Sempai là gì

WEBSITE ĐĂNG KÝ ĐI NHẬT TRỰC TUYẾN

Miền Bắc - TP Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh,  Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La,  

Miền Trung - Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.

Tư vấn Xuất khẩu lao động đang làm việc tại các tỉnh Nhật Bản

Osaka, Kanagawa, Aichi, Saitama, Chiba, Hokkaido, Tokyo, Hyogo, Fukuoka, Shizuoka, Hiroshima, Toyama, Nagano, Fukushima, Gunma, Fukui, Okayzama, Ibaraki, Kyoto, Tochigi, Gifu, Kumamoto, Aomori, Kagoshima, Iwate, Shiga, Nara, Okinawa, Ishikawa, Shimane

Tư vấn Xuất khẩu lao động Nhật Bản theo ngành nghề
Nông nghiệp, Chế biến thủy sản, Xây dựng, Dệt may, Cơ khí,....

Giải đáp mọi thắc mắc về Xuất khẩu lao động Nhật Bản

Điều kiện XKLĐ Nhật Bản 2022, Quy trình thủ tục về XKLĐ Nhật Bản, Chí phí đi XKLĐ Nhật, Mức lương đi XKLĐ Nhật Bản, Điều kiện sức khỏe đi XKLĐ Nhật Bản, Kinh nghiệm đi XKLĐ Nhật Bản, đơn hàng đi Nhật 1 năm, việc làm thêm tại Nhật Bản, đơn hàng dành cho phụ nữ đi Nhật Bản, đi Nhật diện kỹ sư, chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản, Visa đi Nhật, tỷ giá Yên, tỷ giá Man, Kỹ năng đặc định

Người Nhật nổi tiếng là khắt khe trong các lễ nghi, do đó muốn sống và làm việc ở Nhật Bản thuận lợi thì các kỹ sư đi Nhật không thể không biết 3 từ senpai, kohai, sensei. Vậy senpai là gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Senpai là gì?

Senpai, kohai, sensei là 3 đại từ xưng hô được dùng phổ biến trong trường học, hoặc nơi làm việc. Đối với các mối quan hệ trong cuộc sống nếu bạn sử dụng sai từ để xưng hô sẽ bị cho là mất lịch sự đó.

1. Senpai, Kohai, Sensei là gì?

 Senpai [先輩 【せんぱい] trong tiếng Nhật có nghĩa là tiền bối dùng để gọi những người đồng nghiệp thâm niên tại công ty hoặc cũng có thể gọi những người khác trước trường học, võ đường, hoặc câu lạc bộ thể thao.

Senpai là tiền bối, cấp trên, đàn anh/chị có kinh nghiệm trong một lĩnh vực nào đó. Khi giao tiếp kỹ sư làm việc tại Nhật Bản sử dụng mẫu: Gọi tên/họ + “senpai” để thể hiện sự kính trọng với họ.

Senpai, kohai, sensai là gì?

 Kohai, 後輩 trong tiếng Nhật có nghĩa là hậu bối, những người đồng nghiệp mới của senpai, họ là những người có cùng công việc/ lĩnh vực và có vị trí giống nhau trong xã hội. Ví dụ: Nhân viên mới sẽ được gọi là Kohai, học sinh năm 2 sẽ gọi học sinh năm 1 là Kohai. Kỹ sư làm việc tại Nhật Bản cần lưu ý.

 Sensei せんせい có nghĩa là tiên sinh, đây là cách gọi tôn trọng những người đã có thành tựu nhất định trong lĩnh vực nào đó [giáo dục, chính trị, nghệ thuật,…]. Sensei chỉ chung cho tất cả những người dạy cái gì đó .

Ví dụ: Giáo viên được gọi là “sensei”. Chú ý: “Kohai“, “senpai” và “sensei” bao gồm cả nam/nữ.

2. Phân biệt senpai, kohai, sensei cho kỹ sư đi Nhật

Phân biệt senpai, kohai, sensei cho kỹ sư đi Nhật 

Nếu như kỹ sư làm việc tại Nhật Bản tìm hiểu thì Senpai và Kohai có quan hệ mật thiết với nhau. Kohai sẽ luôn học hỏi và tôn trọng Senpai và senpai là người sẽ chia sẻ những kinh nghiệm của mình cho Kohai. Không chỉ giới hạn trong lĩnh vực công viêc. Mà mối quan hệ giữa Kohai và Senpai còn thể hiện tại trường học các senpai luôn là người hướng dẫn. Giúp đỡ Kohai hoàn thiện chính mình. Không chỉ giới hạn trong phạm vi nhà trường mối quan hệ giữa Senpai và Kohai còn được thể hiện tại những nơi công sở. Mối quan hệ này sẽ giúp cho công việc luôn thuận lợi và có cơ hội thăng tiến. Quá trình học hỏi lẫn nhau còn giúp cho các nhân viên trong công ty trở nên thân thiết hơn. Kỹ sư làm việc tại Nhật Bản cần lưu ý.

3. Chú ý văn hóa ứng xử theo cấp bậc tại Nhật

Văn hóa ứng xử theo cấp bậc tại Nhật

Trong các xí nghiệp, công ty Nhật Bản việc tôn trọng cấp trên, các sensei là cực kỳ quan trọng. Theo đó cấp dưới luôn họ tuyệt đối vâng lệnh, không bao giờ cãi lại lời của cấp trên.

 Khi giao tiếp đối với người lớn tuổi, người có địa vị cao, sensei,… họ sẽ tỏ ra nhún nhường, giữ chừng mực để thể hiện sự tôn kính. Như trong cuộc họp hay một sự kiện những người có cấp bậccao  sẽ vào đều tiên, giới thiệu những người tham gia cũng từ cao xuống thấp.

 Khi nói chuyện cũng giữ khoảng cách khi đứng giao tiếp. Khi giới thiệu họ thường cúi đầu chào nhau. Nếu ngươi có cấp bậc càng cao thì bạn phải cúi đầu càng thấp. Tương tự những người đia vị cao sẽ khi bắt tay trước khi ra về. Và hãy để cho người khách quan trọng nhất bước ra khỏi phòng trước.

4. Quan hệ tiền bối – hậu bối

Mối quan hệ tiền bối - hậu bối 

 Mối quan hệ giữa senpai và kohai khá phổ biến tại Nhật Bản. Senpai – hay tiền bối và hậu bối [kouhai] là những đàn em đi sau. Theo đó, kohai là người dưới, kính trọng và học hỏi kinh nghiệm từ senpai. Ngược lại, senpai sẽ là những người dìu dắt, hướng dẫn, chia sẻ và giúp đỡ kohai.

 Mối quan hệ này tương tự như cha mẹ và con cái rất hiển nhiên tại Nhật Bản. Kouhai có thể mong chờ từ senpai sự bảo đảm và giúp đỡ, đôi khi cả sự bảo vệ che chở. Tương tự như đối với cấp trên, Kohai sẽ tỏ thái độ nhún nhường. Và tôn trọng với senpai, khi nhờ vả senpai luôn nhờ một cách lịch sự. Luôn dùng những từ như: phiền, xin lỗi, cảm ơn…

Trên đây chúng tôi vừa giúp các bạn phân biệt các khái niệm senpai, kohai, sensei. Mong rằng bài viết sẽ giúp các kỹ sư không phải lúng túng khi giao tiếp ở Nhật. Chúc các bạn thành công! Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết dưới đây:

>>> Học tiếng Nhật trong giao tiếp công việc không bao giờ là thừa


>>>  Giao tiếp với người Nhật phải chú ý điều gì? 

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 

Trong cuộc sống ở Nhật Bản, bạn sẽ phải học cách làm quen với văn hóa mang đậm tính lễ nghi của người Nhật, từ những việc hết sức đời thường như cách chào hỏi cho đến những việc mang tính trọng đại như cách đi phỏng vấn khi xin việc, v.v… Ngoài ra, văn hóa Tiền bối [Senpai 先輩] và Hậu bối [Kouhai 後輩] của người Nhật cũng là điều mà bạn cần phải tìm hiểu kỹ để có thể giao tiếp và làm việc với người Nhật hiệu quả hơn.

Senpai và Kouhai

Bước vào trường học ở Nhật, bạn bắt buộc phải làm quen với các senpai và kouhai xung quanh mình.

Senpai, hay được viết dưới Kanji là 先輩 [先 có nghĩa là “Tiền” và 輩 có nghĩa là “Bối”], chỉ những người đi trước trong một lĩnh vực nào đó. Kouhai, hay được viết dưới Kanji là 後輩 [後 có nghĩa là “Hậu” và 輩 có nghĩa là “Bối”] chỉ những người đi sau senpai. Thông thường, senpai sẽ là người có kinh nghiệm hơn kouhai trong nhiều lĩnh vực khác nhau như võ thuật, học tập và việc làm nữa.

Ví dụ, khi bạn học năm 3 của cấp trung học phổ thông, bạn sẽ là senpai của lớp đàn em là những học sinh năm 1, năm 2 của trường đó. Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên rèn luyện võ như Judo hay Aikido chẳng hạn, bạn sẽ là senpai trong lớp học võ và có nhiệm vụ dìu dắt kouhai còn non kinh nghiệm của mình. Ngược lại, kouhai có nghĩa vụ lắng nghe và tôn trọng ý kiến cùng sự dẫn dắt của các senpai, tức lớp đàn anh đi trước. Thông qua việc senpai hăng say truyền đạt kinh nghiệm và kouhai cần mẫn lắng nghe, việc rèn luyện của đôi bên sẽ được nâng cao lên nhiều bậc đúng không nào?

Ở Nhật Bản, người ta rất coi trọng mối quan hệ của senpai và kouhai, và coi như đây là một điều hiển nhiên phải thực hiện để thể hiện sự tôn kính của bản thân đối với những người xung quanh đang bỏ công sức chỉ dẫn mình. Khi bạn đi uống cùng với senpai, bạn không bao giờ được để ly rượu của senpai cạn nên bạn phải luôn chú ý rót thêm cho đầy ly. Ngoài ra, cách xưng hô của bạn đối với senpai là một điều bạn cần cẩn trọng, vì nếu bạn sử dụng thể suồng sã thay vì thể lịch sự khi giao tiếp, bạn sẽ mất điểm rất nặng nề trong mắt của không chỉ senpai mà còn là những người xung quanh nữa đấy.

Senpai và Kouhai trong công ty Nhật Bản

Trong công ty Nhật Bản, không quan trọng bạn có bao nhiêu tuổi, nếu bạn là nhân viên mới bắt đầu làm việc tại một môi trường hoàn toàn xa lạ, bạn bắt buộc phải lắng nghe chỉ dẫn từ những tiền bối, hay senpai của mình trong công ty. Tất nhiên, việc một người chân ướt chân ráo chú tâm học hỏi kinh nghiệm từ những đàn anh có thâm niên làm việc lâu năm là một điều không hề mới mẻ, nhưng đối với một số người, việc bị gọi là “Kouhai” và phải đối xử nhún nhường với những senpai có thể nhỏ hơn mình rất nhiều tuổi là một việc không dễ dàng chút nào phải không?

Senpai và kouhai, mối quan hệ nhấn mạnh sự quan trọng của việc kính trên nhường dưới và sẵn lòng học hỏi từ những người đi trước của người Nhật nhưng song song đó, chúng ta không thể phủ nhận những áp lực vô hình mà nó đã đặt lên vai của những người bị buộc phải tuân theo những trật tự lễ nghi này. Ví dụ, tình trạng senpai bắt nạt kouhai ở những trường học thường rất phổ biến, thể hiện qua việc senpai yêu cầu kouhai đi mua đồ lặt vặt cho mình [tuy rằng một số người chỉ coi việc này là sai vặt chứ chưa phải là bắt nạt]. Hoặc nếu bạn là một người theo tư tưởng tôn trọng vừa phải với những người xung quanh, bạn sẽ cảm thấy việc cúi đầu chào hoặc sử dụng kính ngữ khi nói chuyện với senpai là một điều quá sức rườm rà, lễ nghi. Chính vì vậy, nếu bạn cảm thấy mình khó có thể ngoan ngoãn tuân theo chỉ dạy và nhất mực tôn trọng những tiền bối đi trước, bạn sẽ gặp chút rắc rối khi thích nghi với cuộc sống ở Nhật Bản.

Senpai và kouhai về bản chất là một mối quan hệ chia sẻ và truyền đạt kinh nghiệm của tiền bối đi trước với các đàn em nhằm nâng cao kỹ năng của đôi bên. Việc thích nghi với cung cách đối đãi này của người Nhật và nắm bắt nó để tạo dựng những mối quan hệ xã hội vững chắc cho bản thân đòi hỏi bạn phải biết nhún nhường, khiêm tốn, và luôn mang trong mình một tinh thần cầu tiến hết mức có thể trong suốt thời gian sống ở Nhật.

Chia sẻ

Video liên quan

Chủ Đề