Phòng thủ quốc gia là gì

Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia là tổ chức chỉ đạo, điều hành hoạt động phòng thủ dân sự trên phạm vi cả nước có đúng không? Thành viên Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia bao gồm những ai? - Câu hỏi của anh Thanh Tân đến từ Bến Tre

Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia là tổ chức chỉ đạo, điều hành hoạt động phòng thủ dân sự trên phạm vi cả nước có đúng không?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 1 Quyết định 1040/QĐ-TTg năm 2020 về Thành lập Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:

Thành lập Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia [sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo], gồm các nội dung sau đây:
1. Vị trí và chức năng của Ban Chỉ đạo
a] Ban Chỉ đạo là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành hoạt động phòng thủ dân sự trên phạm vi cả nước; trực tiếp chỉ đạo ban chỉ huy phòng thủ dân sự của bộ, ngành trung ương và ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp tỉnh.
b] Trưởng ban chỉ đạo sử dụng con dấu của Chính phủ; các Phó Trưởng ban và Thành viên Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị công tác trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành hoạt động phòng thủ dân sự trên phạm vi cả nước.

+ Trực tiếp chỉ đạo ban chỉ huy phòng thủ dân sự của bộ, ngành trung ương và ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp tỉnh.

Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia [Hình từ Internet]

Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia là gì?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 1 Quyết định 1040/QĐ-TTg năm 2020 về Thành lập Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo
Ban Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại khoản 4 Điều 20 Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về phòng thủ dân sự.

Dẫn chiếu đến khoản 4 Điều 20 Nghị định số 02/2019/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia như sau:

- Xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch quốc gia, chính sách, pháp luật về phòng thủ dân sự, ứng phó thảm họa và tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ;

- Chỉ đạo, hướng dẫn bộ, ngành trung ương, địa phương xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch phòng thủ dân sự, ứng phó thảm họa và tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ;

- Chỉ đạo, điều phối phòng thủ dân sự, khắc phục thảm họa và tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi toàn quốc;

- Quyết định các biện pháp cấp bách, huy động các nguồn lực của các bộ, ngành trung ương, tổ chức, cá nhân để phòng thủ dân sự, khắc phục thảm họa và tìm kiếm cứu nạn;

- Chỉ đạo thống kê số liệu thiệt hại, nhu cầu cứu trợ của các địa phương, bộ, ngành trung ương và đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định các biện pháp và nguồn lực phòng thủ dân sự, khắc phục thảm họa và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi cả nước;

- Thanh tra, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành trung ương, địa phương thực hiện các hoạt động phòng thủ dân sự, ứng phó thảm họa và tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ.

Thành viên Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia bao gồm những ai?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 1 Quyết định 1040/QĐ-TTg năm 2020 về Thành lập Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:

3. Cơ cấu, tổ chức của Ban Chỉ đạo
a] Cơ cấu Thành viên của Ban Chỉ đạo
- Trưởng ban chỉ đạo: Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Trưởng ban:
+ Phó Trưởng ban thường trực: Đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn;
+ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
+ Bộ trưởng Bộ Công an.
- Các ủy viên:
+ Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngoại giao, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;
+ Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam;
+ Căn cứ yêu cầu công tác: Trưởng ban chỉ đạo quyết định mời đại diện - lãnh đạo các cơ quan và tổ chức có liên quan: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tố quốc Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và các cơ quan, tổ chức liên quan khác tham gia Ban Chỉ đạo.
- Các thành viên của Ban Chỉ đạo hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
b] Cơ quan thường trực và bộ máy giúp việc của Ban Chỉ đạo
- Bộ Quốc phòng là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo; sử dụng bộ máy của Cục Cứu hộ - Cứu nạn/Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ Văn phòng Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia. Văn phòng Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia có con dấu để hoạt động.
- Các cơ quan, tổ chức có thành viên tham gia Ban Chỉ đạo sử dụng bộ máy hiện có của mình [phân công 01 đơn vị thuộc phạm vi quản lý làm đầu mối] để giúp việc thành viên Ban Chỉ đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo phân công của Trưởng ban chỉ đạo.
c] Chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo: Ban Chỉ đạo làm việc tập trung dân chủ, đề cao quyền hạn và trách nhiệm của các Thành viên, phát huy trí tuệ tập thể, biểu quyết theo đa số.
d] Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban chỉ đạo trong việc quyết định cụ thể danh sách thành viên Ban Chỉ đạo và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo: Căn cứ tình hình hoạt động phòng thủ dân sự trong từng giai đoạn, Trưởng ban chỉ đạo quyết định cụ thể danh sách thành viên Ban Chỉ đạo và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo đảm bảo hoạt động phòng thủ dân sự hiệu quả.

Như vậy, thành viên Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia bao gồm:

- Trưởng ban chỉ đạo: Thủ tướng Chính phủ;

- Các Phó Trưởng ban:

+ Phó Trưởng ban thường trực: Đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn;

+ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

+ Bộ trưởng Bộ Công an.

- Các ủy viên:

+ Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngoại giao, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;

+ Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam;

+ Căn cứ yêu cầu công tác: Trưởng ban chỉ đạo quyết định mời đại diện - lãnh đạo các cơ quan và tổ chức có liên quan: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tố quốc Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và các cơ quan, tổ chức liên quan khác tham gia Ban Chỉ đạo.

- Các thành viên của Ban Chỉ đạo hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng thủ dân sự

170 lượt xem Lưu bài viết

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chủ Đề