Soạn văn bản phong cách hồ chí minh lớp 9

1. Tác giả:

  • Lê Anh Trà 1927 – 1999, quê ở xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
  • Là Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam
  • Ông được phong giáo sư năm 1991

2. Tác phẩm:

  • Văn bản trích trong: “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị”.
  • Kiểu loại văn bản: Văn bản nhật dụng
  • Phương thức biểu đạt: Chính luận
  • Bố cục: 2 phần
    • Phần 1: Từ đầu….”rất mới, rất lạ” => Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
    • Phần 2: Còn lại => Những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh.
Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào? Vì sao Người lại có vốn tri thức sâu rộng như vậy?

Trả lời:

  • Vốn tri thức văn hóa nhân loại sâu rộng của Hồ Chí Minh được thể hiện: Đó là những hiểu biết uyên thâm về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới từ Đông sang Tây, từ văn hoá các nước châu Á, châu Âu cho đến châu Phi, châu Mĩ.
  • Người lại có vốn tri thức sâu rộng như vậy vì:
    • Vốn tri thức không phải trời cho mà nhờ thiên tài, Bác đã dày công học tập và rèn luyện.
    • Nhờ học hỏi nền văn hóa:
    • Đi nhiều nơi trên thế giới, làm nhiều nghề khác nhau, từ những công việc chân tay cực nhọc –  đó là quá trình học hỏi từ thực tiễn và lao động.
    • Nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài
    • Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật của đất nước đó, vùng đất đó. Sự tiếp xúc, tìm hiểu, học hỏi về văn hoá của Người rất sâu sắc. Người luôn có ý thức chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại và không bị ảnh hưởng một cách thụ động.

Trả lời:

Những nét đẹp trong lối sống rất bình dị, Việt Nam, rất phương Đông của Bác được biểu hiện rõ nét trong trang phục, nơi ở, ăn uống cũng như tư trang.

  • Nơi ở: Bác ở trong nhà sàn độc đáo ở Hà Nội với nhũng đồ đạc đơn sơ, mộc mạc. 
  • Trang phục: Vô cùng giản dị [quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp, cái quạt cọ, đồng hồ báo thức, radio…].
  • Ăn uống đạm bạc với những món dân dã, bình dị như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…
  • Tư trang ít ỏi với những vật dụng đơn sơ

=>Chưa có vị nguyên thủ quốc gia nào có cách sống giống như Bác.

=>Lối sống của Bác là sự kế thừa, phát huy những nét cao đẹp của các nhà văn hóa dân tộc, họ mang nét đẹp thời đại gắn bó với nhân dân.

Trả lời:

Lối sống của người là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao, đó chính là biểu hiện của vẻ đẹp tâm hồn. Đó không phải là lối sống khắc khổ của cảnh nghèo khó, cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, khác người. Lối sống của Bác là lối sống theo một quan niệm thẩm mĩ: vẻ đẹp giản dị và tự nhiên. Từ cách bài trí cho đến ăn ở, sinh hoạt hằng ngày đều thể hiện sự thanh thản, ung dung.

Trả lời:

Hồ Chí Minh là bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Cả cuộc đời Người là tấm gương sáng về sự tận tụy, đức hy sinh vì nước, vì dân, không một chút riêng tư. Sinh thời, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Đạo đức Hồ Chí Minh gồm 5 nội dung lớn, đó là những phẩm chất của một lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, rất cao xa nhưng cũng rất đời thường mà mỗi chúng ta ở những mức độ và cấp độ khác nhau đều có thể học tập và noi theo. Một là, tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại. Hai là, tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt mục đích cách mạng. Ba là, tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Bốn là, tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, bao dung, nhân hậu hết mực vì con người. Năm là, tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Có thể nói, phong cách Hồ Chí Minh vô cùng phong phú và toàn diện, bao gồm phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt… Để học tập phong cách của Người, chúng ta có thể tập trung vào một số đặc trưng nổi bật như: phong cách quần chúng, phong cách khoa học và phong cách nêu gương.

Trả lời:

Có thể cho người nghèo những thứ ấy

Khoảng năm 1914, Bác Hồ - lúc bấy giờ gọi là Nguyễn Tất Thành - đã đến Luân Đôn - Thủ đô của nước Anh. Ở đây có thời gian Bác phải làm phụ bếp cho khách sạn Cáctơn [1].

Ở khách sạn Cáctơn, hằng ngày có người phục vụ dưới bếp. Những người này, sau khi khách ăn xong, có nhiệm vụ phải thu dọn bát đĩa... và đổ tất cả thức ăn thừa vào một cái thùng to rồi sau đó đem đổ đi. Có khi những thức ăn thừa là một phần tư con gà, hay cả đĩa bánh mỳ và những miếng bít tết to tướng...

Đến lượt anh Thành làm phụ bếp, những thức ăn thừa của khách, anh đem để riêng và đậy lại cẩn thận sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng rồi đưa cho nhà bếp.

Thấy vậy ông đầu bếp Étcốtphie hỏi lại anh:

- Tại sao anh không đem những thức ăn này đổ vào thùng như những người khác?

- Anh Thành điềm tĩnh trả lời:

- Không nên đem vứt những thứ này đi. Ông có thể cho người nghèo những thứ ấy.

Câu nói của anh Thành làm cho ông đầu bếp rất ngạc nhiên, vì ông thấy từ trước tới nay, chưa có ai ở khách sạn này nghĩ và nói như anh Thành.

Ông chủ bếp và mọi người nhìn anh biểu hiện một sự quý mến và khâm phục trước tấm lòng yêu thương của anh đối với những người nghèo.

Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh ngắn gọn

Soạn văn Phong cách Hồ Chí Minh

34 20.850

Tải về Bài viết đã được lưu

Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh

  • Khái quát về tác giả Lê Anh Trà
  • Nội dung và nghệ thuật bài Phong cách Hồ Chí Minh
  • Soạn Văn 9 bài: Phong cách Hồ Chí Minh
  • Soạn văn 9 - Câu 1 [trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]:
  • Soạn văn 9 - Câu 2 [trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]:
  • Soạn văn 9 - Câu 3 [trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]:
  • Soạn văn 9 - Câu 4 [trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]:
  • Soạn văn 9 - [Trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]

VnDoc xin giới thiệu Soạn Văn 9 bài Phong cách Hồ Chí Minh do Lê Anh Trà sáng tác. Soạn bài mẫu phong cách Hồ Chí Minh này sẽ là tài liệu tham khảo giúp học tốt môn Ngữ Văn lớp 9 hiểu rõ hơn về phong cách, tinh thần học hỏi trau dồi kiến thức về lối sống và làm việc của chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau đây mời các bạn tham khảo bài soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh ngắn gọn dưới đây.

  • Soạn bài lớp 9: Phong cách Hồ Chí Minh

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

  • Soạn bài Cố hương của Lỗ Tấn
  • Soạn bài: Kiểm tra thơ và truyện hiện đại
  • Soạn Văn Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm

Khái quát về tác giả Lê Anh Trà

- Tiểu sử:

Tác giả Lê Anh Trà [1927 – 1999], quê ở xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Cuộc đời của ông là sự song hành trong tư cách kép: Một nhà quân sự và một nhà văn – nhà văn hóa.

Những tác phẩm tiêu biểu của Lê Anh Trà có thể kể đến là: “Giáo dục thẩm mỹ và xây dựng con người mới Việt Nam” [1982], Đường vào văn hóa [1993], Hồ Chí Minh, tác gia, tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ [1997].

- Quan điểm sáng tác và phong cách văn chương của tác giả Lê Anh Trà

Lê Anh Trà là một nhà văn, nhà văn hóa tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Với ngòi bút chân thực, sắc sảo, ông đã có nhiều đóng góp cho nền văn học hiện đại với nhiều tác phẩm hay, đặc biệt là ở thể loại nghị luận.

Lê Anh Trà là một cây viết xuất sắc về thể văn nghị luận của nền văn học hiện đại Việt Nam. Văn chương của ông là sự kết hợp hài hòa giữa tính dân tộc và tính nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa vĩ đại và giản dị với hệ thống lập luận chặt chẽ và dẫn chứng giàu sức thuyết phục.

Nội dung và nghệ thuật bài Phong cách Hồ Chí Minh

- Nội dung: tác phẩm nói về sự giản dị trong phong cách sống và làm việc của chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua đó, tác giả thể hiện sự tôn trọng, lòng kính yêu dành cho vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta.

- Nghệ thuật: Ngôn ngữ giản dị chân thực, lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng.

Soạn Văn 9 bài: Phong cách Hồ Chí Minh

Bố cục:

- Phần 1 [từ đầu ... rất hiện đại]: Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Phần 2 [tiếp ... hạ tắm ao]: Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.

- Phần 3 [còn lại]: Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh.

Đọc hiểu văn bản

  • Mở bài Phong cách Hồ Chí Minh
  • Kết bài Phong cách Hồ Chí Minh

Soạn văn 9 - Câu 1 [trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]:

- Vốn tri thức văn hóa sâu rộng của Hồ Chí Minh: Tiếp xúc, am hiểu văn hóa các dân tộc thế giới, nói viết thành thạo nhiều ngôn ngữ [Pháp, Anh, Hoa, Nga ... ]

- Lí do:

+ Tính ham học hỏi, đến đâu cũng học hỏi tìm hiểu.

+ Đặt chân đến nhiều nước phương Đông, phương Tây, làm nhiều nghề, có dịp tiếp xúc văn hóa nhiều nơi.

+ Tiếp thu một cách có chọn lọc, biết phê phán những cái tiêu cực.

Soạn văn 9 - Câu 2 [trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]:

Biểu hiện của lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ:

- Nơi ở và làm việc mộc mạc đơn sơ: Nhà sàn nhỏ ít phòng, ít đồ đạc ở cạnh ao.

- Trang phục giản dị: Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp cao su.

- Ăn uống đạm bạc: Món ăn dân dã không cầu kì như cá kho, rau luộc, cà muối ...

Soạn văn 9 - Câu 3 [trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]:

Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao. Đây không phải lối sống tự tìm niềm vui trong cảnh nghèo. Từ cách bài trí cho đến ăn ở, sinh hoạt đều thể hiện sự thanh thản, tự tại. Cuộc sống ví như những nhà hiền triết ẩn dật Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm ... nhưng không phải một cách tự thần thánh hóa ...

Tham khảo: Giải vở bài tập Ngữ văn 9 bài 1: Phong cách Hồ Chí Minh

Soạn văn 9 - Câu 4 [trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]:

Cảm nhận về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh:

- Có sự kết hợp hài hòa, trọn vẹn giữa văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại.

- Có sự học tập không ngừng, tiếp thu có chọn lọc.

- Lối sống giản dị mà thanh cao trong mọi mặt: Nhà ở, trang phục, ăn uống, tư trang.

Luyện tập

Tham khảo thêm: Thuyết minh về văn bản: "Phong cách Hồ Chí Minh" của Lê Anh Trà

Soạn văn 9 - [Trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]

Tìm đọc và kể lại ....

Một số câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

+ Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, những câu chuyện khi Bác ở Pác Bó.

+ Việc chi tiêu của Bác Hồ:

Các đồng chí ở gần Bác đều cho biết Bác rất tiết kiệm. Có đôi tất rách đã vá đi, vá lại mấy lần Bác cũng không dùng tất mới. Bác nói:

- Cái gì còn dùng được nên dùng. Bỏ đi không nên...

Khi tất rách chưa kịp vá, anh em đưa đôi mới để Bác dùng, Bác xoay chỗ rách vào bên trong rồi cười xí xóa:

- Đấy, có trông thấy rách nữa đâu...

Có quả chuối hơi nẫu, anh cán bộ chê không ăn, Bác lấy dao gọt phần nẫu đi, bóc ăn ngon lành, rồi nói:

- Ở chiến khu có được quả chuối này cũng đã quý...

Trên đây VnDoc đã hướng dẫn các bạn học sinh Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh, chắc chắn các bạn học sinh đã phần nào hiểu hiểu rõ hơn về phong cách cũng như tinh thần học hỏi trau dồi kiến thức về lối sống và làm việc của chủ tịch Hồ Chí Minh, ngoài bài viết này, chúng tôi còn giới thiệu đến các bạn một số bài viết khác trong những bài văn mẫu 9 có liên quan đến tác phẩm như: Phong cách Hồ Chí Minh: Nội dung, dàn ý, bố cục, tóm tắt, tác giả, Phân tích một cách ngắn gọn bài Phong cách Hồ Chí Minh, Cảm nhận của em về bài Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà....các bạn cùng tham khảo.

.......................................................................

Ngoài Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Mở bài kết bài Văn 9, Soạn văn 9, soạn bài 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Video liên quan

Chủ Đề