Quan điểm về trong quách ngoài quan là gì năm 2024

Khi người mất đã chết được một thời gian khoảng 3-5 năm.người nhà thường tiến hành cải táng. Vậy cải táng là gì? ý nghĩa của cải táng và vì sao nói “trong quan ngoài quách” Gốm Phúc Gia Tiên xin chia sẻ bài viết để mọi người cùng tham khảo

Ý nghĩaTrong quan ngoài quách

Trong cải táng thì quách tiểu là vật dụng quan trọng nhất.Quách tiểu được coi là ngôi nhà cuối cùng mà người sống dành cho người đã mất.nên lựa chon quách tiểu được lựa chọn rất kỹ lưỡng.Trong quan ngoài quách có nghĩa là gì?.Trong quan,”Quan”ở đay có nghĩa là tiêu sành bên trong,xương cốt được rửa sạch sẽ xếp vào tiêu,sau đó đặt cả tiểu này vào trong quách to.Quách này có vai trò bảo vệ tiểu và xương cốt bên trong,nó đã lý giải “ngoài Quách”

Phong tục và ý nghĩa cải táng

Phong tục

Chẳng những thế mà nhà cửa, đất cát là của phù du có thể sang nhượng, đổi chác, mua bán chứ phần mồ, mả, lăng mộ của ông bà thì vĩnh viễn không thay đổi được, và người đang sống cũng chịu nhiều ảnh hưởng bởi mồ mả ông bà tổ tiên và người đã khuất. Nơi an nghỉ cuối cùng là nơi tối quan trọng cho người đã khuất và người đang sống, chính vì như thế nên đã cải táng thì ta hết sức phải cân nhắc chuẩn bị kỹ lưỡng.

Trong “Việt Nam Phong tục” của Phan Kế Bính: “… Cải táng có nhiều cớ. Một là vì nhà nghèo, khi cha mẹ mất, không tiền lo liệu, mua tạm một cỗ ván xấu, đợi xong ba năm thì cải táng, kẻo sợ ván hư nát thì hại đến di hài. Hai là vì chỗ đất mối kiến, nước lụt thì cải táng. Ba là vì, các nhà địa lý, thấy chỗ mả vô cớ mà sụt đất hoặc cây cối ở trên mả tự nhiên khô héo, hoặc trong nhà có kẻ dâm loạn điên cuồng, hoặc trong nhà đau ốm lửng củng, hoặc trong nhà có kẻ nghịch ngợm, sinh ra kiện tụng lôi thôi, thì cho là tại đất mà cải táng. Bốn là, những người muốn cầu công danh phú quý, nhờ thầy địa lý tìm chỗ cát địa mà cải táng. Lại có người thấy nhà khác phát đạt, đem mả nhà mình táng gần vào chỗ mả nhà kia, để cầu được hưởng dư huệ…”

Nhưng nói chung lại, cải táng, sang cát, bốc mộ là một phong tục lâu đời, là thể hiện cái tâm của người sống với người thân đã khuất, an tâm với niềm tin… họ không bỏ người thân thối rữa trong đất ẩm, mà tặng họ một ngôi nhà mới đẹp đẽ, chắc chắn hơn. Bằng cách bốc mộ giải phóng linh hồn người thân khỏi mộ, người chết có thể biến đổi thành tổ tiên linh thiêng, linh hồn có thể phù hộ cho gia đình được an lành.

\==>>Xem thêm các mẫu quách tiểu cải táng tại đây

Ý nghĩa cải táng

Trong cuộc sống văn minh hiện đại hiện nay những phong tục nghi lễ cổ truyền vẫn luôn được các thế hệ người Việt Nam trân trọng, gìn giữ và kế thừa. Nó là sợi dây vô hình gắn kết người Việt Nam ở mọi phương trời, bởi nó phản ánh khát vọng sống chân chính, nét đẹp của đạo lý cổ nhân và chiều sâu của tâm hồn người Việt, đã vượt qua mọi khoảng cách về không gian, thời gian trở thành nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

Ở xã hội Việt Nam, tang lễ là phong tục và lễ nghi rất quan trọng. Cải táng là giai đoạn cuối cùng trong tang lễ, đây cũng là giai đoạn rất quan trọng theo truyền thống tâm linh của người Việt Nam vì họ quan niệm rằng nếu làm đúng, tốt thì gia đình họ sẽ gặp mạnh khỏe, may mắn và thành công trong mọi việc, quan trọng hơn nữa là cha[mẹ] họ sẽ được an lành, siêu thoát.

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, nỗi đau xót cũng như sự thấm thía sự thiếu vắng kể từ ngày cha[mẹ] mất đi và với những ưu tư, lo lắng trong lúc tang gia bối rối của cháu, con trong gia đình trong giai đoạn hung táng thì cải táng là giai đoạn để họ thể hiện đạo Hiếu và sự thành kính với người đã khuất.

Ở bài đăng trước đã tổng hợp những kiến thức tâm linh cần biết về cải táng, sang cát, sang áo, bốc mộ đó là: tại sao phải cải táng? Khi nào thì cải táng? Khi nào không nên cải táng? Mộ kết và chọn vị trí Huyệt mộ hợp phong thủy…

  • Xem bài viết: Những điều cần biết khi cải táng, sang cát, sang áo, bốc mộ

Bài viết này sẽ kể ra những đồ vật tâm linh cho vào trong quách tiểu khi sang cát và các bước thực hiện.

Các đồ vật tâm linh cho vào quách khi cải tang, sang áo, bốc mộ:

1. Quách

Quách cũng như là lớp áo ngoài cùng mà một người mặc lên, cũng cho thấy phẩm chất của người đó. Đầu tiên phải nói tới là yếu tố cơ bản nhất là để bảo vệ cho xương cốt của người đã khuất, Quách phải chịu môi trường nước ẩm, phải tránh được mối mọt côn trùng trong đất, phải chắc chắc chịu được ngoại lực, chịu được các tác nhân lý hóa trong đất… Thứ hai về thẩm mỹ, Quách thể hiện cho phẩm chất của người đó khi còn sống, phải được làm đẹp đẽ, kỹ càng, các hoa văn trạm trên Quách phải phù hợp với Tâm Linh, phong thủy. Ví dụ như, người cao sang, quyền quý, người tính tình mạnh mẽ, công danh sự nghiệp lớn tạo nhiều phúc lộc cho gia đình dòng tộc thì trạm hình Rồng, thể hiện cho vẻ đẹp tôn quý cho sự nhân hậu của người nữ thì trạm Phượng, người có đức hạnh cao quý, thành tâm hướng Phật, tâm hồn thanh khiết thanh thản thì trạm Sen…

Hiện nay có nhiều loại quách bằng các chất liệu xi măng, sành, sứ, gỗ Ngọc Am, gỗ Hoàng Đàn, gỗ Pơ mu, gỗ Vàng Tâm…. Trong tất cả các loại thì Quách làm bằng gỗ Ngọc Am là tốt nhất, nhưng nay đã không còn loại gỗ này, nếu có người nói còn thì chỉ có thể là làm giả mà thôi. Quách gỗ Vàng Tâm có lẽ là hội tụ đầy đủ các yếu tố tốt nhất bây giờ, nhờ vào đặc tính chịu được môi tường nước ẩm, không bị mối mọt côn trùng xâm hại, lại có ý nghĩa tâm linh sâu sắc như chính cái tên của loại gỗ này.

Quách gỗ Vàng Tâm hội tụ đầy đủ các yếu tố tốt nhất…

Quách gỗ Vàng Tâm được bán với giá không phải là quá cao, nhưng phải lựa chọn người làm uy tín, đặc biệt phải là người có đức, có tâm.

2. Tiểu

Trong phong tục người Việt, khi an táng người mất, thường đặt trong Quan ngoài Quách. Còn trong khi cải táng thì lớp Quan bên trong chính gọi là Tiểu, người ta sẽ xếp xương cốt vào trong Tiểu rồi đặt vào trong Quách.

Tiểu thì cũng có nhiều loại, tiểu sành, tiểu sứ, tiểu bằng gỗ… nhưng khuyên dùng loại tiểu sứ có chất lượng tốt, hình thức đẹp, đặt vào bên trong Quách gỗ Vàng Tâm. Tiểu sứ làm từ đất, về Tâm Linh thì con người ta sinh ra từ đất thì chết xương cốt cũng nên đặt vào trong đất. Tiểu sứ thường có hai màu chính: màu xanh ngọc và màu vàng nâu.

Tiểu sứ Bát Tràng có hai màu xanh ngọc và vàng nâu…

Cũng nhiều khi gia đình không có điều kiện làm Quách bằng gỗ Vàng Tâm, hay Huyệt mộ kích thước không đặt vừa Quách, nhưng vẫn có mong muốn dùng gỗ Vàng Tâm để bảo quản xương cốt của người thân mình được tốt nhất thì có thể làm Tiểu gỗ Vàng Tâm. Hay gia đình có điều kiện cũng có thể đặt làm nguyên cả bộ Quách và Tiểu bằng gỗ Vàng Tâm luôn.

Tiểu gỗ Vàng Tâm trạm hoa Sen trên lắp…

3. Trang Kim

Giấy trang kim kích thước 42 x 26 cm cần 10 tờ…

Trang kim là loại giấy có một mặt tráng kim, màu vàng, chuyên dùng khi bốc bát hương hoặc cho vào tiểu khi bốc mộ. Lớp giấy lâu ngày phân hủy hết nguyên còn lại lớp kim sẽ bọc lấy và bảo vệ xương cốt. Nên dùng loại trang kim chuyên dùng, không nên dùng loại giấy bạc bình thường sẽ không tiêu được lớp giấy.

Số lượng cần 10 tờ loại kích thước 42 x 26 cm. Giấy trang kim có bán nhiều tại Hàng Mã với giá khoảng 5000 – 10000 đ/ tờ

4. Vải áo bọc cốt

Vải áo bọc xương cốt bằng vải gấm đỏ thêu hoa văn chữ thọ

Đây là lớp vải áo bên trong cùng bọc lấy xương cốt của người đã khuất, cho nên cần chọn loại vải tốt và đẹp mặc cho cốt để linh hồn người đã khuất được thoải mái. Kích thước của vải áo phù hợp với kích thước tiểu, khoảng 90 x 120 cm. Có thể dùng loại vải lụa tơ tằm màu đỏ bán tại làng Vạn Phúc – Hà Đông. Không thì đơn giản hơn dùng loại vải gấm thêu hoa, màu đỏ, một mặt bóng, trên thêu Hoa Văn hình Dơi ngậm Thọ màu vàng kim.

5. Tiền cổ [đồng trinh]

11 đồng trinh dùng chung cho cả nam và nữ

Tiền cổ là Đồng Trinh, hình tròn bằng đồng, ở giữa có lỗ vuông, hai mặt một dương một âm. Nếu là người nam hoặc nữ chưa chồng thì có 7 vía ứng với dùng 7 đồng trinh, còn người nữ đã có chồng thì thêm hai vía làm vợ và làm mẹ ứng với dùng 9 đồng trinh. Có thể dùng chung cho cả nam và nữ là 11 đồng trinh hoặc nhiều hơn là 49 đồng trinh. Nên hỏi ý kiến của thầy cúng và phong tục ở từng nơi để chọn số đồng tiền cổ cho vào trong tiểu.

6. Thất bảo

Là bảy món trân quý ở cõi Phật, tạo lên thể giới Cực Lạc vi diệu, đẹp đẽ thanh tịnh, trang nghiêm, là nơi mà linh hồn mong muốn được đi về.

Thất bảo là bảy món trân quý ở cõi Phật, tạo lên thể giới Cực Lạc vi diệu, đẹp đẽ thanh tịnh, trang nghiêm

7. Hoa cúc khô

Hoa cúc khô tách nhỏ có mùi thơm ngào ngạt

– Hoa cúc phơi khô hoặc sấy khô, cho vào trong quách cho xương cốt được thơm tho, nước gấm qua hoa làm cho xương thơm tho và vàng óng.

– Bán nhiều ở Lãn Ông, dạng bánh, mua về tách nhỏ ra

– Cần khoảng 0,5 kg

8. Vải áo bọc tiểu

vải gấm màu đỏ, thêu hoa văn chữ thọ màu vàng kim

Cũng dùng loại vài gấm thêu hoa vuông 90 x 90 cm để bọc bên ngoài tiểu cho thêm phần trang trọng đẹp đẽ.

9. Đá thạch anh ngũ sắc

Đá thạch anh có 5 màu, sinh ra nhiều dương khí

Đặc tính của thạch anh là đá thiên nhiên có dương khí rất mạnh, vì trải qua vài triệu năm hình thành, đá thạch anh thu hút năng lượng dương cực mạnh, có thể đem đến sự may mắn chống lại sự ảnh hưởng của năng lượng xấu, át tà ma quỷ quái, bảo vệ linh hồn.

Cần khoảng 5 kg, đủ 5 màu: đen, trắng, vàng, xanh, đỏ [hồng]. Đá được tán nhỏ và làm nhẵn. Mua tại các cửa hàng đá phong thủy.

10. Ngoài ra có thể chuẩn bị thêm:

– Nêm gỗ [Vàng Tâm] để chèn cố định Tiểu trong Quách

– Cát Phù Xa [có nơi dùng cát vàng để hút ẩm] sỏi để chèn giữa tiểu và quách [nếu dùng nêm gỗ chèn rồi cho đá thạch anh thì thôi]

– Gấp một tấm vải để kê dưới sọ cốt để cho mặt cốt hướng lên

– Quế thơm để đung nước vang dùng lau rửa tiểu quách và xương cốt. Cho quế trong 5 gói giấy vào đun, để nước sôi thêm khoảng 30 phút là lấy nước sử dụng được.

Quế thơm dùng đun lấy nước Vang

– Ngũ vị hương để cho vào nước rửa xương cốt, một gói ngũ vị có thể hòa đủ vào 200 lít nước.

ngũ vị hương hòa vào khoảng 200 lít nước

11. Các bước thực hiện

– Dùng nước Vang để lau rửa sạch xương cốt và tiểu quách, dùng vải sạch thấm khô Cốt.

– Xếp các đồng tiền cổ [đồng trinh] vào trong đáy tiểu

– Trải giấy trang kim kín trong long tiểu, để lại khoảng 2 tờ trang kim về sau trải lên trên. Để mặt kim quay vào trong long tiểu.

– Dải vải áo bọc cốt lên trang kim, để mở rộng ra sau đó xếp Xương Cốt thành hình lên vải áo. Có thể dùng một mảnh vải gấp lại để kê dưới xương sọ cho mặt hướng lên trên. Lưu ý phân biệt đầu và chân Tiểu, thường đầu có hình Thọ tròn còn chân có hình Thọ vuông.

– Để thất bảo và lá vàng, bạc vào cùng xương cốt, rồi gấp vải áo lại, để hở mặt của cốt.

– Đóng lắp Tiểu lại, trùm tấm vải gấm thêu hoa lên Tiểu rồi đặt vào trong Quách. Đặt theo đúng chiều đầu và chân của Quách.

– Sử dụng các nêm gỗ đã chuẩn bị sẵn để cố định chắc chắn Tiểu trong Quách.

– Cho đá thạch anh ngũ sắc vào quanh tiểu, khe giữa tiểu và quách. Có thể bớt lại 1/3 số đá Thạch Anh để về sau cho vào trong Huyệt trước khi lấp đất.

– Cuối cùng cho hoa cúc khô lên trên rồi đóng lắp Quách lại.

Trên đây là những kiến thức được tổng hợp lại theo kinh nghiệm dân gian, theo phong tục cổ xưa, cũng có thể có những thiếu sót và không phù hợp với từng địa phương vì thế nên hỏi ý kiến thầy tâm linh phong thủy và tùy theo phong tục của từng địa phương mà làm. Tất cả những ý kiến đưa ra phải được sự thống nhất của mọi người trong gia đình, tránh mỗi người một ý mà ngây bất đồng tranh cãi, như vậy dù được sang áo mới thì người thân đã khuất cũng chẳng vui vẻ gì.

Chủ Đề