Phong trào 2 tốt của đoàn là gì

[LSO]- Là phong trào lớn của ngành giáo dục, phong trào thi đua “Dạy tốt – học tốt” đã thu hút sự hưởng ứng của các trường học, qua đó, tạo chuyển biến tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học.


Lãnh đạo Công đoàn ngành giáo dục tỉnh trao giấy khen
cho các giáo viên đạt thành tích tốt tại hội thi giáo viên dạy giỏi

Trường THPT Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn được thành lập từ năm 2017, trải qua 3 năm xây dựng và phát triển, năm học 2019 – 2020, nhà trường có 30 lớp học, 66 cán bộ, giáo viên và trên 1.070 học sinh. Tuy là trường mới thành lập nhưng nhà trường đã phát huy tốt các hoạt động dạy và học. Thầy giáo Đặng Ngọc Tú, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Thực hiện lời dạy của Bác về công tác thi đua yêu nước, ngay từ khi thành lập trường, nhà trường đã phát động phong trào thi đua “Dạy tốt – học tốt”, trong đó, mỗi cán bộ, giáo viên có ít nhất từ 1 đến 2 sáng kiến kinh nghiệm hiệu quả áp dụng trong giảng dạy; đồng thời chỉ đạo đội ngũ giáo viên triển khai dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp… nhờ đó, chất lượng giáo dục của nhà trường được duy trì và giữ vững. Trong  năm học 2017 – 2018 và năm học 2018 – 2019 vừa qua, tỷ lệ học sinh đạt khá và giỏi luôn đạt trên 80%. Trong đó, tỷ lệ học sinh giỏi năm học 2018 – 2019 là 13,9% [tăng 1,6% so với năm học 2017 – 2018].

Thực tế những năm qua, phong trào thi đua “Dạy tốt – học tốt” luôn được các trường chú trọng thực hiện. Từ việc thực hiện các nội dung của phong trào đã phát huy tính sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy và học của giáo viên, học sinh. Để khuyến khích cán bộ, giáo viên nghiên cứu khoa học, làm việc sáng tạo, hằng năm, các trường thường xuyên tổ chức các hội thi như: làm đồ dùng dạy học, thi giáo viên dạy giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm… Từ đó, đội ngũ nhà giáo không ngừng nâng cao tinh thần tự học, nâng cao kiến thức chuyên môn, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy, khơi gợi được tinh thần nghiên cứu và sáng tạo trong cán bộ quản lý, giáo viên.

Từ năm học 2018 – 2019 đến nay, toàn ngành có trên 1.070 sáng kiến của cán bộ, giáo viên được xếp loại, đánh giá, trong đó có 527 sáng kiến được Hội đồng khoa học, sáng kiến ngành giáo dục tỉnh đánh giá đạt sáng kiến cấp cơ sở. Hầu hết sáng kiến kinh nghiệm được nghiên cứu và rút ra từ những hoạt động thực tiễn giảng dạy, nghiên cứu chuyên môn, tổ chức các hoạt động giáo dục, các phong trào thi đua, thể hiện tâm huyết của mỗi thầy, cô giáo. Nhiều thầy, cô thiết kế bài giảng trên nền công nghệ hiện đại, tổ chức giảng dạy tích hợp kiến thức liên môn, chủ động áp dụng những phương pháp truyền đạt mới.

Để khuyến khích phong trào thi đua trong toàn ngành, Sở Giáo dục và Đào tạo đã kịp thời khen thưởng và đề nghị các cấp khen thưởng ghi nhận những thành tích và cố gắng của các nhà trường, thầy cô và học sinh. Các hình thức khen thưởng được chú ý hơn, quan tâm đến các trường hợp có thành tích đột xuất trong các lĩnh vực công tác và người lao động trực tiếp tại các cơ sở giáo dục… Từ năm học 2018 – 2019 đến nay, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tặng giấy khen cho 31 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT; tặng giấy khen cho 74 giáo viên đạt xuất sắc và giỏi tại hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học; khen thưởng 673 học sinh phổ thông có thành tích tốt trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Cùng đó, tham mưu cho UBND tỉnh tặng bằng khen cho 23 học sinh và 15 giáo viên có nhiều thành tích trong bồi dưỡng và thi học sinh giỏi quốc gia.

Bà Hà Thị Thuý Hằng, Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục và đào tạo tỉnh cho biết: Từ phong trào thi đua “Dạy tốt – học tốt” trong các cơ sở giáo dục đã xuất hiện nhiều mô hình, cách làm hay, tạo không khí thi đua sôi nổi của giáo viên trong các trường và giữa các trường. Qua phong trào đã giúp các trường tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức các hình thức sinh hoạt chuyên môn và học tập như: dự giờ, thao giảng, giờ học tốt, tuần học tốt, tháng học tốt,… tạo  sức lan toả mạnh mẽ, đi vào chiều sâu, là cơ sở để các đơn vị giáo dục hăng hái thi đua, sáng tạo, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Bên cạnh đó, chất lượng đoàn viên ở nhiều tổ chức đoàn còn hạn chế... Cần phải có lời giải cho vấn đề này bởi nếu không, nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức mạnh của tổ chức đoàn các cấp...

Phong trào, tổ chức đoàn ở nhiều nơi thiếu vắng đoàn viên, thanh niên

Đoàn Thanh niên phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh [Bắc Ninh] có hơn 200 đoàn viên. Tuy nhiên, số lượng đoàn viên tham gia các phong trào và sinh hoạt thường xuyên chỉ chưa đến 40 người vì phần lớn ĐVTN trong độ tuổi là công nhân các khu công nghiệp, có ít điều kiện tham gia. Khi có phong trào, hoạt động cần triển khai, Đoàn Thanh niên phường Vũ Ninh phải huy động lực lượng ĐVTN của các đơn vị kết nghĩa ở một số trường đại học, cao đẳng, đơn vị đứng chân trên địa bàn. Năm vừa qua, nhiều sinh viên, học sinh được nghỉ học ở nhà để giãn cách xã hội nên việc huy động ĐVTN tham gia phòng, chống dịch ở địa phương có nhiều thuận lợi. Chị Nguyễn Thị Thanh Hòa, Bí thư Đoàn Thanh niên phường Vũ Ninh thẳng thắn cho biết: “Mặc dù chúng tôi đã tính toán, tổ chức nhiều phong trào, hoạt động của Đoàn vào ngày thứ bảy, chủ nhật nhằm huy động lực lượng ĐVTN là công nhân làm việc tại các khu công nghiệp nhưng số lượng tham gia rất ít, theo kiểu gượng ép; nguyên nhân vì phần lớn họ vẫn đi làm theo ca, muốn nghỉ ngơi sau một tuần làm việc mệt mỏi. Ngay cả nếu có ngồi sinh hoạt, tham gia hoạt động cùng nhau thì các bạn cũng không có sự gần gũi, thân thiện vì không nói chuyện với nhau mà lại sử dụng điện thoại”. Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại Đoàn Thanh niên phường Thị Cầu, TP Bắc Ninh.

 Đoàn viên thanh niên đoàn phường Thị Cầu, TP Bắc Ninh tham gia vệ sinh môi trường để hưởng ứng phong trào "Ngày chủ nhật xanh".Ảnh: MINH VĂN.

Anh Vũ Minh Hiện, Chủ tịch UBND xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du [Bắc Ninh] từng là cán bộ đoàn, nhận xét: “Việc thu hút ĐVTN nông thôn tham gia các hoạt động Đoàn ngày càng khó hơn. Cùng một phong trào, hoạt động như trước đây nhưng số lượng đoàn viên tham gia ngày một ít. Nguyên nhân chính vì họ phải đi làm ăn, một số đi xa, làm công nhân tại các khu công nghiệp nên có ít thời gian. Hơn nữa, do dịch bệnh nên các hoạt động Đoàn không thể tổ chức tập trung nên càng khó lôi cuốn hơn”.

Chúng tôi đến những khu công nhân thuê trọ để tìm hiểu thực tế. Anh Vũ Văn Chế, Trưởng thôn Núi Móng, xã Hoàn Sơn cho biết: “Công nhân thuê trọ tại nhà tôi đều trong độ tuổi ĐVTN, nhưng họ không tham gia các hoạt động của tổ chức đoàn địa phương phát động. Đi làm về là họ đóng cửa phòng. Trước đây, khi làm Bí thư Chi đoàn thôn Núi Móng, tôi thấy rằng, ngay cả ĐVTN là người địa phương cũng ít tham gia, phải người nào nhiệt tình lắm họ mới đến cho có. Vì ngày nghỉ, họ còn nghỉ ngơi, lo việc nhà; còn ngày thường, nếu nghỉ họ sẽ không được trả lương”.

Gặp chị Trần Thị Mẫn, công nhân thuê trọ tại nhà anh Vũ Văn Chế [quê ở xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái], tôi hỏi:

- Chị tham gia sinh hoạt đoàn ở đâu?

- Úi xời! Tôi đi làm cả ngày lẫn đêm, thời gian đâu mà tham gia.

- Chị có thể tham gia vào cuối tuần được mà!-Tôi tiếp chuyện.

- Cuối tuần, có hôm tôi vẫn phải đi làm. Nếu là ngày nghỉ, tôi chỉ muốn được yên tĩnh, nghỉ ngơi-chị Mẫn nói rồi vội vã đi ngay.

Theo anh Ngô Phú Anh Tài, Bí thư Huyện đoàn Hưng Nguyên [Nghệ An], toàn huyện có 31 cơ sở đoàn trực thuộc với 18 cơ sở đoàn thuộc khối dân cư, 6 cơ sở đoàn thuộc khối trường trung học phổ thông, 7 cơ sở đoàn là lực lượng vũ trang, cơ quan, đơn vị với khoảng 3.850 đoàn viên và hơn 4.970 thanh niên. Tuy thế, tỷ lệ ĐVTN tham gia các hoạt động, phong trào chưa đáp ứng được kỳ vọng. Nguyên nhân vì ĐVTN đi làm ăn xa; không thể cân bằng được giữa việc tham gia các phong trào, hoạt động của Đoàn với phát triển kinh tế, bảo đảm đời sống.

 Sự phát triển nhanh chóng của của khoa học, công nghệ, nhất là mạng xã hội và internet đã ảnh hưởng đến mọi hoạt động và sinh hoạt của thanh niên. Ảnh: HUYỀN NGUYỄN.

Đoàn Thanh niên phường Quảng An, quận Tây Hồ [Hà Nội] có 134 đoàn viên ở 11 chi đoàn trực thuộc. Theo anh Đinh Ngọc Thanh, Bí thư Đoàn Thanh niên phường Quảng An, việc huy động ĐVTN tham gia sinh hoạt các phong trào ở đây cũng gặp nhiều khó khăn vì họ ít quan tâm tới công tác Đoàn và có nhiều mối bận tâm khác. Hơn nữa, trên địa bàn phường, nhiều gia đình cho người nước ngoài thuê nhà và chuyển đến sống ở nơi khác, vì thế, việc tập hợp, thu hút đoàn viên lại càng khó hơn. “Đợt dịch Covid-19 giữa năm 2021, Đoàn Thanh niên phường tuyển tình nguyện viên tham gia phòng, chống dịch thì có nhiều ĐVTN đăng ký. Tuy nhiên, nhiều người đăng ký vì lý do phải ở nhà quá lâu do thời gian giãn cách kéo dài, muốn tham gia để được... đi ra đường”, anh Đinh Ngọc Thanh chia sẻ.

Tiến sĩ Hoàng Minh Tuấn, Phó giám đốc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam thẳng thắn chỉ ra: Các hoạt động Đoàn đã có đổi mới nội dung và hình thức, nhanh nhạy ứng dụng công nghệ thông tin. Đây là những kênh hữu ích giúp Đoàn kịp thời nắm bắt thực tiễn tình hình thanh niên, phản ánh đời sống, tâm tư, tình cảm của thanh niên. Tuy nhiên, còn tình trạng các buổi sinh hoạt xơ cứng về hình thức, đơn giản về nội dung; nặng về phổ biến thông tin, tổ chức kiểu... đối phó để bảo đảm số lượng, nhằm lấy số liệu để báo cáo, đồng thời để giao lưu gặp gỡ, giải trí. Thông qua sinh hoạt, nhiều cơ sở đoàn chưa chú trọng vấn đề giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống vốn là những vấn đề cấp bách đối với thanh niên hiện nay...

Chủ Đề