Quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước

[Bqp.vn] - Ngày 30/6/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2021/NĐ-CP quy định về quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước [NSNN] bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế.

Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Luật Điều ước quốc tế và Luật Thỏa thuận quốc tế.

Nghị định quy định rõ ngân sách Trung ương bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế gồm: 1- Kinh phí cho công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế của cơ quan Nhà nước ở Trung ương; tổng cục, cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; cơ quan, đơn vị trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; 2- Kinh phí cấp cho cơ quan Nhà nước cấp tỉnh nhằm thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế trong khuôn khổ điều ước quốc tế, hoặc thực hiện hoạt động thỏa thuận quốc tế theo phân công của Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Ngân sách địa phương bảo đảm cho công tác thỏa thuận quốc tế của cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã ở khu vực biên giới nhằm thực hiện hợp tác quốc tế thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó.

Kinh phí cho công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế của cơ quan Trung ương của tổ chức, cơ quan cấp tỉnh của tổ chức được bảo đảm từ NSNN trong trường hợp cơ quan đó thực hiện hợp tác quốc tế trong khuôn khổ điều ước quốc tế, hoặc thực hiện hoạt động thỏa thuận quốc tế theo sự phân công của Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp thỏa thuận quốc tế của cơ quan Trung ương của tổ chức, cơ quan cấp tỉnh của tổ chức nhằm thực hiện hợp tác quốc tế khác thì kinh phí cho công tác thỏa thuận quốc tế đó được bảo đảm từ nguồn tài chính của tổ chức.

Nội dung chi cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế

Nghị định quy định nội dung chi cho công tác điều ước quốc tế gồm: 1- Chi cho việc nghiên cứu, đề xuất việc đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế, bảo lưu điều ước quốc tế; 2- Chi cho việc góp ý đề xuất đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế, bảo lưu điều ước quốc tế; 3- Chi cho việc tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế; 4- Chi cho việc kiểm tra của Bộ Ngoại giao, thẩm định của Bộ Tư pháp đối với đề xuất ký, gia nhập điều ước quốc tế; 5- Chi cho việc thẩm tra của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ đối với đề xuất đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế, bảo lưu điều ước quốc tế; 6- Chi cho việc lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, đăng tải điều ước quốc tế; 7- Chi cho công tác tổ chức thực hiện điều ước quốc tế; 8- Chi cho công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế; 9- Chi cho công tác cấp ý kiến pháp lý cho các điều ước quốc tế, thỏa thuận vay, thỏa thuận bảo lãnh Chính phủ; 10- Chi cho công tác thống kê, rà soát điều ước quốc tế; 11- Các chi phí cần thiết khác phục vụ trực tiếp công tác điều ước quốc tế.

Nội dung chi cho công tác thỏa thuận quốc tế gồm: 1- Chi cho việc xây dựng đề án, kế hoạch về đàm phán, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế; 2- Chi cho việc góp ý đề xuất đàm phán, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế; 3- Chi cho việc tổ chức đàm phán, ký kết thỏa thuận quốc tế; 4- Chi cho việc tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc tế; 5- Chi cho công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết tình hình ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế; 6- Chi cho công tác thống kê, rà soát thỏa thuận quốc tế; 7- Các chi phí cần thiết khác phục vụ trực tiếp công tác thỏa thuận quốc tế.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2021, thay thế Nghị định số 74/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 [thông tin chi tiết xem File đính kèm!].

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Đơn vị sử dụng ngân sách là đơn vị dự toán ngân sách được giao trực tiếp quản lý, sử dụng ngân sách. Vậy việc quản lý, sử dụng ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách được quy định như thế nào?

Việc quản lý, sử dụng ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách quy định tại Điều 61 Luật Ngân sách nhà nước 2015 như sau:

Điều 61. Quản lý, sử dụng ngân sách của đơn vị sử dụng ngân sách

1. Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng ngân sách theo dự toán được giao, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách.

2. Người phụ trách công tác tài chính, kế toán tại đơn vị sử dụng ngân sách có nhiệm vụ thực hiện đúng chế độ quản lý tài chính - ngân sách, chế độ kế toán nhà nước, chế độ kiểm tra nội bộ và có trách nhiệm ngăn ngừa, phát hiện và kiến nghị thủ trưởng đơn vị, cơ quan tài chính cùng cấp xử lý đối với những trường hợp vi phạm.”

Cụ thể tại Điều 38 Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 như sau:

+ Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương và địa phương hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực do cơ quan quản lý và của các đơn vị trực thuộc; định kỳ báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách và các báo cáo tài chính khác theo quy định của pháp luật.

+ Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng ngân sách theo dự toán được giao bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách; định kỳ, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện dự toán ngân sách được giao cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.

+ Người phụ trách công tác tài chính, kế toán tại đơn vị sử dụng ngân sách có nhiệm vụ thực hiện đúng chế độ quản lý tài chính - ngân sách, chế độ kế toán nhà nước, chế độ kiểm tra nội bộ và có trách nhiệm ngăn ngừa, phát hiện và kiến nghị thủ trưởng đơn vị, cơ quan tài chính cùng cấp xử lý đối với những trường hợp vi phạm.

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức và người phụ trách công tác tài chính, kế toán tại đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong lĩnh vực tài chính - ngân sách và chịu trách nhiệm về những sai phạm thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.

Việc mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước quy định tại Điều 39 Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 như sau:

Các đơn vị sử dụng ngân sách và các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước trong quá trình thanh toán, sử dụng kinh phí. Trường hợp đơn vị sử dụng ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ thường xuyên được phép mở tài khoản tại ngân hàng để tập trung một số khoản thu thì phải quản lý và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.

Quy định chi tiết và hướng dẫn về việc mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước sẽ do Bộ Tài chính quy định.

Việc mở tài khoản của Kho bạc Nhà nước tại ngân hàng quy định tại Điều 40 Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 như sau:

+ Kho bạc Nhà nước mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ngân hàng thương mại để tập trung các khoản thu, thanh toán, chi trả các khoản chi của ngân sách nhà nước.

+ Ngân hàng nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản có trách nhiệm đảm bảo thanh toán, điều hòa tiền mặt, ngoại tệ cho Kho bạc Nhà nước đầy đủ, kịp thời theo nhiệm vụ thu, chi của ngân sách nhà nước.

+ Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại ngân hàng được ngân hàng trả lãi như đối với các đơn vị, tổ chức kinh tế; các khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước qua ngân hàng phải trả phí thanh toán cho ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Ngân sách nhà nước 2015

Luật Hoàng Anh

Câu hỏi 1:Ngân sách nhà nước là gì?

Ngân sách nhà nước [NSNN] là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Có các trường hợp các khoản thu chi này kéo dài hơn 1 năm, ví dụ NSNN trung hạn là các khoản thu chi của nhà nước trong 3 năm.

Câu hỏi 2:Thu ngân sách gồm những khoản nào?

Những nguồn chính của thu NSNN gồm:

  • Thuế, phí, lệ phí có tính chất thuế [như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, phí bảo trì đường bộ, lệ phí công chứng…]
  • Hoạt động sự nghiệp có thu của các đơn vị sự nghiệp công ví dụ như trường học công, bệnh viện công, viện nghiên cứu, trung tâm thể thao… Hiện nay, thu của các đơn vị này đang chuyển dần sang cơ chế giá dịch vụ.
  • Vay, viện trợ không hoàn lại [như phát hành công trái, trái phiếu chính phủ, các khoản vay ODA hoặc vay ưu đãi của chính phủ…]
  • Nguồn thu khác: Lợi tức góp vốn từ tổ chức kinh tế, thu hồi vốn từ tổ chức kinh tế, bán và cho thuê tài sản nhà nước, đóng góp tự nguyện.

Câu hỏi 3:Chi ngân sách gồm những khoản nào?

Chi ngân sách gồm nhiều khoản khác nhau, nhưng quan trọng nhất là:

  • Nhóm chi thường xuyên được hiểu đơn giản là khoản chi nhằm duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước, ví dụ như lương thưởng, công tác, hội họp, thiết bị văn phòng, thanh toán dịch vụ công cộng [điện, nước…], công tác phí, chi sửa chữa thường xuyên máy móc, văn phòng…
  • Nhóm chi đầu tư phát triển là các khoản chi dài hạn nhằm tăng cường cơ sở vật chất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như điện, đường, trường, trạm.
  • Nhóm chi trả nợ và viện trợ để Nhà nước trả các khoản đã vay trong nước, nước ngoài khi đến hạn và các khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế.
  • Nhóm chi dự trữ quốc gia phục vụ việc dự trữ cho các biến động bất ngờ như dịch bệnh, thiên tai…

Câu hỏi 4:Thế nào là bội chi ngân sách?

So sánh giữa tổng thu NSNN và tổng chi NSNN trong một năm, xảy ra ba trường hợp:

  • Nếu tổng thu> tổng chi thì NSNN bội thu
  • Nếu tổng thu = tổng chi thì NSNN cân bằng
  • Nếu tổng thu< tổng chi thì NSNN bội chi Chênh lệch giữa khoản thu và khoản chi chính là khoản bội chi hoặc bội thu của NSNN.

Câu hỏi 5:Các bước cơ bản của việc sử dụng ngân sách

Có 4 bước trong chu trình ngân sách:

  • Lập ngân sách là quá trình xây dựng bản dự toán thu, chi là gì, ngân sách với cơ cấu chi tiết theo luật định. Dự toán ngân sách bao gồm cả việc phân bố ngân sách cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc.
  • Phê chuẩn ngân sách là quá trình các cơ quan có thẩm quyền để xem xét, thẩm tra, thảo luận và đi đến quyết định phê duyệt dự toán ngân sách
  • Chấp hành ngân sách là quá trình thực hiện các nội dung đã nêu trong dự toán ngân sách
  • Quyết toán, kiểm toán và đánh giá ngân sách là khâu cuối cùng trong chu trình ngân sách, nhằm tổng kết, đánh giá việc thực hiện ngân sách cũng như các chính sách ngân sách của năm ngân sách đã qua.

Câu hỏi 6:Ai có quyền phê duyệt các bước sử dụng ngân sách?

  • Quốc hội có quyền quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bố ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
  • Hội đồng nhân dân các cấp có quyền quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách cấp mình và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương

Lưu ý: NSNN bao trùm cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Tương tự, ngân sách địa phương gồm ngân sách cấp mình quản lý và ngân sách cấp dưới. Ví dụ: HĐND tỉnh phê duyệt dự toán ngân sách địa phương tức là dự toán cả 3 cấp [tỉnh - quận/ huyện - phường/ xã], nhưng chỉ phân bổ chi tiết phần ngân sách cấp tỉnh [cấp mình quản lý].

Câu hỏi 7:Chúng ta đóng góp vào ngân sách nhà nước bằng những cách nào?

Chúng ta đóng góp vào NSNN chủ yếu qua thuế, phí và lệ phí.

  • Thuế: Là khoản thu bắt buộc các tổ chức kinh tế và cá nhân phải nộp vào NSNN. Chúng ta đóng thuế một cách trực tiếp [thuế trực thu] hoặc gián tiếp [thuế gián thu]. Các khoản thuế trực thu như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp... Các khoản thuế gián thu được chúng ta chi trả khi mua sắm, chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ. Mỗi khoản chi của chúng ta đều có một tỷ lệ thuế giá trị gia tăng nộp vào NSNN.
  • Phí: Là khoản thu của nhà nước nhằm bù đắp những chi phí nhằm duy trì một số dịch vụ công. Ví dụ: án phí, phí tham quan, phí bảo trì đường bộ…
  • Lệ phí: Là khoản thu của nhà nước nhằm để thực hiện một số thủ tục về hành chính. Ví dụ: lệ phí công chứng, hộ khẩu, địa chính, hải quan… Với các loại phí và lệ phí, chúng ta chỉ đóng khi có sử dụng dịch vụ phải trả phí, lệ phí.

Câu hỏi 8:Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định mức thu phí, lệ phí?

Có nhiều loại phí và lệ phí được qui định thành Danh mục phí và lệ phí ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí [Luật số 97/2015 /QH13].

Theo đó, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền quy định mức thu, miễn giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các loại phí, lệ phí theo thẩm quyền.

Các mức thu phí, lệ phí đều có quy định của pháp luật. Ví dụ:

  • Mức thu phí lượt ban ngày đối với xe đạp không quá 2.000 đồng/lượt, đối với xe máy không quá 4.000 đồng/lượt.
  • Phí thẻ mượn, thẻ đọc tài liệu, tối đa không quá 40.000 đồng/thẻ/năm đối với bạn đọc là người lớn. Đối với trẻ em thì mức phí giảm 50%.

[Thông tư số Số: 02/2014/TT-BTC Bộ Tài chính]

Bạn có thể tra các mức phí, lệ phí khác trong thông tư trên.

Câu hỏi 9:Ngân sách nhà nước liên quan gì đến tôi?

Tiền thuế, phí và lệ phí do chúng ta đóng chiếm hơn 90% tổng thu NSNN. Câu chuyện về ngân sách cũng chính là câu chuyện về tiền của chúng ta.

Nhiệm vụ của chi NSNN là để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, trong đó quan trọng nhất là phục vụ người dân, nâng cao phúc lợi xã hội. Vì thế, nếu NSNN không được giám sát chặt chẽ cũng có nghĩa là chúng ta và con cháu chúng ta không có cơ hội được hưởng mức phúc lợi đáng có; thậm chí phải gánh chịu hậu quả của việc sử dụng sai NSNN [như nợ nần, ô nhiễm môi trường, bất công bằng…]

Những nguồn chính của thu NSNN gồm:

  • Thuế, phí, lệ phí có tính chất thuế [như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, phí bảo trì đường bộ, lệ phí công chứng…]
  • Hoạt động sự nghiệp có thu của các đơn vị sự nghiệp công ví dụ như trường học công, bệnh viện công, viện nghiên cứu, trung tâm thể thao… Hiện nay, thu của các đơn vị này đang chuyển dần sang cơ chế giá dịch vụ.
  • Vay, viện trợ không hoàn lại [như phát hành công trái, trái phiếu chính phủ, các khoản vay ODA hoặc vay ưu đãi của chính phủ…]
  • Nguồn thu khác: Lợi tức góp vốn từ tổ chức kinh tế, thu hồi vốn từ tổ chức kinh tế, bán và cho thuê tài sản nhà nước, đóng góp tự nguyện.

  • Công khai minh bạch Ngân sách Nhà nước

  • Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 và Luật Tiếp cận thông tin, việc công khai và cung cấp thông tin về ngân sách nhà nước cho người dân là bắt buộc đối với các cơ quan thực hiện ngân sách. Do vậy các cơ quan thực hiện ngân sách cần chủ động cung cấp thông tin để người dân có thể liên hệ, trao đổi khi cần thiết.Việc công khai sẽ đảm bảo quyền công dân, mọi tổ chức, cá nhân có thể theo dõi, kiểm tra và giám sát việc quản lý NSNN. Khi người dân tham gia quá trình giám sát thì nguồn lực NSNN sẽ được phân bổ tốt hơn, hiệu quả hơn và cải thiện việc cung cấp các dịch vụ công, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục, các công trình đầu tư công,tránh lãng phí, tham nhũng. Việc công khai minh bạch NSNN cũng góp phần thúc đẩy người dân đóng góp ý kiến về việc họ muốn tiền được dùng vào việc gì mà chính họ cần nhất, tạo niềm tin của người dân đối với nhà nước.
  • Câu hỏi 10: Vì sao cần công khai ngân sách nhà nước?

    Việc công khai nhằm đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân, và là điều kiện để người dân đóng góp ý kiến về việc họ muốn tiền được dùng vào việc gì mà chính họ cần nhất cũng như tham gia giám sát việc huy động và sử dụng NSNN, tránh lãng phí, tham nhũng.

    Câu hỏi 11:Công khai ngân sách có làm lộ bí mật quốc gia không?

    Thế giới đã đưa ra một số chuẩn mực về công khai ngân sách, ví dụ như chỉ số công khai ngân sách OBI, quy tắc về minh bạch tài khóa của IMF [Quỹ tiền tệ quốc tế]. Theo đó, việc công khai NSNN đã được thực hiện ở rất nhiều quốc gia và không gây phương hại đến bí mật quốc gia với mức độ công khai hợp lý. Một số ngân sách quốc phòng, an ninh, ngoại giao... thuộc bí mật quốc gia có thể không công khai chi tiết. Tuy nhiên, nội dung nào của NSNN được phép công khai hoặc không công khai cũng cần được làm rõ, tránh lạm dụng từ “MẬT” hoặc “LƯU HÀNH NỘI BỘ” để che giấu các nội dung đáng lẽ phải công khai.

    Câu hỏi 12:Các quốc gia khác có công khai không?

    Đa số các nước đều phải công khai ngân sách nhà nước ở các mức độ khác nhau. Khảo sát chỉ số công khai ngân sách [OBI] được thực hiện tại 100 quốc gia trên thế giới. Điểm số của OBI dựa trên đánh giá mức độ đầy đủ và công khai các loại văn bản ngân sách, sự tham gia của công chúng và trách nhiệm giải trình của chính quyền cho các thắc mắc của người dân.

    Theo khảo sát này, chỉ số công khai ngân sách OBI 2015 của Việt Nam là 18/100, thấp hơn khá nhiều so với mức trung bình toàn cầu là 45/100.

    Câu hỏi 13:Ngân sách được công khai như thế nào, có tốn kém không?

    Không cần tốn kém. Ngân sách của các bộ, ngành trung ương và ngân sách cấp tỉnh, huyện có thể được công khai trên trang thông tin điện tử tương ứng của đơn vị đó. Ngân sách cấp xã có thể được công khai trong các cuộc họp thôn, và niêm yết tại trụ sở UBND/HĐND.

    Câu hỏi 14:Làm thế nào để một người dân bình thường có thể hiểu được nội dung bản ngân sách công khai?

    Theo khuyến nghị của IBP [Tổ chức đối tác ngân sách quốc tế], việc công khai ngân sách cần được đi kèm:

    Câu hỏi 15:Tôi không có nhu cầu biết về ngân sách thì có cần công khai nữa không?

    Công khai là bước đầu của minh bạch và giải trình. Bản thân việc công khai sẽ tạo động lực để nhà nước sử dụng NSNN hiệu quả hơn, chưa cần tác động từ phía người dân.

    Việc công khai sẽ giúp những chuyên gia kinh tế, những viện nghiên cứu, các tổ chức đại diện cho người dân và bản thân người dân quan tâm có thể tiếp cận và đóng góp ý kiến.

    Chúng ta, với tư cách là một công dân đóng thuế, đang thực hiện quyền chính đáng mà tất cả chúng ta phải được hưởng: biết tiền của mình sẽ được sử dụng như thế nào.

  • Người dân và việc quản lý NSNN

  • à những người thường xuyên đóng góp trực tiếp và gián tiếp vào NSNN, người dân có các quyền sau:

    • Quyền được biết thông tin về ngân sách
    • Quyền có tiếng nói và nhận phản hồi về thông tin ngân sách
    • Quyền quản lý, giám sát hiệu quả sử dụng ngân sách

    Câu hỏi 16: Tôi có quyền được biết những thông tin gì về ngân sách nhà nước?

    Điều 15 Luật NSNN 2015 quy định phải công khai:

    • Dự thảo dự toán NSNN [dự toán trước khi được phê duyệt chính thức]

    • Dự toán NSNN đã được phê duyệt

    • Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách, quyết toán ngân sách đã được phê chuẩn

    • Báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị của kiểm toán nhà nước.

    Câu hỏi 17:Tôi có quyền yêu cầu cung cấp thông tin về ngân sách nhà nước không?

    Có. Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định mọi công dân có quyền tiếp cận thông tin nhà nước, trừ những thông tin bí mật hoặc có nguy cơ gây hại cho lợi ích quốc gia và cộng đồng [điều 5].

    Thông tin về ngân sách nhà nước thuộc nhóm thông tin phải được công khai theo quy định của Luật NSNN 2015. Công dân được tiếp cận thông tin qua việc tự do tiếp cận những thông tin được cơ quan nhà nước công khai, hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin [điều 10].

    Người dân có thể yêu cầu cung cấp thông tin bằng cách trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người khác đến cơ quan nhà nước yêu cầu, hoặc gửi đề nghị qua mạng điện tử, fax, hoặc bưu điện đến cơ quan cung cấp thông tin [điều 24]. Cơ quan nhà nước cung cấp thông tin dưới hình thức trực tiếp tại trụ sở, hoặc gửi qua mạng điện tử, fax, hoặc bưu điện cho người đề nghị [điều 25]

    Câu hỏi 18:Tôi có quyền thắc mắc, kiến nghị về ngân sách nhà nước không?

    Có. Bạn có thể gửi thắc mắc, kiến nghị tới MTTQ [Mặt trận tổ quốc] và HĐND thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri, các cuộc sinh hoạt cơ sở của các tổ chức thành viên MTTQ [Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh...], hoặc trực tiếp qua hoạt động tiếp công dân hay gửi văn bản đến UBND [Ủy ban nhân dân] các cấp và đơn vị sử dụng ngân sách, hoặc có thể gửi thắc mắc kiến nghị qua MTTQ và HĐND các cấp.

    Câu hỏi 19:Tôi có quyền giám sát sử dụng ngân sách nhà nước không?

    Có. Điều 16 Luật NSNN 2015 quy định: Ngân sách nhà nước được giám sát bởi cộng đồng. MTTQ các cấp chủ trì việc giám sát NSNN của cộng đồng. Nội dung giám sát bao gồm việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng NSNN; tình hình thực hiện dự toán NSNN; và việc thực hiện công khai NSNN.

    Công dân có quyền giám sát sử dụng NSNN bằng cách theo dõi việc sử dụng ngân sách và phản ánh trực tiếp tới các cơ quan có liên quan hoặc phản ánh gián tiếp qua HĐND – cơ quan đại diện của dân và MTTQ – cơ quan chủ trì giám sát của cộng đồng.

    Với những trường hợp vi phạm, bạn cũng có thể sử dụng quy trình khiếu nại tố cáo để phản ánh ý kiến.

  • Theo://www.ngansachvietnam.net

Video liên quan

Chủ Đề