So sánh vùng đbsh và đbscl

Đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.

II. Khác nhau:

1. Về nguyên nhân hình thành:

– Đồng bằng sông Hồng: Do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ.

– Đồng bằng sông Cửu Long: Do phù sa sông Tiền, sông Hậu bồi tụ.

2. Về diện tích:

– Đồng bằng sông Hồng: 15.000km2

– Đồng bằng sông Cửu Long: > 40.000km2

3. Về địa hình:

– Đồng bằng sông Hồng: Cao rìa phía Tây – Tây Bắc, thấp dần phía Đông, bị chia cắt thành nhiều ô.

– Đồng bằng sông Cửu Long: Thấp, bằng phẳng.

4. Về hệ thống đê/kênh rạch

– Đồng bằng sông Hồng: Có hệ thống đê ngăn lũ.

– Đồng bằng sông Cửu Long: Có hệ thống kênh rạch chằng chịt.

5. Về sự bồi đắp phù sa:

– Đồng bằng sông Hồng: Vùng trong đê không được bồi phù sa hằng năm, chỉ có vùng ngoài đê.

– Đồng bằng sông Cửu Long: Được bồi đắp phù sa hàng năm.

6. Về tác động của thủy triều:

– Đồng bằng sông Hồng: Ít chịu tác động của thuỷ triều.

– Đồng bằng sông Cửu Long: Chịu tác động mạnh của thuỷ triều.

................................................ Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.

- Webiste: idialy.com - Apps CHplay: idialy.com - youtube.idialy.com - facebook.idialy.com - tiktok.idialy.com - nhom.idialy.com - group.idialy.com - idialy.HLT.vn - trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - dialy.HLT.vn. Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí

Đồng bằng là dạng địa hình tương đối bằng phẳng, được bồi đắp bởi phù sa sông. Các đồng bằng ở nước ta được hình thành tại các vùng sụt võng theo các đứt gãy sâu vào cuối Đệ Tam, đầu Đệ Tứ như Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Vậy 2 đồng bằng này khác nhau như thế nào thì Tech12h cùng bạn đọc so sánh đặc điểm của 2 đồng bằng này.

So sánh giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long:

  1. Giống nhau:
  • Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn ở nước ta.
  • Hình thành trên các vùng sụt lún ở hạ lưu sông trong giai đoạn Tân Kiến tạo.
  • Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc cơ giới hóa.
  • Đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa gạo.
  1. Khác nhau

Đặc điểm

Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Cửu Long

Nguyên nhân hình thành

Do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.

Do sông Tiền và sông Hậu bồi đắp.

Diện tích, hình dáng

- Diện tích 15000km² [nhỏ hơn]

- Dạng tam giác châu.

- Diện tích 40.000km² [lớn hơn]

- Dạng tứ giác

Đặc điểm hình thái

Cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô.

Địa hình thấp và bằng phẳng hơn. Hướng nghiêng: thấp dần từ tây bắc sang đông nam. Phần lớn lãnh thổ có địa hình trũng thấp. Có hệ thống kênh rạch chằng chịt.

Cấu trúc địa hình

Gồm 2 bộ phận:

- Vùng đất trong đê không được bồi tụ phù sa hàng năm gồm các khu ruộc bậc cao bạc màu và các ô trũng ngập nước.

- Vùng ngoài đê hàng năm được bồi phù sa nhưng diện tích không lớn.

- Phần lớn nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu.

+ Thượng châu thổ: khu vực tương đối cao [2-4m] nhưng vẫn bị ngập nước vào mùa mưa.

+ Hạ châu thổ: thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển.

- Phần đất nằm ngoài phạm vi tác động của sông Tiền và sông Hậu nhưng vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông.

Đất

- Chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm.

- Ven sông là đất phù sa được bồi đắp thường xuyên.

- Vùng trung du có đất phù sa cổ bạc màu.

- Chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm.

- Có 3 loại đất chính:

+ Đất phù sa ngọt: phân bố dọc sông Tiền, sông Hậu chiếm 30% diện tích.

+ Đất phèn có diện tích lớn nhất phân bố tập trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và trung tâm bán đảo Cà Mau.

+ Đều là đồng bằng châu thổ do phù sa sông ngòi bồi tụ dần trên một vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng tạo thành.

+ Địa hình thấp, tương đối bằng phẳng.

+ Diện tích rộng.

- Khác:

+ Diện tích: Đồng bằng sông Cửu Long rộng hơn.

+ Địa hình:

• Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê chia cắt ra thành nhiều ô. Vùng trong đê không được bồi đắp phù sa hàng năm, tạo thành các bậc ruộng cao bạc màu và ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê thường xuyên được bồi đắp phù sa.

• Đồng bằng sông Cửu Long, trên bề mặt không có đê, nhưng có mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên mùa lũ nước ngập sâu ở vùng trũng Đồng Tháp Mười, còn về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn.

  1. Đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung

+ Có tổng diện tích 15.000km2, phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ, chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở cửa sông lớn [đồng bằng Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Phú Yên].

+ Ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia làm 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng, dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.

Chủ Đề