Sách Giáo dục công dân 6 Chân trời sáng tạo bài 1

Loạt bài soạn, Giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 bộ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa GDCD lớp 6 sẽ giúp các bạn dễ dàng làm bài tập về nhà, nắm vững kiến thức, từ đó đạt điểm cao trong các bài thi môn GDCD 6.

Mục lục Giải bài tập Giáo dục công dân 6 - Chân trời sáng tạo

Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ - Chân trời sáng tạo

Khởi động trang 5 Giáo dục công dân lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Quan sát những hình ảnh dưới đây và cho biết các hình ảnh đó thể hiện những truyền thống nào của gia đình, dòng họ.

Lời giải:

- Hình 1: Truyền thống hiếu học.

- Hình 2: Truyền thống lao động [dệt vải].

- Hình 3: Truyền thống làm gốm.

- Hình 4: Truyền thống yêu nước, tương thân tương ái.

Khám phá 1 trang 6 Giáo dục công dân lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Nam, Hà, Khuê tự hào truyền thống nào của gia đình, dòng họ mình?

Lời giải:

- Gia đình các bạn Nam, Hà, Khuê có truyền thống:

+ Gia đình Nam: truyền thống hiếu học.

+ Gia đình Hà: truyền thống yêu thương, giúp đỡ người khác.

+ Gia đình Khuê: truyền thống làm mộc.

- Nam, Hà, Khuê tự hào truyền thống của gia đình, dòng họ mình:

+ Nam: tự hào nhất về sự nổ lực học tập nói được nhiều ngoại ngữ của bố, trí nhớ về các tác phẩm văn học và sự tự rèn luyện đọc thơ diễn cảm của mẹ.

+ Hà: tự hào về tấm lòng sống chan hòa, yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ người khác.

+ Khuê: tự hào về nghề mộc điêu luyện của gia đình mình.

Khám phá 2 trang 6 Giáo dục công dân lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Truyền thống gia đình, dòng họ là gì?

Lời giải:

Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra và được giữ gìn, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Bài 2: Yêu thương con người - Chân trời sáng tạo

Khởi động trang 9 Giáo dục công dân lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây, và cho biết em liên tưởng đến câu ca dao, tục ngữ nào về yêu thương con người?

Lời giải:

Qua hình ảnh chúng ta liên tưởng đến câu ca dao, tục ngữ:

- Hình 1:  

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn.

- Hình 2: Lá lành đùm lá rách.

Khám phá 1 trang 9 - 10 Giáo dục công dân lớp 6 - Chân trời sáng tạo:

1. Đâu là biểu hiện của yêu thương con người trong câu chuyện trên?

2. Theo em, thế nào là yêu thương con người?

3. Tình yêu thương con người mang lại cho chúng ta điều gì?

Lời giải:

1. Biểu hiện yêu thương con người đã được thể hiện trong các câu chuyện trên là: các bạn có xe đạp mỗi ngày thay nhau đến nhà đưa Trà đến trường.

2. Theo em, Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

3. Tình yêu thương con người mang lại cho chúng ta:

- Hạnh phúc của cuộc sống, kết nối giữa con người với con người.

- Tạo nên một xã hội phát triển, giàu lòng nhân ái.

Khám phá 2 trang 10 Giáo dục công dân lớp 6 - Chân trời sáng tạo:

Em hãy quan sát những hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:

1. Hình ảnh nào ở trên thể hiện tình yêu thương con người và trái tim tình yêu thương con người?

2. Em có suy nghĩ gì về những việc làm được đề cập đến trong những hình trên?

Lời giải:

1. Hình ảnh 1 và 2 trên thể hiện tình yêu thương con người và trái tim tình yêu thương con người.

2. Em có suy nghĩ gì về những việc làm được đề cập đến trong những hình trên là:

- Hình 1 và 2: là những hành động đẹp biết chia sẻ giúp đỡ người khác trong lúc khó khan, đó là sự san sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. 

- Hình 3 và 4: thể hiện sự nhẫn tâm và tàn bạo đến vô đạo đức của con người, đó là bạo lực và sự vô cảm.

Bài 3: Siêng năng, kiên trì - Chân trời sáng tạo

Khởi động trang 14 Giáo dục công dân lớp 6 - Chân trời sáng tạo:

- Quan sát hình ảnh và cho biết hình ảnh đó thể hiện đức tính nào của các nhân vật trong hình ảnh.

- Hãy cho biết hình ảnh trên đề cập đến đức tính nào của con người?

Lời giải:

- Qua quan sát chúng ta có thể thấy:

+ Nguyễn Thị Ánh Viên là vận động viên bơi lội có đức tính siêng năng, kiên trì, vì thế mà cô đã mang lại vinh quang, giành 8 huy chương Vàng ở SEA game28 cho nước nhà.

+ Ngô Văn Hiếu là người có đức tính kiên trì, giàu lòng nhân ái khi có hành dộng cao đẹp cõng bạn Nguyễn Tất Minh hơn 10 năm đến trường.

- Cả hai hình ảnh trên đều đề cập đến đức tính siêng năng, kiên trì của con người.

Khám phá 1 trang 15 Giáo dục công dân lớp 6 - Chân trời sáng tạo:

- Vì sao Hoài Thương có thể tự ăn uống, thay quần áo, phụ giúp mẹ việc nhà và đi học?

- Từ câu chuyện vầ Hoài Thương, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

- Theo em, siêng năng, kiên trì là gì?

Lời giải:

- Hoài Thương có thể tự ăn uống, thay quần áo, phụ giúp mẹ việc nhà và đi học là vì Hoài Thương đã cố gắng, kiên trì cùng mẹ đến trung tâm y tế hàng ngày để tập vật lí trị liệu một thời gian dài. 

- Từ câu chuyện vầ Hoài Thương, em rút ra được bài học gì cho bản thân là: cần phải luôn siêng năng, không được nản chí trước khó khăn, chúng ta cần phải nỗ lực hết mình thì thành công sẽ mỉm cười với chúng ta.

- Siêng năng, kiên trì là:

+ Siêng năng là tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó, thường xuyên của con người.

+ Kiên trì là tính cách làm việc miệt mài, quyết tâm giữ vững ý chí, làm đến cùng dù gặp khó khăn trở ngại.

Khám phá 2 trang 15 Giáo dục công dân lớp 6 - Chân trời sáng tạo:

Hãy nêu suy nghĩ của em về các câu danh ngôn sau:

- Trên đường thành công không có dấu chân của người lười biếng [Lỗ Tấn].

- Nghị lực và kiên trì sẽ chiến thắng tất cả [Benjamin Franklin]

Lời giải:

- Trên đường thành công không có dấu chân của người lười biếng [Lỗ Tấn]

Câu nói khẳng định rằng muốn có được thành công, mỗi người đều phải cần cù, chăm chỉ, những người lười biếng thì không bao giờ hái được thành công. Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải chăm chỉ, cần cù lao động và làm việc để có được thành công.

- Nghị lực và kiên trì sẽ chiến thắng tất cả [Benjamin Franklin]

Câu nói khẳng định với chúng ta rằng, muốn chiến thắng, chúng ta cần phải có tinh thần nghị lực và kiên trì vượt qua mọi hoàn cảnh. Vì vậy khi gặp khó khăn, đừng nản chí, hãy kiên trì làm đến cùng thì thành công sẽ đến.

Soạn giải bài tập giáo dục công dân 6, trả lời câu hỏi trong SGK GDCD chân trời sáng tạo [CTST] đầy đủ lý thuyết, bài tập về công dân trong đời sống, pháp luật giúp để học tốt môn GDCD 6


LỜI NÓI ĐẦU Các em thân mến! Làm thế nào để có thể trở thành một người có lối sống văn minh, tích cực? Làm sao để trở thành một công dân có trách nhiệm, hiện đại, nhân văn? Giáo dục công dân là môn học đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho các em hoàn thiện bản thân để hướng đến mục tiêu phát triển như kì vọng. Sách Giáo dục công dân 6 được thực hiện dựa trên ý tưởng chủ đạo: các bài học hướng đến các em, vì các em, cho các em với sự gần gũi, nhẹ nhàng. Trong từng bài học cụ thể, các hoạt động được khai thác dựa trên sự quan sát, trải nghiệm và thực hành của các em. Trong sách, các em sẽ tìm hiểu 12 bài học: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ; Yêu thương con người; Siêng năng, kiên trì; Tôn trọng sự thật; Tự lập; Tự nhận thức bản thân; Ứng phó với tình huống nguy hiểm; Tiết kiệm: Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam; Quyền cơ bản của trẻ em; Thực hiện quyền trẻ em. Với 12 bài học thiết kế thành các hoạt động: Khởi động/ Khám phá Luyện tập/ Vận dụng, các em sẽ cảm nhận được từng ý tưởng trong mỗi bài học và dễ dàng chiếm lĩnh, vận dụng những gì đã trải nghiệm, rèn luyện,... Hi vọng cuốn sách sẽ góp phần hỗ trợ các em phấn đấu và hoàn thiện để trở thành công dân hữu ích và hạnh phúc. Chúc các em học tập thật hiệu quả!

TẬP THỂ TÁC GIẢ

Bài tập 1:

• Em nhận xét gì về thái độ của hoàng? Nếu là bạn của Hoàng, em sẽ khuyên Hoàng như thế nào?

• Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn Lan cùng gia đình?

• Em hãy tìm những câu ca giao, tục ngữ nói về truyền thống: hiếu học, hiếu thảo, yêu nghề…

• Chọn 1 câu ca giao tục ngữ  ở trên mà em thích nhất và rút ra ý nghĩa câu ca dao, tục ngữ ấy.

Bài tập 2: 

• Nếu em là Giang em sẽ ứng xử như thế nào với bạn bè ?

• Em sẽ làm gì để thể hiện sự tự hào về truyền thống của gia đình em?

Xem lời giải

Video liên quan

Chủ Đề