So sánh truyền hình vệ tinh và truyền hình mặt đất

Truyền hình An Viên AVG hiện nay đang khai thác trên cả 2 công nghệ truyền hình kỹ thuật số mặt đất DTTtruyền hình kỹ thuật số vệ tinh DTH. Vậy trong trường hợp nào thì lắp DTT và khi nào thì sẽ lắp DTH. Bài so sánh giữa truyền hình mặt đất DTT và truyền hình vệ tinh DTH dưới đây sẽ giúp quý khách lựa chọn dễ dàng hơn giữa 2 công nghệ truyền hình tiên tiến nhất hiện nay.

Điểm chung giữa truyền hình mặt đất DTT và truyền hình vệ tinh DTH

Cả hai công nghệ DTH [ chuẩn DVB –S2] và DTT [Chuẩn DVB T2] đều là công nghệ truyền hình tiên tiến nhất hiện nay được nhiều nước áp dụng vào khai thác truyền hình trả tiền.

Cả DTH và DTT đều cho hình ảnh sắc nét có thể lên full HD 1080. Âm thanh sống động, trung thực.

Truyền dẫn không dây, sử dụng sóng để truyền tải tín hiệu

Ưu nhược điểm của truyền hình kỹ thuật số mặt đất DTT

Ưu điểm DTT:Truyền hình kỹ thuật số mặt đất có ưu điểm thiết bị nhỏ gọn, phần lớn dùng được anten trong nhà, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, dễ dang di chuyển mọi vị trí, đặc biệt giá cước rẻ hơn truyền hình vệ tinh DTH.

Nhược điểm DTT: Chỉ có tại các thành phố lớn và các vùng lân cận nơi có cột phát sóng truyền hình mặt đất. Như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Nam Định, Bình Dương, Cần Thơ. Và các tỉnh lân cận.

Ưu nhược điểm của truyền hình kỹ thuật số vệ tinh DTH

Ưu điểm DTH: Vì sử dụng côn nghệ truyền hình vệ tinh, nên độ phủ sóng rộng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ở vùng sâu vùng xa vẫn có tín hiệu bình thường.

Nhược điểm DTH: Lắp đặt khó khăn hơn, cần phải lắp chảo parabol quay hướng nhất định. Bị giật hình khi trời mưa to, Giá cước đắt hơn so với truyền hình mặt đất.

Sau bài so sánh truyền hình mặt đất DTT và truyền hình vệ tinh DTH  này thì quý khách đã có thể tự chọn cho gia đình loại hình lắp đặt phù hợp. Theo truyền hình An Viên khuyến khích thì tại các thành phố lơn nơi có sóng truyền hình mặt đất thì nên sử dụng công nghệ này vì sự ổn định, đơn giản, và chi phí thuê bao rẻ hơn. Còn khu vực vùng sâu vùng xa thì nên sử dụng truyên hình vệ tinh DTH để sóng đủ tiêu chuẩn.

Để được tư vấn kỹ hơn về nên lắp DTT hay DTH truyền hình An Viên thì quý khách vui lòng gọi số hotline 0978001900 [24/24]

Sau khi ngắt sóng analog thì truyền hình số mặt đất DVB-T2 và truyền hình số vệ tinh DVB-T2 chính là chuẩn thu phát tín hiệu truyền hình chính. Người xem truyền hình có thể dựa vào đặc điểm riêng của từng loại mà lựa chọn cho mình một hình thức phát sóng, xem truyền hình phù hợp. Sau đây là bài so sánh về điểm khác nhau cơ bản của truyền hình kỹ thuật số và vệ tinh, hy vọng các bạn sẽ rõ hơn về hai chuẩn thu truyền hình này.

Truyền hình số vệ tinh.

Truyền hình kỹ thuật số vệ tinh DTH [Direct To Home] là một hình thức phát sóng kỹ thuật số phổ biến nhất hiện nay luôn sử dụng chảo anten parabol để thu tín hiệu trực tiếp từ vệ tinh vào thẳng đầu giải mã kỹ thuật số.

DTH sử dụng băng tần KU với Kim thu LNB KU BAND,  phạm vi phủ sóng rộng khắp thế giới, phù hợp với mọi điều kiện địa hình tại Việt Nam, chất lượng âm thanh và hình ảnh luôn ổn định. Ưu điểm lớn nhất của truyền hình kỹ thuật số vệ tinh DTH là vùng phủ sóng rộng. Vệ tinh vinasat của Việt Nam có thể phủ sóng toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam [ Bao gồm cả đất liền và biển đảo] Ngoài ra còn phủ sóng sang cả các nước lân cận.

Nhược điểm lớn nhất của DTH là bị tác động bởi thời tiết như mưa lớn hay bão, hình ảnh sẽ bị dừng hoặc không có tín hiệu. Để khắc phục điều này, chỉ cần tăng đường kính anten thu. Vì khi trời mưa, mây đen che mất vệ tinh, chảo thu không nhìn thấy vệ tinh nên gây ra gián đoạn tín hiệu [ giật hình, vỡ hình] Ngoài ra truyền hình số vệ tinh còn phải quay về một hướng cố đinh.

Hiện nay có 4 đơn vị đang khai thác sử dụng công nghệ truyền hình kỹ thuật số vệ tinh tại Việt Nam là Truyền hình An Viên, truyền hình VTC, truyền hình K+ và truyền hình HTV. Tất cả đều đang sử dụng băng tần của vệ tinh Vinasat của Việt Nam. Trong đó truyền hình An Viên có cả 2 công nghệ là truyền hình vệ tinh và truyền hình mặt đất.

Truyền hình kỹ thuật số mặt đất DVB-T2

Truyền hình kỹ thuật số mặt đất DTT [Digital Terrestrial Television] là công nghệ chuyển đổi từ tương tự sang kỹ thuật số [analog-to-digital]. Phương thức này có ưu điểm là hình ảnh sắc nét, có chiều sâu, loại bỏ hoàn toàn hiện tượng nhiễu và bóng ma [ghost free] vốn là nhược điểm của truyền hình analog thông thường [truyền hình quảng bá của VTV, truyền hình cáp,… ]loại bỏ ảnh hưởng của các tia sóng phản xạ, không bị ảnh hưởng nhiễu phát ra do máy vi tính, mô tơ điện, sấm sét…

Một thuận lợi nữa là có thể thu truyền hình kỹ thuật số mặt đất theo kiểu cố định hoặc xách tay, thu di động trên các phương tiện giao thông công cộng như ô tô, tàu hoả, máy bay. Tuy nhiên để sử dụng công nghệ này, người dùng cần có anten thu sóng, đầu thu kỹ thuật số [Set-top-box] và các thiết bị truyền hình cáp như bộ trộn tín hiệu, đầu giải mã, bộ khuếch đại tín hiêu, bộ chia tín hiệu,... để giải mã và chuyển đổi tín hiệu.

Nguồn: bdc.vn

- Cả 2 đều là chuẩn truyền hình kỹ thuật số tiên tiến, được nhiều nước trên thế giới áp dụng.

- DVB-T2 và DVB-S2 đều cho ra hình ảnh sắc nét [có thể lên đến Full HD], cùng âm thanh trung thực, sống động.

- Sử dụng phương thức truyền dẫn không dây, sử dụng sóng để truyền tải tín hiệu.

DVB-T2 và DVB-S2 đều là chuẩn truyền hình kỹ thuật số phổ biến

2So sánh DVB-T2 và DVB-S2 được tích hợp trên tivi

Nội dung

DVB-T2

DVB-S2

Chuẩn truyền hình

Truyền hình kỹ thuật số mặt đất.

Truyền hình kỹ thuật số thu phát sóng qua vệ tinh.

Thiết bị đi kèm

  • Ăng ten [ngoài trời và trong nhà].
  • Dây tín hiệu.
  • Ăng ten chảo Parabol.
  • Đầu kim thu LBN.
  • Dây tín hiệu.

Lắp đặt

Thiết bị đơn giản, nhỏ gọn, dễ tìm mua. Phần lớn tivi DVB-T2 có thể dùng được ăng-ten trong nhà [trừ những vùng sâu vùng xa, tín hiệu sóng kém]. Do đó, người tiêu dùng có thể dễ dàng di chuyển và tự lắp đặt tại nhà.

Thiết bị cồng kềnh, cách lắp đặt phức tạp, cần xoay ăng-ten chảo đúng hướng mới thu được sóng. Người dùng khó mà tự lắp được, mà phải nhờ đến kỹ thuật viên biết lắp đặt.

Số kênh thu được

Có thể thu được khoảng 150 kênh, trong đó có khoản 20-25 kênh miễn phí.

Số lượng kênh lớn, có thể thu được lên đến 500 kênh, trong đó có khoảng 120-150 kênh địa phương miễn phí, còn lại là kênh nước ngoài có thu phí.

Phạm vi phủ sóng

Hiện nay Việt Nam vẫn đang trong lộ trình phủ sóng DVB-T2, chưa thực sự phổ biến rộng rãi cả nước. Trước mắt, tại thời điểm này, DVB-T2 phủ sóng tốt ở một số tỉnh thành như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ…

Phủ sóng rộng rãi khắp cả nước.

Ảnh hưởng bởi thời tiết

Không bị ảnh hưởng.

Bị giật hình nếu trời mưa to.

Tivi nào có?

Theo quyết định của chính phủ, thì các dòng tivi mới kích thước trên 32 inch khi nhập vào Việt Nam đều phải tích hợp DVB-T2. Do đó, tất cả tivi 32 inch trở lên đang được kinh doanh tại Điện máy XANH đều được tích hợp DVB-T2.

Đến thời điểm hiện tại, chỉ có Skyworth là hãng tiên phong và duy nhất, tích hợp DVB-S2 trên tivi của mình. 

DVB-T2 có ưu điểm là không bị ảnh hưởng bởi thời tiết

DVB-S2 yêu cầu phải xoay ăng ten đúng hướng mới thu được sóng

Trên đây là một vài điểm khác biệt cơ bản về DVB-T2 và DVB-S2 trên tivi, để bạn tiện so sánh. Nếu cần biết thêm bất kì thông tin nào, hãy chia sẻ với Điện máy XANH bằng cách để lại bình luận bên dưới bài viết nhé!

Video liên quan

Chủ Đề