận quyết chiến chiến lược Ngọc Hồi - Đống Đa.

Quân số binh lính Tây Sơn ban đầu khi tiến hành khởi nghĩa vào năm 1771 chỉ khoảng 3.000 người, đến năm 1773 chiêu mộ lên 26.000 người và đến thời điểm đánh quân Mãn Thanh thì số quân đã vượt mức hơn 10 vạn quân và được tổ chức thành trung quân, tiền quân, tả quân, hữu quân và hậu quân và chia theo đơn vị là đội [từ 60-100 người], cơ [từ 300-500 người],  đạo [từ 1.500 đến 2.500 quân] và doanh là từ khoảng 15.000 quân.

Còn theo chức năng, quân đội Tây Sơn được tổ chức thành bộ binh, pháo binh, kỵ binh, tượng binh và thủy quân. Quân Tây Sơn được miêu tả rất oai hùng: “Quân Tây Sơn mặc áo màu đỏ tía, chỏm mũ đính lông chiên đỏ, vũ khí dùng tên lửa buộc trên đầu ngọn giáo gọi là hỏa hổ”. Còn theo đánh giá của người Châu Âu đến Đàng Trong thời kỳ đó thì quân đội Tây Sơn rất tinh nhuệ, trang bị nhiều vũ khí tân kỳ như súng hỏa mai, súng đại bác…

Kỵ binh và tượng binh cũng là 2 lực lượng mạnh của quân đội Tây Sơn, ước tính trong cuộc tấn công quân Mãn Thanh ở Thăng Long mùa xuân Kỷ Dậu 1789 hơn 300 voi chiến đã xung trận. Quân Tây Sơn là quân đội lấy tiến công làm chính, có lực lượng voi chiến trang bị pháo và pháo hạm, vừa có tính cơ động vừa mạnh về hỏa lực, hỏa lực sử dụng chiến đấu và yểm trợ bộ binh khi xung trận. Lực lượng pháo binh Tây Sơn gồm các loại đại bác hạng nặng, hạng nhẹ, các loại hỏa hổ [hỏa tiễn cầm tay].

Theo báo cáo của các quan sĩ Pháp từng theo phò Nguyễn Ánh cũng như sử sách nhà Nguyễn đều công nhận tính năng phi thường của các đại pháo và hỏa pháo Tây Sơn. Trong các trận đánh dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ, lực lượng pháo binh Tây Sơn lúc nào cũng vượt trội và cơ động nhanh, đáp ứng tốt yêu cầu của chiến trường. Các trận đánh lớn của bộ binh đều có pháo binh yểm trợ và hiệp đồng chiến đấu.

Tàu chiến của quân Tây Sơn. Ảnh: Internet

Đặc biệt, theo TS Sử học Nguyễn Hữu Tâm, khác với các vị hoàng đế trước đó chỉ chú ý xây dựng lực lượng lục quân, Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ xây dựng quân đội lấy hải quân làm xương sống. “Kỹ thuật đóng tàu của quân Tây Sơn vừa kế thừa kinh nghiệm của dân gian, vừa có những sáng tạo vượt bậc. Thủy quân Tây Sơn được đánh giá ngang với các hạm đội phương Tây hùng mạnh lúc bây giờ” - TS Nguyễn Hữu Tâm nhấn mạnh.

Theo các tư liệu lịch sử, thủy quân Tây Sơn có hơn 600 thuyền chiến, hơn 5 vạn lính và có nhiều loại thuyền khác nhau. Thuyền lớn để chở quân, lương thực, hàng hóa. Thuyền còn được gắn pháo để đánh chìm thuyền địch. Loại thuyền lớn nhất của Tây Sơn gọi là "Định Quốc", giống như tàu ngày nay. Chính sử nhà Nguyễn gọi đó là loại thuyền Đại hiệu. Sách Hoàng Lê nhất thống chí mô tả thuyền Đại hiệu như một pháo đài di động, trên "lập chòi gác, đặt súng lớn" và có tới gần 700 binh lính trên một thuyền “Định quốc” này. Còn loại thuyền nhỏ nhẹ và linh động, dùng để bao vây, tấn công và xung kích.

Mô hình thuyền Định Quốc của thủy quân Tây Sơn trưng bày tại Bảo tàng Tây Sơn [Bình Định]

Sở dĩ, triều đại nhà Tây Sơn, đặc biệt là dưới thời đại của hoàng đế Quang Trung, lực lượng quân đội hùng mạnh và có những chiến lược quân sự đặc sắc ngoài sự tài trí hơn người và nhân tâm hiền đức thì người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ đã thu phục được nhiều tướng lĩnh tài ba cùng góp tâm sức trí tuệ làm nên những chiến công lừng lẫy như Võ Văn Dũng, quan Tả thị Lang Bộ Lại Ngô Thì Nhậm, Đại Tư mã Ngô Văn Sở hay La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp…

Bởi được xây dựng trên nền tảng “Vua sáng - tôi trung”, bởi sự giúp sức của các tướng lĩnh, các sĩ phu Bắc Hà, cùng sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân khắp nơi, với những sách lược độc đáo về nghệ thuật quân sự, triều đại nhà Tây Sơn đã làm nên những chiến thắng vang dội - chiến thắng của lòng yêu nước, của tinh thần đấu tranh giành độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia.

Theo các nhà sử học, vương triều Tây Sơn không những đạt nhiều thành tựu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, mà trình độ kỹ thuật quân sự cũng phát triển vượt bậc. Chỉ tiếc rằng, Hoàng đế Quang Trung đã sớm băng hà, vua con là Nguyễn Quang Toản kế thừa không thành công đã khiến đại nghiệp nhà Tây Sơn nhanh chóng sụp đổ dù sở hữu sức mạnh quân sự được thế giới thừa nhận.  Và cho đến hôm nay, nhà Tây Sơn được coi là một triều đại chính thống của Việt Nam, hoàng đế Quang Trung được coi là người anh hùng dân tộc với những chiến công chống ngoại xâm và cũng là người đề ra nhiều cải cách quan trọng trong xây dựng đất nước.

Xin mời nghe âm thanh tại đây:

Video liên quan

Chủ Đề