Quá trình truyền nhận và xử lý thông tin được gọi là gì

X

Bảo mật & Cookie

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Đã hiểu!
Quảng cáo

câu 2:

  • Trong tin học thông tin được định nghĩa đơn giản như sau:

Thông tin là tất cả những gì có thể giúp con người hiểu được về đối tượng mà mình quan tâm.

Có thể nói rằng ở mọi nơi mọi lúc, bất kì ai cũng cần thông tin, cũng hành động và ứng xử trên cơ sở thông tin. Bản thân thông tin không phải là thực thể vật chất, nghĩa là không mang năng lượng nội tại, nhưng khi tham gia vào các quá trình hoạt động của con người, nó lại thể hiện khả năng vật chất của mình, tức là góp phần làm gia tăng năng lượng, mà với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và kỹ thuật truyền thông hiện đại, độ gia tăng đó ngày càng trở nên đáng kể, thậm chí còn vượt xa dự kiến của con người.

Chủ thể thông tin là con người, khách thể là đối tượng con người hướng tới.

Thông tin được thể hiện và tồn tại dưới hình thức: bằng tiếng nói, chữ viết, ký hiệu, mã hiệu, bằng biểu đồ hay xung điện

Thông tin tồn tại một cách khách quan. Thông tin có thể được tạo ra, phát sinh, truyền đi, lưu trữ, chọn lọc. Trong quá trình đó thông tin cũng có thể bị méo mó, sai lệch đi do nhiễu không chủ ý hay do con người cố ý xuyên tạc vì mục đích nào đó.

Thông tin cần phải được lượng hóa. Trên thực tế, người ta có thể đánh giá thông tin, cụ thể là định lượng tin tức bằng cách đo độ bất định của hành vi, trạng thái mà thông tin đó đề cập đến. Xác suất xuất hiện một thông tin càng thấp thì lượng thông tin ở đó càng cao vì độ bất ngờ của nó càng lớn.

  • Quy trình xử lý thông tin:
  1. Thu thập thông tin: là quá trình tiếp nhận thông tin nhằm tập hợp những thông tin cơ sở về đối tượng quản lý, những thông tin phát sinh do hoạt động thường xuyên của đối tượng quản lý. Những thông tin được thu thập này sẽ được cập nhật, sắp xếp trong những kho chứa thông tin của hệ thống quản lý [gọi là cơ sở dữ liệu CSDL]
  2. Lưu trữ thông tin: Các thông tin đã có cần lưu trữ để phục vụ cho nhu cầu khai thác và sử dụng sau này. Tuy nhiên, lưu trữ như thế nào cho thật khoa học không phải là việc đơn giản. Thông thường, thông tin sau khi được thu thập hoặc xử lý sơ bộ [xử lý theo nghĩa hẹp] và được thể hiện dưới dạng số liệu, văn bản hay sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh, sữ được lưu trữ trong những bộ phận cất giữ theo một hệ thống khoa học, giúp cho nhu cầu khai thác, sử dụng lại sau này được nhanh chóng, thuận tiện, chính xác. Như vậy, mỗi khu vực quản lý, mỗi bài toán quản lý cụ thể sẽ có một hệ thống lưu trữ thông tin phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu về thông tin cho công tác quản lý sau này thuộc chính phạm vi đó. Ngày nay những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ tin học và truyền thông đã cho phép chúng ta thực hiện tốt công việc tổ chức các hệ thống thông tin quản lý tự động với các quy mô khác nhau, có khả năng hạn chế về cả không gian và thời gian. Đó là các ngân hàng dữ liệu có quy mô quốc gia hoặc khu vực, theo các chuyên ngành hoặc lĩnh vực khác nhau.
  3. Xử lý thông tin [theo nghĩa hẹp]: Là quá trình chế biến các thông tin đã được thu thập nhằm tạo ra thông tin kết quả. Mỗi loại thông tin đều có một quy trình chế biến tương ứng là hệ thống các thao tác dựa trên thông tin pháp lý, tác động lên thông tin gốc và thông tin phát sinh, theo một trình tự nhất định nằm trong một phạm vi cụ thể, với mục tiêu đưa ra những thông tin kết quả phục vụ nhu cầu của hoạt động quản lý sau này. Quá trình xử lý có thể chỉ đơn thuần là việc truyền tải thông tin từ vật mang tin này sang vật mang tin khác, nhưng có những xử lý rất phức tạp đòi hỏi khối lượng thông tin ban đầu rất lớn và khối lượng tính toán rất lâu.
  4. Tra cứu thông tin: Là quá trình tra cứu, tìm kiếm, chọn lọc thông tin được lưu trữ. Đây là một quá trình thường xuyên trong mọi hoạt động quản lý, giúp cho các nhà quản lý thực hiện chỉ đạo có cơ sở khoa học, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và thị trường, trên cơ sở pháp lý do Nhà nước quy định.
  5. Truyền dẫn thông tin: Là quá trình trao đổi và cung cấp thông tin giữa các đối tượng cần thiết thông tin trong hệ thống quản lý, nhằm tạo ra mối liên lạc và phối hợp tác động giữa các tổ chức, cá nhân, giúp cho hệ thống hoạt động đồng bộ, nhịp nhàng. Quá trình này cũng tạo nên mối quan hệ hai chiều liên tục giữa bộ phận điều hành [chủ thể quản lý] và các bộ phận chịu sự điều hành [khách thể quản lý] trên những vấn đề khác nhau thuộc từng lĩnh vực cụ thể. Trong việc truyền dẫn thông tin, có hai yêu cầu đặt ra là : Thời gian thông tin đi từ nơi phát đến nơi nhận phải thật ngắn và sự sai lệch nếu có, phải được hạn chế tới mức thấp nhất.
  • Trong quản lý thông tin vừa là nguyên liệu vừa là sản phẩm vì:

1.Thông tin vừa là nguyên liệu, vừa là sản phẩm:
Thông tin vào Xử lý thông tin Thông tin ra.
Đây là chu trình xử lý thông tin chung, mọi thông tin được đem vào xử lý được gọi là thông tin đầu vào hay nói cách khác hông tin vào là nguyên liệu cho cả chu trình xử lý. Kết quả là cho một sản phẩm thông tin đầu ra.
Trong hoạt động quản lý, thông tin được xử lý ở nhiều khâu, nhiều tầng nấc, nhiều cấp khác nhau do đó cùng một thông tin có thể vừa là thông tin đầu vào của quá trình này vừa là thông tin đầu ra của quá trình khác nói cách khác nó vùa là nguyên liệu vừa là sản phẩm.
Ví dụ : Ủy ban nhân dân tỉnh H Gửi công văn đôn đốc nhắc nhở các huyện trong tỉnh đẩy mạnh công tác phòng chống dịch cúm gia cầm đã được triển khai.
Như vậy công văn đó chính là văn bản chứa thông tin đã được xử lý nó là sản phẩm của ủy ban nhân dân tỉnh, Nhưng nó lại là nguyên liệu đối với các huyện, các đơn vị cấp dưới, vì sau khi nhận được công văn thì các ủy ban nhân dân huyện bắt đầu phân tích thông tin trong công văn của tỉnh và ra quyết định thực hiện công văn đó xuống cấp dưới.

  • Trình bày mối quan hệ giữa quy trình xử lý thông tin với quy trình quản lý, so sánh quy trình xử lý thông tin và quy trình quản lý:Sơ đồ: Thông tin chỉ đạo Thông tin phản hồi

    Hoạt động quản lý là hoạt động ra quyết định quản lý, các nhà quản lý luôn mong muốn tìm một phương pháp tối ưu cho bài toán quản lý.Do đó thông tin là yếu tố không tách rời trong hoạt động quản lý và tin học được áp dụng vào trong hoạt động quản lý.Quy trình xử lý thông tin và quy trình quản lý có mối quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó mật thiết với nhau, gắn bó với nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau..

    Quan sát vào sơ đồ ta thấy sơ đồ luân chuyển thông tin trong quản lý tha thấy có 4 quá trình xử lý thông tin:
    Chủ thể quản lý xử lý thông tin để ra quyết định
    Khách thể quản lý nhận thông tin chỉ đạo và tiến hành xử lý
    Khách thể quản lý nhận thông tin để báo cáo
    Chủ thể quản lý nhận thông tin phản hồi và xử lý

    Như vậy thực chất của quá trình quản lý là quá trình xử lý thông tin. Nhưng hoạt động quản lý mang đặc thù riêng nên nó có sự khác biệt:
    Quá trình xử lý thông tin là quá trình tuần tự các bước được pháp luật quy định chặt chẽ.
    Sản phẩm của quá trình xử lý thông tin là quyết định quản lý.
    Thông tin trong quản lý là thông tin 2 chiều, liên tục và mang tính chất pháp lý.

  • Liên hệ thực tiễn:

Trong kinh doanh

Quảng cáo

Share this:

Video liên quan

Chủ Đề