Phật dạy về cách sống chân thành

It looks like you were misusing this feature by going too fast. You’ve been temporarily blocked from using it.

If you think that this doesn't go against our Community Standards, let us know.

Trong đời này, con người phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Là đeo mặt mà sống hay là sống thực đối diện với bản thân mình? Âu cũng là lựa chọn mà cũng là kết quả của quá trình thăng hoa tư tưởng.

Thứ đáng quý của con người là gì?

Có người nói rằng đó là sự chân thực. Thế nào gọi là chân thực? Chính là dám đối mặt với nội tâm của bản thân mình, dám đối mặt với thế giới thực tại.

Cuộc sống là hành trình tìm kiếm sự chân thực. Từ khi còn sơ sinh cho đến khi trưởng thành, trên con đường của sự trưởng thành chúng ta đã mất đi rất nhiều thứ, phát triển tâm trí nhưng mất đi sự chân thực.

Vì thế người ta mới nói, không quên đi bản chất ban đầu của mình, tìm được bản chất ban đầu là tìm được sự chân thực của bản thân.

Khi bạn thiết lập cho mình tầng tầng lớp lớp sự dối trá, giúp bạn dối lòng mình mà biểu diễn với đời thì bỗng dưng bạn thấy gánh nặng cuộc đời quá lớn, cảm thấy cuộc sống thật khó khăn. Nhưng thực ra đời người chẳng có gì khó sống cả. Cuộc sống của bạn trở thành mệt mỏi là bởi vì bạn đã che giấu con người thật của mình, luôn theo đuổi những điều hời hợt, nông cạn.

Trong dòng sông dài của cuộc sống, nước chảy bình bình thản thản là chân thật nhất, bọt tung trắng xóa chẳng qua chỉ là hào nhoáng nhất thời.

Không phải ai cũng có cuộc sống rực rỡ gấm hoa, chính củi, gạo, dầu, muối mới là trạng thái bình thường của cuộc sống. Khi bạn bám vào bao bì, hình thức bên ngoài để tạo cho bản thân sự “hoàn hảo”, tự nhiên sẽ cảm thấy sức cùng lực kiệt.

Sống một cách chân thật, không hư vinh, không tham lam, bình thường không có nghĩa là tầm thường, bỏ đi áo khoác ngoài giả dối, sống như thế nào hạnh phúc thì sống như thế.

Chân thực mới có thể trường tồn

Trong “Tây du ký” có một tấm gương báu, gọi là kính chiếu yêu, tất cả ma quỷ khi đứng trước tấm gương đó đều phải hiện nguyên hình.

Cuộc sống của chúng ta cũng có một tấm gương như thế, đó là tấm gương chân thực. Tất cả mọi thứ đều không vượt qua được hai chữ chân thực.

Trong cuộc sống, chân thành đổi lấy chân thành. Trong công việc, thái độ chính trực, chân thành là vũ khí loại bỏ mọi khó khăn.

Chỉ có sự chân thành mới tồn tại mãi mãi, giở trò lừa dối chỉ giống như trăng trong nước, hoa trong gương, nhìn vào thì rất đẹp, nhưng chạm vào sẽ vỡ tan tành.

Sống một cách chân thực, không cần đem người khác làm gương cho mình, đừng để bị cuộc sống cuốn đi. Đôi khi nên dừng bước và suy nghĩ một chút, rằng bản thân thực sự muốn điều gì.

Sống đúng với con người thật của mình, không cần phải làm bản thân phải chịu oan ức. Ví như: bản thân thật sự không muốn tranh đấu nhưng vì gia đình muốn nở mày nở mặt mà phải cạnh tranh cho được chức trưởng phòng, bản thân chưa yêu ai nhưng vì người đời nói mà phải lấy vợ sinh con, bản thân không cần nhà rộng nhưng vì bạn bè đều khoe nhà xe mà phải tậu bằng được cái nhà lớn… Tất cả đều là đã vì người khác mà khiến cuộc đời mình oan ức chạy theo đến mệt mỏi. Hãy học cách chấp nhận và đánh giá cao bản thân vốn không hoàn hảo của chính mình.

Đời người, nói dài thì rất dài, nói ngắn cũng chẳng qua chỉ chớp mắt, cảm thấy thế nào thoải mái thì sống như thế, thế nào vui vẻ thì sống như thế. Không nói dối, không làm việc gian dối, tự vấn lương tâm, thẳng thắn vô tư mà sống.

Sống một cách chân thực, quan trọng hơn bất cứ thứ gì. Đời người có rất nhiều những sự thay đổi, nhưng có một thứ không bao giờ thay đổi đó là chân thực, đối xử với mọi người phải chân thành, làm việc phải chân thực.

Con người sống cả đời, điều khiến người ta cảm thấy hạnh phúc nhất không phải là gấm áo ngọc thực, mà là một tấm lòng phong phú. Chỉ khi sống một cách chân thực, trái tim mới không trống rỗng.

Chân thực là sống một cuộc đời trang nhã, chấp nhận những điều không hoàn hảo của bản thân, không lừa gạt bản thân mình, không lừa gạt người khác, sống một cuộc sống chân thực mới có một cuộc sống tuyệt vời.

Chân thực, nói một cách đơn giản chính là sự thật khách quan. Trong cuộc đời, sống một cách chân thực quan trọng hơn tất cả.

Ngọc Linh

Những lời của đức Phật không hề xa vời mà chúng vô cùng chân thật, bình dị. Nếu đủ hiểu và thấm nhuần những lời Phật dạy về cách sống sau đây sẽ giúp ta sớm thoát khỏi những cố chấp, sân si hiện tại, cố gắng rèn luyện bản thân thành người sống có ích.

1. Cuộc sống luôn có những điều xứng đáng để cảm ơn, ngay cả khi chúng ta không thừa nhận. Hãy lạc quan vì chúng ta vẫn còn cuộc sống, vẫn có thể cảm nhận được hạnh phúc. Một trái tim biết ơn cuộc đời sẽ khiến bạn trở nên thật tuyệt vời.

2. Người khác có thể làm trái nhân quả, người khác có thể tổn hại chúng ta, đánh chúng ta, hủy báng chúng ta. Nhưng chúng ta đừng vì thế mà oán hận họ, vì sao? Vì chúng ta nhất định phải giữ một bản tánh hoàn chỉnh và một tâm hồn thanh tịnh.

3. Bạn đừng có thái độ bất mãn người ta hoài, bạn phải quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính bạn.

4. Đừng khẳng định về cách nghĩ của mình quá, như vậy sẽ đỡ phải hối hận hơn.

5. Như cây nến không thể cháy mà không có lửa; người không thể sống nếu không có đời sống tâm linh.

6. Người âm thầm quan tâm chúc phúc người khác, đó là một sự bố thí vô hình.

7. Đừng gắng sức suy đoán cách nghĩ của người khác, nếu bạn không phán đoán chính xác bằng trí huệ và kinh nghiệm thì mắc phải nhầm lẫn là lẽ thường tình.

8. Muốn hiểu một người, chỉ cần xem mục đích đến và xuất phát điểm của họ có giống nhau không, thì có thể biết được họ có thật lòng không.

9. Trong sạch và nhơ bẩn cũng đều tùy thuộc nơi mình. Không ai có thể làm cho người khác trong sạch hay ô nhiễm.

10. Người không tắm rửa thì càng xức nước hoa càng thấy thối. Danh tiếng và tôn quý đến từ sự chân tài thực học. Có đức tự nhiên thơm.

11. Người luôn e dè với thiện ý của người khác thì hết thuốc cứu chữa.

12. Nói một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy?

13. Sống một ngày vô ích, không làm được chuyện gì, thì chẳng khác gì kẻ phạm tội ăn trộm.

14. Quảng kết chúng duyên, chính là không làm tổn thương bất cứ người nào.

15. Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ.

16. Một người nếu tự đáy lòng không thể tha thứ cho kẻ khác, thì lòng họ sẽ không bao giờ được thanh thản.

17. Cung kính đối với người là sự trang nghiêm cho chính mình.

18. Lương tâm là tòa án công bằng nhất của mỗi người, bạn dối người khác được nhưng không bao giờ dối nổi lương tâm mình.

19. Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ti thì vô phương, chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, mới có thể thay đổi người khác.

20. Thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình.

21. Người không có nguyên tắc sẽ không tự trọng, quá mức khéo léo đưa đẩy làm người ta không thể tin cậy. Không kết giao với người như vậy mới có thể bảo toàn thái độ ứng xử cùng lập trường của mình.

22. Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.

23. Đừng tin vào mọi thứ con được dạy phải tin. Đừng dễ dàng tin vào bất kỳ điều gì bởi vì con đã nghe thấy. Đừng dễ dàng tin vào bất kì điều gì bởi vì nó đã được nhiều người truyền miệng.

24. Thay đổi bản thân, thay đổi thế giới. Muốn thay đổi vạn vật trong thế giới, hãy bắt đầu từ chính bản thân mình.

25. Yêu quý hết thảy muôn loài. Hận thù không thể hóa giải bởi hận thù mà bằng tình yêu, đây là chân lý muôn đời.

26. “Không tranh giành” chính là từ bi.

“Không tranh cãi” chính là trí tuệ.

“Không nghe” chính là thanh tịnh.

“Không nhìn” chính là tự tại.

“Tha thứ” chính là giải thoát.

“Biết đủ” chính là buông.

27. Sống một ngày vô ích, không làm được chuyện gì, thì chẳng khác gì kẻ phạm tội ăn trộm.

28. Người không biết yêu mình thì không thể yêu được người khác.

29. Chớ bỏ mặc tấm thân này, nhưng cũng đừng quan tâm đến nó một cách quá đáng, mà phải kính trọng nó, chăm sóc nó như một thứ dụng cụ quý giá và cần thiết hầu giúp cho tâm thức mình đạt được Giác Ngộ.

30. Đối với bản thân tốt một chút, vì cuộc đời không dài; đối với người bên cạnh tốt một chút, bởi kiếp sau chưa chắc có thể gặp gỡ.

31. Những người thích chiếm lợi thế, cuối cùng sẽ không chiếm được lợi thế gì cả, chỉ nhặt được một cọng cỏ, mà mất đi cả cánh rừng.

32. Tâm không oán ghét hận thù,

Luôn vui hoan hỷ chẳng trừ ai ra.

Hết lòng giúp đỡ người ta,

Nên hay NHÂN thế, QUẢ là dễ thương

33. Người không cao quý làm tổn thương đến các sinh vật sống. Người cao quý không làm tổn thương ai cả.

34. Dứt bỏ nóng giận, diệt trừ tính kiêu căng, không luyến ái vật chất, không còn ham muốn dục vọng, sẽ giải thoát được mọi sự ràng buộc và không bao giờ bị phiền não.

35. Người nịnh nọt, khua môi múa mép, lời nói không thật thà, không thành tâm, khi cần thì vun vào, khi không cần thì vứt bỏ, là loại người Phật dạy không nên tiếp xúc

36. Có lòng thương yêu vô tư thì sẽ có tất cả.

37. Ta không xuống địa ngục, thì ai xuống địa ngục, địa ngục vốn không tồn tại, chỉ vì tâm sinh dục vọng mà sinh ra. Dục vọng càng lớn, thống khổ càng mãnh liệt, địa ngục càng rộng mở.

38. Đời là bể khổ, quay đầu là bờ, buông dao xuống đất, thành Phật tại chỗ.

39. Bồ đề vốn vô thụ, không sinh thì không diệt, không tham thì không khổ đau.

40. Nếu tìm thấy một nhà phê bình khôn ngoan để chỉ ra những lỗi lầm của mình, hãy làm theo anh ta vì bạn sẽ được hướng dẫn đến kho tàng bí ẩn.

41. Hôm nay gieo nhân thiện, ngày mai ắt được quả lành. Đời có vay có trả, có được có mất, có hạnh phúc có thương nhưng để làm chi khi nhắm mắt xuôi tay, lìa xa cõi đời rồi thì tất cả chỉ là cát bụi hư vô.

TH!

Video liên quan

Chủ Đề