Phương pháp học tập ở đại học PDF

0 ratings0% found this document useful [0 votes]

3 views1 page

  • , active

Thẻ từ khóa: Phương Pháp Học Tập Ở Đại Học, Phương Pháp Học Tập Ở Đại Học pdf, Phương Pháp Học Tập Ở Đại Học ebook, Tải sách Phương Pháp Học Tập Ở Đại Học

4
164 KB
0
302

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC Sv Nguyễn Văn Trương Lớp 010TN2 Khi bước vào cánh cửa đại học chắc chắn các bạn sinh viên ai cũng có mục tiêu riêng cho mình, nhưng để mục tiêu đó hoàn thành hay không phải phụ thuộc nhiều vào phương pháp học tập, ý thức,… Vậy làm sao để có một phương pháp học tập tốt trong môi trường hoàn toàn mới là điều lo lắng của nhiều bạn sinh viên? Để có được phương pháp học tập hiệu quả thì một sinh viên cần phải nắm bắt cũng như hiểu rõ môi trường đại học như thế nào, có gì khác so với lúc học trung học phổ thông. Ở môi trường đại học thầy, cô giáo chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn sinh viên tìm kiếm tài liệu và nghiên cứu, những bài giảng của các thầy cô chỉ mang tính chất gợi ý, và hướng dẫn sinh viên thảo luận, tự nghiên cứu viết tiểu luận bên cạnh đó khối lượng kiến thức lại vô cùng lớn. Do đó sinh viên cần phải có sự cố gắng, tự nghiên cứu và tìm tòi kiến thức. Vậy các bạn sinh viên cần phải có những bước cụ thể để thực hiện điều này. Bước 1: đặt mục tiêu cho cá nhân Mỗi bạn sinh viên cần tìm cho mình một mục tiêu cụ thể, sau đó chia mục tiêu đó thành những mục tiêu nhỏ như mục tiêu hàng ngày, tuần, tháng, quý, học kì,... Và cuối cùng là đích đến của việc học đại học. Khi đặt mục tiêu các bạn sẽ: - Biết được các điểm đích để bạn có thể hành động một cách chính xác. - Tạo quyết tâm, động lực thực hiện một cách kiên trì hơn. Khi không có mục tiêu, chúng ta không biết tập trung vào việc gì và có khuynh hướng làm những việc mà chúng ta quan tâm vào thời điểm đó. Chúng ta di chuyển khắp mọi hướng để rồi quay về lại đúng chỗ cũ thay vì tiến lên theo một hướng nhất định. Nói khác hơn chúng ta hành động theo đám đông, bạn bè. Bước 2: xây dựng, thực hiện kế hoạch để đạt được mục tiêu đề ra Đây là bước quan trọng nhất để cho bạn thành công trên con đường học đại học của mình. Các bạn sinh viên tự lên cho mình một lịch trình thời gian cụ thể hàng ngày, tuần, tháng,... Bạn cũng cần đưa ra nguyên tắc riêng cho mình như tự phạt khi bản thân không hoàn thành công việc đề ra hàng ngày. Ở bước này các bạn cần thực hiện một số công việc như sau: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp: công việc chuẩn bị bài khá quan trọng, là bước đầu tiên giúp bạn hoàn thành một phần nào kế hoạch của mình. Ở đây chuẩn bị bài nghĩa là bạn phải xem lại bài cũ, đọc trước bài mới để bạn có thể nắm bắt được chương trình của mình học, bên cạnh đó bạn đánh dấu những điều mình chưa biết để khi đến lớp các bạn có thể thảo luận với thầy, cô và các bạn trong lớp. Ngoài việc bạn chỉ học giáo trình theo chương trình thì các bạn sinh viên cần tìm thêm tài liệu để tham khảo cũng như bổ sung thêm nguồn kiến thức cho chính mình. Khi đến lớp các bạn sinh viên cần làm gì? - Khi các bạn đã chuẩn bị bài ở nhà rồi khi đến lớp các bạn cần phải chú ý lắng nghe bài giảng, Nếu chú tâm nghe giảng, hiệu suất tiếp thu đạt tới 50%, giúp bạn rút ngắn thời gian ôn tập sau này, làm bài tập nhanh chóng và dễ dàng hơn, không ngỡ ngàng khi đọc lại các đề cương học tập, nắm được trọng tâm, trọng điểm bài học, tự tin và hứng thú khi đi học. Trong đời sống hàng ngày, quá trình thông tin chiếm tới hai phần ba thời gian hoạt động của con người, trong đó viết chỉ chiếm 9%, đọc 16%, nói 30% và nghe 45%. Hiện nay, nhiều bạn nghe giảng một cách không khoa học còn phổ biến. Người nghe, hoặc cặm cụi ghi chép mà không hiểu người giảng nói gì, hoặc suy nghĩ mông lung về bài giảng,... Vậy các bạn làm gì để nghe giảng mang lại hiệu quả nhất - Không được bỏ qua hoặc xem nhẹ thời gian đầu của tiết học. - Tập trung theo dõi bài giảng, nói chung chưa nên nghĩ đến việc sẽ làm gì vì điều đó sẽ phá vỡ logic của quá trình nghe giảng. - Tập trung nghe, hiểu vấn đề rồi ghi chép theo ý hiểu của mình. Chú ý ghi dàn bài để nhìn được khái quát cấu trúc chung của bài giảng, chú ý tới trọng tâm, mấu chốt của vấn đề. - Bên cạnh việc nghe giảng bạn cần phải ghi lại cần phải viết nhanh hơn, dùng nhiều ký tự viết tắt hơn. Không cần phải ghi tất cả những gì thầy cô nói. Hãy dành thời gian để nghe các thầy cô giải thích kĩ hơn về định nghĩa, khái niệm, cách chứng minh,… Chỉ ghi chép những gì mà chúng ta chưa biết, những điều quan trọng mà sách không có. Ngoài ra, vở ghi chép sẽ là tài liệu hữu ích vì có thể lúc đãng trí bạn bỏ sót một chi tiết quan trọng trong bài giảng. Các sinh viên cần xây dựng cho mình một nhóm học tập khoảng 5-8 thành viên: học nhóm ở đây nghĩa là các bạn cùng nhau trao đổi, thảo luận một vấn đề nào đó. Để cho nhóm học có hiệu quả mỗi nhóm cần phải có một nhóm trưởng để có thể kiểm soát, giao nhiệm vụ cho từng thành viên. Mỗi nhóm cũng phải đặt mục tiêu cho nhóm. Học nhóm cũng góp phần nâng cao hiệu quả học tập của bạn tăng lên: - Góp phần xây dựng tinh thần đồng đội và các mối quan hệ tương hỗ, đồng thời thúc đẩy sự tích cực học tập của cá nhân, tạo sự gắn kết trong một “cộng đồng” bởi trong khi làm việc nhóm, những mâu thuẫn sẽ nảy sinh từ đó yêu cầu phải giải quyết và để giải được cần sự cố gắng của mỗi cá nhân cùng với trí tuệ của cả tập - thể. Tăng khả năng hòa nhập, có thêm tinh thần học hỏi và biết lắng nghe người khác thông qua phần trình bày của bản thân và sự phản hồi của mọi người xung quanh. Tập hợp được những ý kiến sáng tạo của từng cá nhân, mỗi người bổ sung một ý, từ đó sản phẩm của học tập sẽ giàu tính sáng tạo và mang tính tập thể. Rèn luyện khả năng thuyết trình trước tập thể, kĩ năng giao tiếp và tính tự giác của mỗi cá nhân, khả năng làm cho người khác hiểu điều mình hiểu - đây là điểm yếu của đa số sinh viên chúng ta hiện nay. Bên cạnh việc học các bạn cần phải có thực hành cũng như người ta vẫn thường nói “học đi đôi với hành”, bởi vậy phải biết vận dụng những kiến thức mình đã học vào thực tế, cần phát huy và chuyển hóa kiến thức thành những hoạt động, đặc biệt là trong các lần kiến tập hoặc thực tập. Thực hành là tái hiện lại lý thuyết một lần nữa trên thực tế chứ không phải sách vở hay những tình huống giả định. Có những điều mà lý thuyết đơn thuần không thể nói lên hết ý nghĩa hoặc bản chất của vấn đề hay hoạt động đó. Phải có thực hành để va chạm thực tế để thấy nó không đơn giản như lý thuyết đã học. Thực hành cho ta sự tiếp xúc, chúng ta sẽ đối mặt với nhiều tình huống khác nhau, sẽ phải tự giải quyết, chính những lần đó sẽ giúp ta có thể đúc kết được kinh nghiệm làm việc thực tế. Để thực hành những điều đã học có hiệu quả cần phải thực tập, nghiên cứu và tìm hiểu nhiều cách giải quyết khác nhau. Điều này không hề khó khăn hay xa lạ với chúng ta, chỉ cần biết học hỏi từ sự quan sát và lắng nghe chúng ta sẽ có thể vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành dễ hơn. Thực hành đòi hỏi chúng ta phải linh hoạt, phải trau dồi cho bản thân đầy đủ những kĩ năng mềm cần có. Nhưng cũng đừng ngần ngại mà không dám giải quyết những vấn đề trong công việc, hãy lấy những kiến thức từ những lần kiến tập, thực tập để làm kinh nghiệm cho quá trình phát triển công việc lâu dài sau này. Bên cạnh việc học thì sinh viên cũng nên tạo cho mình không gian để thư giãn, nghỉ ngơi hay tập thể dục sau những giờ học mệt mỏi. Với những chia sẻ này của tôi hy vọng các bạn sinh viên sẽ tìm được cho mình một phương pháp học hiệu quả nhất để đạt được cái đích cuối cùng của mình.

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Video liên quan

Chủ Đề