Phương pháp so sánh phân tích tổng hợp

Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp tính toán kĩ thuật được sử dụng trong khoa học phân tích kinh tế.

28-04-2020 Phương pháp số chênh lệch là gì? Quá trình thực hiện và ví dụ minh họa

27-04-2020 Phương pháp thay thế liên hoàn là gì? Nội dung và trình tự

27-04-2020 Phương pháp chi tiết trong phân tích hoạt động kinh doanh là gì?

15-01-2020 Phục hồi hoạt động kinh doanh là gì? Điều kiện áp dụng

21-10-2019 Phương pháp loại trừ [Exclusion Methods] trong phân tích hoạt động kinh doanh là gì?

Hình minh họa [Nguồn: Pinterest]

Phương pháp so sánh

Khái niệm

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng lâu đời và phổ biến nhất. So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa, có nội dung và tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu.

Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp tính toán kĩ thuật được sử dụng trong khoa học phân tích kinh tế.

Những vấn đề cơ bản

Phương pháp so sánh cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung cũng như tách ra được những nét riêng của các hiện tượng được so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các giải pháp quản lí tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể.

Vì vậy, để tiến hành so sánh bắt buộc phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh, mục tiêu so sánh.

- Số gốc để so sánh: tùy thuộc vào mục đích cụ thể của hoạt động phân tích mà ta xác định số gốc để so sánh. So sánh các số liệu thực hiện với các số liệu định mức, kế hoạch giúp ta đánh giá mức độ biến động so với mục tiêu đề ra.

- So sánh số liệu kì này với số liệu kì trước [năm trước, quí trước, tháng trước] giúp ta nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của hiện tượng.

- So sánh số liệu của thời gian này với số liệu cùng kì của thời gian trước giúp ta nghiên cứu nhịp độ thực hiện kinh doanh trong từng khoảng thời gian.

- So sánh số liệu thực hiện với các thông số kinh tế kĩ thuật trung bình hoặc tiên tiến giúp ta đánh giá được mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.

- So sánh số liệu của doanh nghiệp mình với doanh nghiệp tương đương, điển hình hoặc doanh nghiệp thuộc đối thủ cạnh tranh giúp ta đánh giá được thế mạnh, yếu của doanh nghiệp.

- So sánh số liệu thực tế với mức hợp đồng đã kí, tổng nhu cầu… giúp ta biết được khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- So sánh các thông số kinh tế kĩ thuật của các phương án kinh tế khác nhau giúp ta lựa chọn được phương án tối ưu.

[Tài liệu tham khảo: Bài giảng môn "Phân tích hoạt động kinh doanh", Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông]

Phương pháp số chênh lệch là gì? Quá trình thực hiện và ví dụ minh họa

27-04-2020

Phương pháp thay thế liên hoàn là gì? Nội dung và trình tự

27-04-2020

Phương pháp chi tiết trong phân tích hoạt động kinh doanh là gì?

* Phương pháp phân tích – tổng hợp

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.

Khi chúng ta đứng trước một đối tượng nghiên cứu, chúng ta cảm giác được nhiều hiện tượng đan xen nhau, chồng chéo nhau làm lu mờ bản chất của nó.Vậy muốn hiểu được bản chất của một đối tượng nghiên cứu chúng ta cần phải phân chia nó theo cấp bậc.

Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Khi phân chia đối tượng nghiên cứu cần phải:

+ Xác định tiêu thức để phân chia.

+ Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu.

+ Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung.

Bước tiếp theo của phân tích là tổng hợp. Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát.

Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể[ có lúc ngược nhau] từ sự phân tích, khả năng trìu tượng, khái quát nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.

Với các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật do tính chính xác quy định, mặt phân tích định lượng có vai trò khá quyết định kết quả nghiên cứu. Quá trình tổng hợp, định tính ở đây hoặc giả là những phán đoán, dự báo thiên tai, chỉ đạo cả quá trình nghiên cứu, hoặc giả là những kết luận rút ra từ phân tích định lượng.Trong các ngành khoa học xã hội - nhân văn, sự hạn chế độ chính xác trong phân tích định lượng làm cho kết quả nghiên cứu lệ thuộc rất nhiều vào tổng hợp, định tính. Song chính đặc điểm này dễ làm cho kết quả nghiên cứu bị sai lệch do những sai lầm chủ quan duy ý chí.

Phương pháp so sánh là gì trong hoạt động kinh doanh? Thắc mắc này sẽ được giải thích ngay sau đây.

Phương pháp so sánh là gì?

Phương pháp so sánh được xem là một trong những cách được sử dụng phổ biến và lâu đời nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh. Nói một cách đơn giản, đây là cách thức đối chiếu các số liệu, chỉ tiêu, hiện tượng kinh tế,... đã được lượng hóa.

“Phương pháp so sánh thường được thực hiện giữa các sự việc có tính chất tương tự để người thực hiện so sánh có thể đánh giá mức độ biến động của các chỉ tiêu cũng như xác định xu hướng tiếp theo.”

Ưu nhược điểm của phương pháp so sánh

Việc áp dụng phương pháp so sánh đóng vai trò to lớn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả của quá trình so sánh này sẽ cho phép người thực hiện tổng hợp được những nét chung, nét riêng của các hiện tượng kinh tế, từ đó đưa ra nhận xét khách quan về những mặt phát triển tốt và những mặt còn hạn chế nhằm tìm các giải pháp quản lý tối ưu cho từng trường hợp cụ thể.

Nói cách khác, hoạt động phân tích kinh doanh có ý nghĩa khá quan trọng trong sự phát triển của một công ty. Điều này không chỉ giúp các nhà quản lý có được cái nhìn tổng quan về  bức tranh phát triển hiện tại của doanh nghiệp mà còn có khả năng giúp họ định hướng những bước đi tiếp theo. Trên thực tế, doanh nghiệp cần phải hiểu được bản chất của phương pháp so sánh là gì và kết hợp cùng nhiều phương pháp để cho ra kết quả nghiên cứu tốt nhất.

Tuy nhiên, sự so sánh có thể là bãi mìn khiến bạn mất tập trung và ngăn cản bạn theo đuổi tầm nhìn lớn hơn của mình.

Các đặc điểm cơ bản của phương pháp so sánh

Để tiến hành thực hiện phương pháp so sánh thì cần phải xác định những đặc điểm cơ bản liên quan đến nó. Cụ thể như sau:

Lựa chọn tiêu chuẩn để thực hiện so sánh

Tiêu chuẩn so sánh được hiểu là chỉ tiêu được chọn để làm nền tảng so sánh, thuật ngữ chuyên môn gọi là kỳ gốc so sánh. Dựa trên mục đích thực hiện nghiên cứu mà người ta sẽ cân nhắc chọn kỳ gốc thích hợp nhất.

Chẳng hạn như mục đích là đánh giá xu hướng phát triển thì có thể chọn kỳ gốc là tài liệu kế hoạch của năm vừa rồi. Nếu mục đích là đánh giá tình hình hoạt động thực tế, dự đoán các yếu tố tương lai thì có thể cân nhắc kỳ gốc so sánh là các mục tiêu, định mức đã dự kiến.

Ðiều kiện so sánh

Để phương pháp so sánh thể hiện đúng ý nghĩa của nó thì đòi hỏi các chỉ tiêu phải có tính đồng nhất. Trên thực tế, người thực hiện cần quan tâm cả về mặt thời gian lẫn không gian của các chỉ tiêu và điều kiện có thể so sánh được. Dưới đây là một số điều kiện so sánh cần phải cân nhắc:

Thời gian: các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán và buộc phải thống nhất những đặc điểm liên quan đến nội dung kinh tế, phương pháp tính toán và đơn vị đo lường.

Không gian: yêu cầu các chỉ tiêu khi thực hiện phương pháp so sánh cần phải được quy đổi về cùng một trạng thái quy mô cũng như điều kiện kinh doanh tương tự nhau.

Kỹ thuật so sánh

Các nhà nghiên cứu có thể sử dụng các kỹ thuật so sánh dưới đây để đảm bảo mục tiêu so sánh có thể đưa ra kết quả chính xác nhất:

So sánh bằng trị số tuyệt đối: là cách biểu thị quy mô, khối lượng của một chỉ tiêu được so sánh nào đó. Người ta thường gọi đó là trị số của chỉ tiêu kinh tế và là căn cứ để tính được những số liệu tương tự khác.

Khi thực hiện so sánh bằng số tuyệt đối có nghĩa là so sánh giữa trị số nêu trên của chỉ tiêu kinh tế của kỳ đang phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh có thể sẽ biểu hiện được một vài biến động về khối lượng hay quy mô của các hiện tượng kinh tế.

So sánh bằng số tương đối: tùy theo yêu cầu phân tích mà người thực hiện sẽ lựa chọn loại số tương đối thích hợp nhất. Cụ thể như số tương đối kết cấu, số tương đối hoàn thành kế hoạch theo tỷ lệ,... Nó phản ánh khá chính xác khả năng hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế đang được phân tích và so sánh.

So sánh mức biến động theo hướng quy mô phát triển: đây là kết quả so sánh của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với trị số kỳ gốc so sánh. Chúng đã được điều chỉnh theo hệ số của chỉ tiêu phân tích và có liên quan đến việc hình thành xu hướng của quy mô chung. Khi cân nhắc đúng xu hướng quy mô phát triển chung sẽ mang đến nhiều lợi ích khi nhà quản lý đánh giá đường hướng đi tiếp của doanh nghiệp trong tương lai.

So sánh bằng số bình quân: Số bình quân được đánh giá là một dạng đặc biệt của số tương đối bởi vì nó có khả năng biểu hiện các tính chất và đặc điểm chung về mặt số lượng của một đơn vị hoặc một tổng thể nào đó có cùng tính chất. Từ đó, người ta sẽ nhận dạng các đặc trưng chung của các bộ phận trong quá trình phân tích so sánh.

So sánh bằng số bình quân động thái: được hiểu là cách so sánh số tương đối kết cấu và thể hiện tỉ trọng chênh lệch của từng bộ phận trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc so sánh của một số chỉ tiêu phân tích. Con số bình quân động thái sẽ phản ánh khá chính xác biến động bên trong của chỉ tiêu ấy trong một khoảng thời gian nào đó, có thể cố định hoặc thay đổi liên tục.

Ví dụ về việc thực hiện phương pháp so sánh tại các doanh nghiệp

Ngoài các thông tin lý thuyết về phương pháp so sánh là gì trong kinh doanh, bài viết sẽ đề cập đến ví dụ cụ thể để bạn có thể nhìn nhận vấn đề chính xác hơn.

Cụ thể, công ty A muốn tiến hành thực hiện phương pháp so sánh để có thể cân nhắc khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong doanh nghiệp ở năm 2021 đồng thời xây dựng hướng đi phát triển mới vào năm 2022. Họ sẽ cần làm những điều gì?

Đầu tiên, cần xác định kỳ gốc so sánh căn cứ vào mục đích cụ thể của hoạt động phân tích này. Công ty A sẽ so sánh các số liệu thực hiện với các số liệu định mức giúp đánh giá mức biến động so với mục tiêu đề ra.

Nếu công ty A mong muốn nghiên cứu nhịp độ tăng trưởng của hiện tượng kinh tế, có thể là doanh thu bán hàng thì thực hiện so sánh số liệu kỳ phân tích với cùng kỳ năm ngoái hoặc so sánh trực tiếp với kỳ trước. Cùng phương thức đó, doanh nghiệp sẽ nghiên cứu được tốc độ kinh doanh trong từng khoảng thời gian.

Trong trường hợp công ty A cần đánh giá tiến độ phấn đấu của nhân viên thì có thể so sánh số liệu liên quan đến thông số kinh tế kỹ thuật tiên tiến hoặc trung bình.

Còn khi cần nhận xét điểm mạnh, điểm yếu ở nội tại doanh nghiệp thì nên cân nhắc so sánh số liệu với doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh có quy mô tương đương. Về khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường, doanh nghiệp có thể so sánh liệu thực tế với mức hợp đồng đã ký.

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến phương pháp so sánh là gì trong hoạt động kinh doanh, hi vọng rằng bạn sẽ có được những thông tin bổ ích cho quá trình tìm hiểu các thuật ngữ kinh tế cũng như các phương thức đánh giá, phân tích kinh doanh.

Pha Lê

Video liên quan

Chủ Đề