Phương pháp sử dụng tái chế rác thải

Để đáp ứng “nhu cầu về rác” rất lớn này, người dân Thuỵ Điển đã và đang thực hiện theo một quy trình phân loại rác rất khoa học, kể từ những năm 1970.

Tuy nhiên lượng rác trong nước vẫn không đủ, Thuỵ Điển còn phải nhập khẩu rác từ các nước khác. Trong năm 2015, họ đã nhập khẩu 1,5 triệu tấn rác, và dự đoán năm 2020 họ sẽ nhập khẩu 2,3 triệu tấn rác.

Đây là một chính sách thông minh, Thuỵ Điển không những tận dụng rất tốt “tài nguyên rác”, mà còn được các nước lân cận trả tiền để “sử dụng” rác hộ.

Áo – Quốc gia tái chế rác bằng công nghệ sinh học tân tiến

Áo là một Quốc gia nhỏ bé đã làm được những điều to lớn trong việc xử lý chất thải. Nổi bật nhất trong hệ thống xử lý rác thải của Áo là công nghệ sinh học để tái chế nhựa PET.

Trong khi cả Thế Giới đang phải bó tay vì rác thải nhựa – giải pháp tái chế PET hiện giờ là đốt chảy hoặc nghiền nhỏ, vốn có chất lượng sau tái chế rất kém. Một công ty ở Áo đã phát triển một giải pháp công nghệ cao, sử dụng enzim một loại nấm để tái chế nhựa PET. Dưới tác động của enzim, nhựa PET sẽ bị phân huỷ thành phân tử và sau đó có thể dễ dàng chuyển đổi lại thành nhựa chất lượng cao.

Cùng với nhiều công nghệ tiên tiến khác, Áo, Bỉ và Đức hiện đang là 3 Quốc gia tái chế rác hiệu quả nhất trên Thế Giới.

Bỉ – Quốc gia với hệ thống quản lý rác từ trước khi được thải ra

75% rác của Bỉ được tái sử dụng, tái chế hoặc ủ phân – con số cao nhất Thế Giới. Tài nguyên của họ dường như được tái sử dụng mãi mãi.

Họ có 2 quy trình quản lý rác thải cực kỳ tiên tiến: Ecolizer và Sự kiện xanh.

Ecolizer là hệ thống trên web để quản trị việc sản xuất, đảm bảo lượng rác thải thấp và sạch. Hệ thống tính toán quá trình sản xuất, vận chuyển, tiêu dùng, năng lượng và xử lý chất thải, giúp các nhà sản xuất có thể đánh giá được tác động môi trường mà sản phẩm của họ sẽ gây ra.

Từ đó đề xuất những cải tiến trong quy trình và trong khâu thiết kế sản phẩm, làm giảm hệ quả xấu tới môi trường.

Chỉ cần một thay đổi nhỏ trong thiết kế, ta có thể giảm lượng nguyên liệu và rác thải đáng kể. Ví dụ, khi cần xách 1 ly cafe mang đi, sử dụng một bao nilon chữ T sẽ tiết kiệm và bảo vệ môi trường gấp vài lần so với bao nilon thông thường. Và khi lượng ly cafe lên tới vài triệu, lượng nhựa cần để sản xuất và thải ra môi trường sẽ giảm cực kỳ lớn.

Sự kiện xanh cũng là một hệ thống quản lý trên web tương tự như Ecolizer, nhưng đối với những sự kiện. Hệ thống này giúp đánh giá lượng rác thải mà sự kiện có thể gây ra, những cách thức để giảm rác thải trong sự kiện, và thậm chí danh sách những nơi cho thuê dao kéo tái sử dụng.

Họ làm mọi thứ để giảm rác thải từ trong trứng nước.

Nhật – Quốc gia đốt rác thải hiệu quả nhất

So với các nước Châu Âu, Nhật Bản không phải là Quốc gia đi đầu về tái chế rác thải. Nhưng họ là Quốc gia đi đầu trong việc phân loại rác và xử lý rác hiệu quả.

Rác thải của Nhật được quản lý rất có chiều sâu. Bắt nguồn từ ý thức phân loại rác, và đổ rác đúng nơi của người dân. Cho đến việc đốt rác thải một cách triệt để bằng công nghệ CFB [Công nghệ đốt hóa lỏng tầng sôi].

Công nghệ này xử lý rác bằng cách vùi rác vào một lớp cát, sau đó sử dụng lưu lượng không khí trong quá trình nung lò, cùng một số hóa chất khác để tiêu hủy rác. Rác bên trong lò sẽ được đối lưu liên tục, và sẽ bị tiêu huỷ hết trong thời gian rất nhanh, kể cả những vật liệu cứng đầu nhất.

Không chỉ vậy, công nghệ này cũng giúp lượng khí thải như NO và NO2 giảm đi rất nhiều, cùng giá thành rẻ hơn những loại hình khác. Lượng nhiệt năng sau khi đốt cũng được sử dụng để sản xuất điện.

Không quá cầu kỳ, phức tạp và rất hiệu quả, nên hiện nay đã có nhiều nước trên thế giới nhập khẩu công nghệ này của Nhật Bản như: Trung Quốc, Thái Lan, và Singapore.

Kinh nghiệm nào cho chúng ta?

Trước tiên ta phải thấy rằng điểm chung của những Quốc gia xử lý rác thải hiệu quả là đến từ ý thức phân loại rác, và đổ rác đúng nơi quy định của người dân. Nếu không có ý thức này, mọi công nghệ xử lý rác là vô ích. Đa Phước từ lúc được xây dựng cũng có một quy trình để tái chế rác thải, nhưng không thể sử dụng được vì nguồn rác đầu vào không được phân loại.

Vệ công nghệ, để bắt chước theo các Quốc gia châu Âu thì có vẻ còn khá xa. Công nghệ đốt rác của Nhật Bản là phương pháp khả thi để theo đuổi nhất hiện giờ.

Theo thông tin của sở Tài Nguyên Môi Trường, hiện nay TP HCM cũng đang ưu tiên chuyển việc xử lý rác thải từ chôn lấp sang đốt. Mục tiêu đến năm 2020, giảm lượng rác được chôn lấp từ 76% xuống 50%, và đến năm 2025 chỉ còn 20% rác được chôn lấp. Tuy chưa chắc công nghệ nào sẽ được áp dụng, nhưng đây đã là một bước cải tiến lớn trong việc xử lý rác thải ở nước ta

nhà máy rác Đông Anh

[Nguồn //doimoisangtao.vn/news/2018/7/7/nhng-cng-ngh-x-l-rc-thi-tin-tin-trn-th-gii]

Xem thêm video nhà máy đốt rác bằng Plasma đầu tiên tại Việt Nam

Nguyên lý cơ bản và các phương pháp sản xuất phân bón hữu cơ và các chế phẩm sinh học từ rác hữu cơ tại gia đình và cộng đồng.

Trong những năm qua, vấn đề ô nhiễm môi trường từ việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt không hiệu quả đã ảnh hưởng xấu đến môi trường sống, sức khoẻ và kinh tế của nhiều người dân Việt Nam. Trong khi nhiều nhóm giải pháp đang được bàn bạc và triển khai trên nhiều quy mô khác nhau, việc phân loại, tái sử dụng và tái chế rác hữu cơ tại nguồn đang được thực hành tại rất nhiều gia đình, cộng đồng, doanh nghiệp và trực tiếp đem lại rất nhiều lợi ích về kinh tế, sức khỏe và môi trường cho người thực hiện. Nếu mỗi chúng ta nhận ra rác hữu cơ là nguồn tài nguyên quý giá, có thể dễ dàng tái sử dụng và tái chế một cách hiệu quả, vấn đề ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt sẽ được giải quyết một cách khá dễ dàng ngay tại nơi sinh sống và cộng đồng của chúng ta.  Với mục tiêu xây dựng một tương lai trong đó con người sống hài hoà với thiên nhiên, WWF-Việt Nam tin rằng việc sử dụng và tuần hoàn nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả là chìa khóa của sự phát triển bền vững và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Sổ tay Hướng dẫn tái chế rác hữu cơ tại nguồn do WWF-Việt Nam chủ trì biên soạn nhằm cung cấp cho độc giả những kiến thức và hướng dẫn thực hành cơ bản một số phương pháp sản xuất phân bón hữu cơ và chế phẩm sinh học.

Nội dung của Sổ tay bao gồm 2 phần chính:

  • Phần 1 cung cấp các thông tin tổng quan về hiện trạng phát sinh, cách xử lý rác thải sinh hoạt đúng cách, và giải thích sự cần thiết của việc tái chế rác hữu cơ tại gia đình và cộng đồng của chúng ta.
  • Phần 2 cung cấp các nguyên lý chính của quá trình tái chế rác hữu cơ thành phân bón hữu cơ và hướng dẫn thực hành các phương pháp chính. Nếu bạn đang muốn ủ phân hữu cơ tại gia đình hay cộng đồng mình, bạn có thể tham khảo trực tiếp phần này để chọn phương pháp phù hợp nhất cho mình nhé. Khi thực hành, chúng ta nên đọc thêm các thông tin cụ thể hơn trong các tài liệu tham khảo, sử dụng các từ khóa kèm theo để tìm kiếm trên mạng Internet, cũng như từ những kiến thức và chia sẻ từ ông bà cha mẹ, những cộng đồng nông nghiệp hữu cơ, và những người thực hành lối sống xanh.
Cuốn sổ tay này phù hợp với những hộ gia đình [cả thành phố và nông thôn], người làm vườn, hộ làm nông, cộng đồng, trường học, doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn… mới bắt đầu quan tâm đến việc tiết giảm, tái sử dụng, tái chế rác hữu cơ tại nguồn. Mong rằng sau khi sử dụng cuốn sổ tay này để thực hành sản xuất phân bón và các chế phẩm sinh học cho gia đình và cộng đồng của mình, chúng ta sẽ có cái nhìn khác với rác hữu cơ và sẽ tận dụng thay vì vứt bỏ chúng.

Sổ tay được biên soạn trong khuôn khổ Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do WWF-Đức tài trợ [từ nguồn vốn của Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên và An toàn hạt nhân, Cộng hòa liên bang Đức]. Để tìm hiểu thêm về Dự án, vui lòng truy cập www.giamracnhua.vn.

Sổ tay hướng dẫn tái chế rác hữu cơ tại nguồn

Sẽ thế nào nếu quý vị biết có việc quý vị có thể làm mỗi ngày mà miễn phí, dễ dàng thực hiện và tạo ra việc làm trong khi tiết kiệm được tiền, năng lượng và nước? Thực ra, đó chính là: Tái chế! Tìm hiểu 5 lý do tại sao tất cả chúng ta nên tái chế mỗi khi có cơ hội.

1. Tái chế làm giảm lượng rác tới bãi rác.

Theo Cục Bảo Vệ Môi Sinh Hoa Kỳ [Environmental Protection Agency, EPA], hiện tại chúng ta có thể giảm được 35 phần trăm lượng rác cần chuyển tới bãi rác và lò đốt rác thông qua tái chế và ủ phân. Tại California, chúng ta thành công trong việc giảm 44 phần trăm lượng rác cần chuyển tới bãi rác. Đó là một khởi đầu tốt, nhưng vẫn còn rất nhiều điều có thể cải thiện. Điều quan trọng là hạn chế càng nhiều vật liệu cần chuyển tới bãi rác càng tốt bởi vì các đồ vật chúng ta sản xuất đều được làm từ các nguồn tài nguyên quý giá và hạn chế. Chúng ta muốn gìn giữ tài nguyên càng nhiều càng tốt để sử dụng trong tương lai.

2. Tái chế làm giảm nhu cầu của chúng ta đối với nguyên liệu thô mới.

Khai thác nguyên liệu thô từ môi trường là hoạt động tốn kém. Hoạt động này cũng sử dụng rất nhiều nước và năng lượng. Khi chúng ta tái chế, chúng ta khai thác ít đi, điều này giúp bảo tồn nhiều tài nguyên thiên nhiên quý giá [và hữu hạn!], bao gồm cây cối, nước, dầu và kim loại. Tái chế càng nhiều, chúng ta càng bảo vệ được tài nguyên nhiều hơn!

3. Tái chế giúp bảo tồn năng lượng.

Tái chế giúp tiết kiệm rất nhiều năng lượng. Mỗi năm, tất cả mọi người tái chế trên khắp cả nước tiết kiệm một lượng năng lượng tương đương với lượng điện năng cần cung cấp cho 14 triệu ngôi nhà trong cả năm. Điều này tương tự với việc cứ 10 gia đình thì có một gia đình tắt điện trong suốt cả năm.

4. Tái chế tạo việc làm.

Tại Hoa Kỳ, các hoạt động tái chế và tái sử dụng cung cấp 757,000 việc làm và tạo ra $36 tỷ tiền lương mỗi năm. Chọn tái chế không chỉ tốt cho môi trường mà còn có lợi cho nền kinh tế.

5. Tái chế làm giảm tình trạng ô nhiễm.

Quá trình khai thác nguyên liệu thô có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm nặng. Bởi vì tái chế nhiều hơn có nghĩa là khai thác ít hơn, điều này cũng có nghĩa là ít ô nhiễm hơn. Thậm chí tốt hơn nữa là khi chúng ta tái chế nhiều hơn, chúng ta thải ít vật liệu ra bãi rác hơn. Vật liệu phân hủy trong bãi rác thường phát ra khí mêtan, một loại khí nhà kính mạnh gấp 30 lần khí cacbonic, vì vậy càng ít khí thải mêtan càng tốt!

Làm thế nào quý vị có thể tái chế đúng cách?

Tái chế đúng cách có vai trò quan trọng! Các đồ vật không thuộc nhóm tái chế có thể làm hỏng máy phân loại, gây ra sự chậm trễ tốn kém. Ngoài ra, khi các vật liệu sai được trộn lẫn với những vật liệu đúng [được gọi là “nhiễm bẩn” trong thế giới tái chế], giá trị của đồ tái chế khác được phân loại đúng sẽ giảm đi.

Vậy làm thế nào để tìm ra phương pháp tái chế đúng cách? Sử dụng Tài Liệu Hướng Dẫn Việc Tái chế hoàn toàn mới và tìm kiếm được. Đơn giản là chỉ cần tra cứu bất kỳ đồ vật nào trong Tài Liệu Hướng Dẫn Việc Tái Chế, quý vị sẽ tìm thấy các mẹo tái chế, tái sử dụng và hạn chế thải các đồ vật đó.

Chúc quý vị tái chế vui vẻ!

Video liên quan

Chủ Đề