Phân tích vai trò của người Dược sĩ trong thế kỹ 21 hiện nay

[TN&MT] - Đó là chủ đề của Hội thảo Giáo dục Y khoa thường niên Việt Nam lần thứ nhất do dự án Liên minh Cải thiện Chất lượng Đào tạo Y khoa và Quản lý các...

[TN&MT] - Đó là chủ đề của Hội thảo Giáo dục Y khoa thường niên Việt Nam lần thứ nhất do dự án Liên minh Cải thiện Chất lượng Đào tạo Y khoa và Quản lý các Bệnh mới nổi [IMPACT-MED] được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ [USAID] tổ chức tại TP.HCM.

Hội thảo kéo dài trong 2 ngày 2 - 3/12 do Đại học Y dược TP.HCM đồng tổ chức. Tham dự Hội thảo có bà Caryn McCelland - Đại biện Lâm thời Hoa Kỳ tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tất Bỉnh.

Khai mạc Hội thảo, bà Caryn McCelland - Đại biện Lâm thời Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết: “Chính phủ Hoa Kỳ rất tự hào được làm đối tác với Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục y khoa và chăm sóc y tế. Chúng tôi cam kết giúp các tổ chức và các chuyên gia nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam và hỗ trợ mục tiêu này thông qua dự án Liên minh IMPACT-MED do USAID tài trợ.

Bà Caryn McCelland - Đại biện Lâm thời Hoa Kỳ tại Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo

IMPACT-MED được thực hiện bởi Tổ chức Hợp tác Phát triển Y tế Việt Nam cùng với các trường đại học y dược tại Việt Nam, và nhiều doanh nghiệp đã đóng góp công nghệ, chương trình đào tạo và các kinh nghiệm chuyên môn. Chính Phủ Việt Nam cũng đã thực hiện những đầu tư đáng kể vào giáo dục y khoa thông qua dự án Đào tạo các Chuyên gia y tế và Huấn luyện cải cách Hệ thống y tế, hợp tác với Ngân hàng Thế giới.

Dự án IMPACT-MED của USAID cũng đang hỗ trợ kỹ thuật cho dự án này để đảm bảo tính nhất quán và chất lượng cao của việc cải cách chương trình giảng dạy. Chúng tôi rất hy vọng Hội thảo Giáo dục Y khoa Quốc gia sẽ trở thành cơ hội thường niên để chúng ta được cùng nhau tham dự, học tập lẫn nhau và cùng tiếp tục khẳng định những công việc quan trọng mà chúng ta đang cùng nhau thực hiện.”

Hội thảo Giáo dục Y khoa lần thứ nhất đã thu hút 300 nhà lãnh đạo giáo dục, sinh viên và giảng viên y khoa từ Việt Nam và trên toàn thế giới. Hội thảo mang tới cơ hội đặc biệt cho các nhà giáo dục và lãnh đạo từ các trường đại học y khoa tại Việt Nam để chia sẻ các ý tưởng đổi mới và những tiến bộ trong lĩnh vực giáo dục y khoa.

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Hội thảo cũng khuyến khích thảo luận giữa các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực giáo dục y khoa, khích lệ những sáng tạo hơn nữa và thúc đẩy cộng đồng các nhà giáo dục y khoa đầu tư vào việc phát triển giáo dục, nghiên cứu y khoa, cải thiện chất lượng và chăm sóc bệnh nhân.

Các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực giáo dục y khoa và chăm sóc sức khoẻ sẽ thuyết trình các chủ đề tại Hội thảo, bao gồm: “Xu hướng giáo dục y khoa trên toàn thế giới thế kỷ 21”, “Đảm bảo chất lượng và kiểm định trong giáo dục y khoa” và “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo bác sĩ - những khó khăn, phức tạp và sự cần thiết”.

Hội thảo vinh dự được chào đón ba chuyên gia quốc tế nổi tiếng trong lĩnh vực giáo dục y khoa tham dự Hội thảo với tư cách là các diễn giả chính: Giáo sư David Gordon - Chủ tịch Hiệp Hội Giáo dục Y khoa Thế giới [WFME], Giáo sư Peter Ellis - Giáo sư Y khoa và Phó Trưởng khoa Đào tạo Y khoa tại Đại học Otago, Wellington, New Zealand.

Giáo sư Peter Ellis còn là thành viên Ban chấp hành Hiệp hội Giáo dục Y khoa ở khu vực Tây Thái Bình Dương và Giáo sư Erik K. Alexander - Giám đốc Điều hành của Học viện Giáo dục Brigham [Brigham Education Institute] - Giám đốc Đào tạo Y khoa Đại học [UME] tại Bệnh viện Brigham & Women’s -  Giáo sư Y khoa tại Đại học Y Harvard.

Trước Hội thảo, Liên minh IMPACT-MED đã tổ chức cuộc thi viết bài luận dành cho các sinh viên y khoa Việt Nam, với chủ đề “Người thầy thuốc thế kỷ 21 là ai?” Cuộc thi tạo ra sân chơi cho các sinh viên y khoa phản ảnh các giá trị và ưu tiên cần thiết của một người thầy thuốc Việt Nam. Ban tổ chức đã nhận được gần 200 bài dự thi của các sinh viên y khoa trên toàn quốc. Người thắng cuộc sẽ được công bố và có bài trình bày tại Hội thảo.

Dự án Liên minh IMPACT-MED do USAID hỗ trợ là một quan hệ đối tác công - tư bao gồm một nhóm các đối tác là các trường đại học, các đối tác khu vực công và tư nhân. Mục tiêu của dự án là nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ y tế mạnh và hiệu quả, có khả năng đáp ứng hiệu quả các ưu tiên của thế kỷ 21 và góp phần nâng cao sức khoẻ và an ninh y tế của quốc gia. Để biết thêm các thông tin về Liên minh IMPACT-MED, vui lòng truy cập tại địa chỉ: //www.usaid.gov/sites/default/files/documents/1861/FS_IMPACT-MED_Nov2017_Vie.pdf.

Tường Tú

    Sử dụng thuốc hợp lý là việc dùng thuốc đáp ứng được yêu cầu lâm sàng của người bệnh ở liều thích hợp trên từng cá thể người bệnh [đúng liều, đúng khoảng cách đưa thuốc và thời gian sử dụng thuốc], đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng, khả năng cung ứng và có giá cả phù hợp nhằm giảm tới mức thấp nhất chi phí cho người bệnh và cộng đồng. Sử dụng thuốc hợp lý là một trong những mục tiêu quan trọng của dược lâm sàng.

    Về mặt thuật ngữ, các nước trên thế giới định nghĩa về dược lâm sàng rất khác nhau. Tuy nhiên, các khái niệm này luôn mang một ý nghĩa thống nhất là sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả. Năm 2005, Hội Dược lâm sàng Châu Âu định nghĩa “Dược lâm sàng là một chuyên khoa của ngành y mô tả các hoạt động của dược sĩ lâm sàng để thúc đẩy việc sử dụng thuốc hợp lý,an toàn”. Năm 2008, Hội Dược lâm sàng Hoa Kỳ định nghĩa “Dược lâm sàng là một lĩnh vực dược liên quan đến khoa học và thực hành sử dụng thuốc hợp lý. Dược lâm sàng là một môn khoa học trong đó dược sĩ tham gia chăm sóc bệnh nhân nhằm tối ưu hóa điều trị và tăng cường sức khỏe, thể chất, tinh thần và ngăn ngừa bệnh tật”.

    Riêng tại Việt Nam, hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện đã được Bộ Y Tế hướng dẫn trong Thông tư số 31/2012/TT-BYT. Theo hướng dẫn này, dược lâm sàng được định nghĩa khá hoàn thiện: “Dược lâm sàng là hoạt động thuộc lĩnh vực khoa học sức khoẻ ,trong đó người dược sĩ thực hiện vai trò tư vấn về thuốc cho thầy thuốc, giúp tối ưu hóa phác đồ điều trị; đồng thời thực hiện vai trò cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả cho cán bộ y tế và cho người bệnh”.

I. Nhiệm vụ của Dược sĩ lâm sàng là gì ?

    Tại các cơ sở khám chữa bệnh, dược sĩ lâm sàng có các nhiệm vụ sau:

  • Đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và xác định xem các loại thuốc được bác sĩ chỉ định có đáp ứng tối ưu nhu cầu của người bệnh và mục tiêu điều trị hay không.
  • Đánh giá sự phù hợp và hiệu quả của các loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng.
  • Phát hiện các vấn đề sức khỏe mới phát sinh trong quá trình điều trị, những vấn đề này có thể được cải thiện hoặc giải quyết bằng liệu pháp dùng thuốc thích hợp.
  • Theo dõi diễn tiến của người bệnh để xác định mức độ tác dụng của thuốc lên tình hình  sức khỏe của người bệnh.
  • Thảo luận với bác sĩ điều trị và các nhân viên y tế khác trong nhóm điều trị cho người bệnh trong việc lựa chọn thuốc có thể đáp ứng tốt nhất theo nhu cầu của người bệnh, góp phần đạt mục tiêu điều trị.
  • Tư vấn cho người bệnh cách sử dụng thuốc đúng nhất.
  • Cùng với nhóm điều trị, hướng dẫn và giáo dục người bệnh các hoạt động khác để cải thiện hoặc duy trì sức khỏe, như tập thể dục, chế độ ăn uống thích hợp, chủng ngừa.
  • Giới thiệu và chuyển bệnh nhân đến bác sĩ để khám hoặc đến các chuyên gia y tế khác để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
     

II. Chăm sóc dược lâm sàng là gì ?

  • Là quy trình chăm sóc bệnh nhân của người dược sĩ lâm sàng đảm bảo người bệnh được sử dụng thuốc phù hợp, hiệu quả và an toàn.
  • Dược sĩ lâm sàng sẽ trao đổi với bác sĩ điều trị và các nhân viên y tế khác có liên quan để xây dựng kế hoạch sử dụng thuốc cho bệnh nhân, nhằm đáp ứng mục tiêu điều trị cho từng bệnh nhân.
  • Dược sĩ lâm sàng vận dụng kiến thức chuyên ngành dược lâm sàng, bao gồm dược động học, liều dùng, tác dụng phụ và tương tác thuốc, vào thực tế trong hoạt động chăm sóc bệnh nhân.
  • Dược sĩ lâm sàng sẽ sử dụng kinh nghiệm lâm sàng để giải quyết các vấn đề sức khỏe của người bệnh thông qua việc chọn lựa và sử dụng hợp lý các loại thuốc theo y lệnh của bác sĩ điều trị.
  • Dựa vào mối quan hệ mang tính chuyên nghiệp của dược sĩ lâm sàng với bệnh nhân để có lời khuyên phù hợp với từng người bệnh nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu và mong muốn của từng người bệnh.

DS. Bạch Văn Dương - Khoa Dược

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề