Sinh để có kế hoạch là gì

Như đã đề cập, cốt lõi của kế hoạch hóa gia đình là việc hạn chế sinh con ngoài kế hoạch một cách chủ động. Kế hoạch hóa gia đình giúp các cặp vợ chồng chọn số con sinh ra theo mong muốn, tốt nhất ở hiện tại là 2 con, nhằm có điều kiện chăm sóc con tốt nhất, cũng như góp phần ổn định dân số và sự phát triển xã hội.

2. Các biện pháp tránh thai an toàn trong kế hoạch hóa gia đình hiện nay

Thực hiện kế hoạch hóa gia đình  có lợi ích rất nhiều mặt không chỉ hạn chết việc sinh con ngoài ý muốn, chủ động kiểm soát số con, ổn định dân số xã hội, mặt khác, các biện pháp tránh thai an toàn còn giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần chị em phụ nữ. Bên cạnh đó, các biện pháp còn góp phần giảm tỷ lệ nạo phá thai đang là vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay. Và các biện pháp tránh thai an toàn hiệu quả được áp dụng phổ biến trong kế hoạch hóa gia đình hiện nay bạn có thể tham khảo như sau: 

2.1 Bao cao su dành cho nữ

Trước khi quan hệ tình dục người phụ nữ sẽ đặt bao đó và trong quan âm đạo. Bên trong bao có một vòng nhỏ di động giúp bao được đưa vào dễ dàng. Vòng lớn hơn ở bên ngoài, che phủ âm đạo và trùm kín dương vật khi quan hệ.

Phương pháp này an toàn và được phụ nữ hiện đại sử dụng khá thường xuyên, ngăn ngừa sự hình thành thai nhi lên đến 95%. Tuy nhiên phương pháp này có giá thành khá cao, gấp 10 lần so với bao cao su nam. Và, cũng có nhiều chị em cảm thấy không thoải mái trong khi quan hệ tình dục.

2.2 Miếng dán ngừa thai

Đây là một loại thuốc hấp thụ qua da chứ không phải đường tiêu hóa, nồng độ của thuốc đưa vào trong máu khá ổn định nên ít gây ra tác dụng phụ. Miếng dán này được dán vào da mỗi tuần mỗi lần, liên tục trong 3 tuần chu kỳ kinh nguyệt. Các hormone sẽ được giải phóng ngăn chặn quá trình rụng trứng.

Hiệu quả của phương pháp này lên đến 99% nếu như bạn sử dụng đúng cách. Tuy nhiên sẽ gây ra một số tác dụng phụ như tăng cân, đau đầu, chóng mặt và giá thành cũng khá đắt đỏ.

2.3 Cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là biện pháp được chị em thực hiện khá phổ biến bởi vì hiệu quả cao, tác dụng khoảng 3 đến 7 năm, chi phí cấy que tránh thai phù hợp với khả năng tài chính của nhiều người. Sử dụng biện pháp này, phụ nữ sẽ được đặt 1 hay nhiều que tránh thai có hình dáng như que diêm vào tay không thuận.

Cơ chế hoạt động của phương pháp này đó chính là trong sản phẩm có chứa chất giúp trứng không bị rụng, ngăn ngừa việc tránh thai cao và không làm ảnh hưởng cảm xúc trong khi quan hệ vợ chồng. Tuy nhiên một số tác dụng của que cấy tránh thai là đau đầu, buồn nôn, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt…

2.4 Sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Thuốc tránh thai hàng ngày sẽ phát huy tác dụng nếu như chị em sử dụng đều đặn. Hầu hết các loại thuốc tránh thai hàng ngày đều có hormone estrogen và progesterone giúp ngăn chặn quá trình thụ thai.

Thuốc tránh thai hàng ngày là biện pháp an toàn tránh mang thai ngoài ý muốn - Ảnh Internet

Thuốc tránh thai cũng hoạt động bằng cách làm dày niêm mạc xung quanh cổ tử cung, khiến tinh trùng khó đi qua để thụ tinh với trứng đã rụng. Các hormone này cũng ức chế phóng noãn làm trứng không rụng được, khi tinh trùng đi vào sẽ không gặp trứng.

Kế hoạch hóa gia đình là gì khi được hiểu chi tiết hơn, chúng ta đều thấy tác dụng tích cực ở nhiều mặt. Những tác dụng hay tác động tích cực từ kế hoạch hóa không chỉ dừng lại ở việc sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, để bảo đảm cho kế hoạch hóa thành công, mà còn góp phần cải thiện ý thức bảo vệ sức khỏe và vì sức khỏe nữ giới, góp phần bảo đảm hạnh phúc gia đình, và ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển chung của toàn xã hội.

Kế hoạch sinh con là một bản phác thảo những điều mong muốn của bạn trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Ví dụ, kế hoạch sinh của bạn có thể bao gồm người bạn muốn ở cùng trong quá trình chuyển dạ, bạn muốn tiêm thuốc giảm đau hay không,.... Kế hoạch sinh con có thể bao gồm bất cứ thứ gì bạn nghĩ sẽ giúp quá trình chuyển dạ và sinh nở trở nên thoải mái hơn.

Các kế hoạch sinh con tốt nhất giúp bạn trả lời một số câu hỏi quan trọng trước khi bạn quá choáng ngợp với những cơn đau đẻ. Bạn có hy vọng được gây tê ngoài màng cứng hay không dùng thuốc giảm đau không? Bạn muốn ai trong phòng sinh với bạn? Bạn sẵn sàng tiếp nhận những biện pháp can thiệp nào và bạn muốn tránh những can thiệp nào? Kế hoạch sinh con sẽ giúp bạn thông báo rõ ràng những mong muốn này với nhân viên y tế .

Có thể nói một cách chắc chắn rằng, bạn sẽ sinh tự nhiên cho đến trước khi bước vào giai đoạn chuyển dạ, lúc này bạn bắt đầu xin thuốc giảm đau nhưng nếu nhân viên biết về kế hoạch sinh con của bạn, họ có thể đề xuất các phương án thay thế để bạn vẫn có thể sinh con như mong muốn ban đầu.

Mặc dù có nhiều thông tin chi tiết trong kế hoạch sinh con nhưng hãy cố gắng viết ngắn gọn để mọi người dễ đọc. Dưới đây là một số hạng mục mà kế hoạch sinh của của bạn cần có, bao gồm:

2.1. Những thông tin cơ bản

Liệt kê các thông tin cơ bản như:

  • Tên của bạn
  • Tên bác sĩ
  • Thông tin liên lạc của bạn
  • Nơi bạn dự định sinh
  • Người bạn dự định sẽ ở đó với bạn.

Bạn cũng nên ghi chú ở đây bất kỳ tình trạng y tế nào [nếu có], bao gồm cả:

  • Bạn dương tính với liên cầu khuẩn nhóm B
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Tiền sản giật....

2.2. Yêu cầu về phòng sinh

  • Bạn có muốn đèn phòng sinh để thế nào, rõ hay mờ đi?
  • Bạn muốn căn phòng của mình càng yên tĩnh càng tốt hay bạn thích nhạc nhẹ?
  • Bạn có muốn một người hỗ trợ chụp ảnh hoặc quay video quá trình chuyển dạ hoặc sinh nở không?

2.3. Những sở thích của bạn

Bao gồm bất kỳ sở thích nào bạn như:

  • Bạn có muốn đi lại tự do không?
  • Bạn có muốn sử dụng ghế đẩu, bóng hay ghế dành cho trẻ sơ sinh không?
  • Bạn có muốn tắm nước ấm hay không?

2.4. Cách kiểm soát cơn đau khi chuyển dạ

Lựa chọn cách kiểm soát cơn đau khi chuyển dạ là một điều quan trọng bạn cần cân nhắc. Bạn có thể không định gây tê ngoài màng cứng nhưng có thể thay đổi ý định khi bắt đầu chuyển dạ. Hoặc bạn có thể chắc chắn sẽ gây tê ngoài màng cứng nếu có thể.

Khi bạn xác định kế hoạch sinh của mình, hãy hỏi bác sĩ về các lựa chọn giảm đau cũng như bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến chúng.

2.5. Các lựa chọn khi sinh

Có rất nhiều lựa chọn để xem xét cho việc sinh con của bạn như:

  • Nếu dự định sinh bằng đường âm đạo, bạn có muốn cắt tầng sinh môn không?
  • Bạn có muốn bạn đời của mình cắt dây rốn cho bé không?
  • Bạn có muốn em bé của bạn được đặt trên bụng của bạn ngay sau khi sinh?
  • Nếu bạn cần sinh mổ, bạn muốn ai đi cùng bạn trong phòng sinh?

2.6. Cho con ăn và chăm sóc trong bệnh viện

Sau khi con bạn chào đời, bạn sẽ cần nghĩ đến việc cho con ăn và chăm sóc.

  • Bạn có muốn cho con bú ngay sau khi sinh không?
  • Bạn muốn cho trẻ bú bình hay kết hợp bú bình với bú mẹ?
  • Bạn muốn con ở trong phòng với mình hay ở dành riêng cho trẻ sơ sinh?
  • Nếu con bạn là con trai, bạn có muốn cắt bao quy đầu của bé tại bệnh viện không?

Nếu tất cả những điều này khiến bạn hoang mang và không biết bắt đầu từ đâu, bạn có thể bình tĩnh và thực hiện theo từng bước sau:

3. 1. Làm một quyển sổ ghi chú

Khi bạn cảm thấy bình tĩnh và sáng suốt, hãy bắt đầu ghi một số ghi chú sơ bộ về cách bạn hình dung quá trình chuyển dạ và sinh nở. Đây là lúc để thưởng thức tất cả những hình ảnh mơ mộng, nhẹ nhàng về cuộc vượt cạn hạnh phúc, yên bình nhất từ ​​trước đến nay. Không có gì phải xấu hổ khi nghĩ về tình huống tốt nhất bạn mong muốn.

3. 2. Nói chuyện với bạn đời của bạn

Nói chuyện với bạn đời của bạn hoặc bất kỳ ai sẽ cùng bạn vào phòng sinh. Nếu chưa chia sẻ ý kiến ​​của riêng bạn, hãy hỏi họ cách họ hình dung về quá trình chuyển dạ và sinh nở. Họ có định kiến ​​gì về việc sinh con không? Có điều gì họ không biết hoặc đang lo lắng? Họ thấy mình đóng vai trò gì trong việc sinh nở của bạn, họ cảm thấy thoải mái khi thực hiện như thế nào, hoặc họ muốn xử lý những công việc gì?

3. 3. Bắt đầu xây dựng kế hoạch sinh con

Bắt đầu hình thành một kế hoạch cụ thể, thực tế với bạn đời của bạn. Cuối cùng, cơ thể bạn đang trải qua quá trình chuyển dạ và sinh nở, vì vậy bạn nên thoải mái với tất cả các quyết định được đưa ra.

Bạn càng có nhiều ý kiến ​​đóng góp và đề xuất của đối tác, bạn càng cảm thấy được hỗ trợ một cách tự nhiên hơn. Phác thảo một bản nháp cơ bản của một kế hoạch mà cả hai đều hài lòng.

3. 4. Mang kế hoạch sinh con đến nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Mang kế hoạch ​​sinh con của bạn đưa cho bác sĩ hoặc nữ hộ sinh. Bạn hãy xem xét một cách cẩn thận các ý kiến, yêu cầu ​​của bác sĩ. Họ có thể sẽ giải quyết bất kỳ câu hỏi hoặc mối quan tâm nào còn tồn tại, đề xuất các lựa chọn thay thế để đối phó với cơn đau hoặc biến chứng trong quá trình chuyển dạ và sinh nở, đồng thời đánh dấu các khu vực mà bạn cần chuẩn bị để thực hiện các thay đổi vào phút cuối.

Bác sĩ cũng có thể cho biết kế hoạch sinh con của bạn có thực tế hay không. Họ biết tiền sử bệnh tật và quá trình mang thai của bạn và hướng dẫn bạn theo cách tốt nhất có thể để sinh con thành công và khỏe mạnh.

3. 5. Hoàn thiện kế hoạch sinh con, lưu ý đến tính linh hoạt

Nếu bác sĩ đề xuất những thay đổi, bây giờ là lúc để thực hiện chúng. Nếu bạn vẫn đang quyết định giữa các lựa chọn, hãy cố gắng hết sức để đi đến lựa chọn phù hợp. Nếu vẫn không chắc chắn về điều gì đó bạn có thể đưa ra lựa chọn trong quá trình chuyển dạ.

Không nhất thiết phải có kế hoạch sinh con, vì tất cả các điều bạn mong muốn có thể được thực hiện khi ở trong bệnh viện, nhưng chắc chắn điều quan trọng là bạn phải suy nghĩ về tất cả các lựa chọn và thảo luận với bạn đời và bác sĩ.

Bạn không cần phải có kế hoạch cụ thể khi chuẩn bị sinh con, nhưng điều này thường có ích. Nếu việc lập một kế hoạch sinh con giúp bạn cảm thấy đỡ căng thẳng hơn về việc sinh nở hoặc giúp bạn yên tâm hơn, bạn nên làm điều đó. Có một kế hoạch bằng văn bản cũng có thể giúp bạn tránh những can thiệp và điều trị không cần thiết. Nếu việc lập kế hoạch khiến bạn căng thẳng, bạn có thể bỏ qua hoặc giữ nó một cách đơn giản nhất. Cuối cùng, việc sinh nở của bạn phụ thuộc vào cơ thể bạn và em bé nhiều hơn, chứ không phải bất kỳ kế hoạch nào bạn đã viết ra.

Hãy coi kế hoạch chuẩn bị sinh con như một mục tiêu lý tưởng bạn muốn đạt được. Bạn có thể không đến đích theo cách chính xác mà bạn tưởng tượng, nhưng có một chiến lược trong đầu sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn.

Nhằm giúp quá trình mang thai của mẹ trở nên dễ dàng và đảm bảo tốt cho sự phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn, hiện Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có phát triển dịch vụ thai sản trọn gói. Với gói dịch vụ này các bà mẹ sẽ được theo dõi, thăm khám bởi các bác sĩ giàu chuyên môn. Việc thăm khám, kiểm tra đều đặn thông qua siêu âm định kỳ, siêu âm 3D/4D tầm soát dị tật thai nhi tuần 12, tuần 18, tuần 32...giúp nhận ra các vấn đề bất thường của thai nhi. Bên cạnh đó mẹ còn được làm các xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm Double test, Triple test... hỗ trợ phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Để nâng cao chất lượng y tế, bệnh viện đã ứng dụng hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại giúp việc thăm khám đạt chất lượng tốt nhất. Vì thế các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm.

Chủ Đề