Sự khác nhau giữa câu lạc bộ và đội tuyển

Sự khác biệt giữa ĐTQG và CLB

Thứ Tư 03/09/2014 06:19[GMT+7]

Nhiều ca chấn thương xuất hiện ở đội tuyển trong thời gian gần đây xuất phát từ sự quá tải của các cầu thủ. Tuy nhiên, vấn đề có khi chưa hẳn nằm ở phương pháp của HLV Miura, mà nằm ở thói quen của bóng đá nội.

Khác biệt giữa ngoại và nội

Một số ca chấn thương trong tập luyện ở đội tuyển hiện nay khiến nhiều người thấy sót, sót vì đấy là những chấn thương trên sân tập, điều mà người ta thường có thể tránh, chứ không phải là chấn thương do va chạm khi thi đấu. Cầu thủ đang có dấu hiệu quá tải mới dẫn đến chấn thương, nhưng lỗi có phải do người đưa ra những bài tập – cụ thể là của HLV Miura – hay không lại là chuyện khác?

ĐTVN đang được tập luyện với phương pháp mới cùng HLV Miura

Nhân đây cũng xin nhắc lại thông số mà trưởng BTC giải V-League Tanaka Koji đưa ra trong Hội nghị tổng kết mùa giải, đó là cầu thủ Việt Nam chỉ di chuyển trung bình chưa đến 6km/trận, tức chỉ bằng một nửa thông số trung bình của cầu thủ chuyên nghiệp thực thụ.

Di chuyển kém đồng nghĩa với nền tảng thể lực kém và khả năng chuẩn bị thể lực trong các buổi tập cũng không tốt. Nói nôm na, tập ra sao thì thi đấu như vậy. Ở đây, thấy rõ sự khác biệt trong tập luyện, nhất là tập luyện thể lực ở CLB so với ở đội tuyển. Ở CLB, chưa chắc các cầu thủ tập căng như khi lên tuyển. Văn Quyến là một ví dụ, cách nay mấy năm, cứ hễ lên đội tuyển là Văn Quyến không chịu nổi cường độ tập luyện rồi xin về. Vì khác biệt lớn là đội tuyển được huấn luyện bởi chuyên gia ngoại, trong khi các CLB lại được dẫn dắt bởi HLV nội, vốn mến tài của Quyến.

Riêng ở một số CLB, cũng không hiếm trường hợp hễ HLV bắt cầu thủ tập căng là gặp lời than phiền, thậm chí lên “tâu” với lãnh đạo đội bóng, trước khi áp lực của lãnh đạo CLB buộc HLV phải thay đổi. HLV Miura là một người Nhật, cũng không thể nói ông này không có kinh nghiệm huấn luyện bóng đá đỉnh cao, nên những bài tập của ông là những bài tập đã được kiểm chứng và được đáp ứng bởi các cầu thủ Nhật.

Nhưng áp dụng bài tập đấy với các cầu thủ Việt Nam thì cầu thủ nội lại chịu không nổi cường độ. Chưa có gì chứng minh rằng các bài tập của HLV Miura là không tốt, trong khi có khi phải xem ngược lại các cầu thủ Việt Nam, rằng họ đã thực sự tập tốt hay chưa, đã có đủ sự tích lũy từ cái nền CLB hay chưa, để khi phải đối diện với những bài tập chuyên nghiệp thực sự thì quá tải!

Không cải thiện được nền thể lực, khó làm nên chuyện

Cần nhắc lại thông số mỗi cầu thủ di chuyển trung bình trong mỗi trận đấu tại V-League chưa đến 6km [chính xác là 5,7km/người/trận]. Thông số đấy quá thấp, muốn nâng chất, chúng ta cần phải nâng thông số ấy lên. Mà muốn nâng thông số kỹ thuật, giới cầu thủ nội cần phải có cái nhìn khác về việc chuẩn bị thể lực và chuẩn bị sức bền thông qua các buổi tập.

Không có cái nền thể lực tốt, khó đá đàng hoàng với các đội bóng quốc tế. Việc chuẩn bị cho các giải đấu quốc tế cũng phải tuân theo chuẩn quốc tế. HLV Miura đang làm đúng phần việc mà người ta thuê ông làm: Nâng cái nền thể lực và nâng chất đội tuyển Việt Nam, chỉ tiếc là dường như các cầu thủ chưa chuyển động đồng bộ với ông.

Bây giờ thay đổi chất lượng các bài tập theo hướng nhẹ hơn có thể không khó, nhưng thay đổi chất lượng các bài tập có khi cũng là thay đổi theo hướng tiêu cực chất lượng của đội tuyển, mà điều này xem ra còn nguy hiểm hơn việc tập nghiêm túc.

Cầu thủ Việt Nam vốn trước giờ quen với việc tập qua loa, quen với sự du di của các HLV nội dành cho các công thần và các ngôi sao, trong khi người Nhật, phong cách Nhật của HLV Miura không cho phép sự du di đó.

Khoan hãy nhìn vào những ca chấn thương trong tập luyện của đội tuyển thời gian gần đây để nói rằng những bài tập đấy hợp hay không hợp. Cần nhìn vấn đề ở góc độ nếu không tập theo đúng phương pháp chuyên nghiệp thì đội tuyển Việt Nam tới đây sẽ không đá lại các đội bóng chuyên nghiệp thực sự ở các giải đấu quốc tế.

Chúng ta thuê thầy ngoại để thầy ngoại giúp cầu thủ nội đá bóng chuyên nghiệp hơn, chứ không phải thuê thầy ngoại rồi bắt thầy ngoại phải làm quen với kiểu làm việc nghiệp dư của cầu thủ nội!

Theo Dân Trí

Bảo Phương
Thể thao Việt Nam

Mục lục

Tổng quan

Một thủ môn bay người cản phá bóng khỏi khung thành.

Bóng đá là môn thể thao đồng đội được chơi theo các quy tắc đề ra trong Luật bóng đá [tiếng Anh: Laws of the Game]. Các vận động viên tham gia chơi bóng đá được gọi là các cầu thủ, họ sử dụng một trái bóng hình cầu được gọi đơn giản là quả bóng đá, trái bóng hoặc trái banh. Trong trận đấu bóng đá, hai đội, mỗi đội gồm 11 cầu thủ sẽ tìm cách đưa trái bóng vào khung thành [còn gọi là cầu môn], đội nào đưa bóng vào khung thành đối phương nhiều hơn [ghi được nhiều bàn thắng hơn] sẽ là đội giành chiến thắng, nếu hai đội có số lần đưa bóng vào khung thành đối phương như nhau, hoặc không đội nào làm được việc này thì trận đấu sẽ kết thúc với kết quả hòa.

Quy tắc cơ bản nhất của môn bóng đá là các cầu thủ, trừ người bảo vệ khung thành [được gọi là thủ môn], được phép sử dụng bất cứ bộ phận nào trên cơ thể để chơi bóng trừ hai cánh tay và bàn tay của họ [tuy nhiên cầu thủ phải dùng tay để thực hiện việc ném biên].[8] Trong một trận đấu thông thường, cầu thủ có thể chơi ở bất cứ vị trí nào và có thể đưa quả bóng theo bất cứ hướng nào trên sân, trừ trường hợp cầu thủ rơi vào thế việt vị thì không thể nhận bóng. Dựa vào các quy tắc cơ bản này, cầu thủ thường dùng chân để thực hiện các động tác kỹ thuật như rê bóng, dắt bóng, lừa bóng, chuyền bóng cho đồng đội, sút bóng, với mục đích chính là tìm cách đưa bóng vào khung thành đối phương và ngăn không cho đối phương đưa bóng vào khung thành đội nhà. Cầu thủ hai đội có thể va chạm nhau thông qua các pha tranh bóng, tắc bóng nhưng tuyệt đối không được phạm những lỗi ghi trong luật như chuồi bóng từ phía sau, đẩy người, tiểu xảo. Điều khiển trận đấu là tổ trọng tài bao gồm một trọng tài chính và hai trọng tài biên, trọng tài chính sử dụng một chiếc còi cùng hai loại thẻ, thẻ vàng và thẻ đỏ, và có trách nhiệm bắt đầu, kết thúc hoặc tạm dừng trận đấu. Một trận đấu bóng đá thông thường có hai hiệp, mỗi hiệp 45 phút với khoảng thời gian 15 phút nghỉ giữa hai hiệp.

Mục lục

Lịch sửSửa đổi

Xem thêm Câu lạc bộ bóng đá Viettel

Ngày 23 tháng 9 năm 1954, thể theo chỉ định của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị vào lúc đó là Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, đoàn công tác Thể dục Thể thao Quân đội [Thể Công] được thành lập. Thể Công vốn là tên viết tắt của cụm từ "Thể dục thể thao công tác đội".[3] Hạt nhân đầu tiên của đội gồm 23 cán bộ chiến sĩ của Trường Sĩ quan Lục quân I[4] được chia làm ba đội: bóng đá 11 cầu thủ, bóng rổ 5 người và bóng chuyền 6 người. Ngoài ra cả ba đội bóng còn có một cầu thủ dự bị đặc biệt đó là Lý Đức Kim vừa biết đá bóng, vừa biết bóng rổ, bóng chuyền, vừa có khả năng làm y tá, vừa hậu cần giỏi. Kim kiêm luôn các chức năng hỗ trợ trên.[3] 11 cầu thủ bóng đá Thể Công đầu tiên chơi theo đội hình chiến thuật W - M gồm: Thủ môn Lê Nhâm; Trung vệ Nguyễn Văn Hiếu; Hậu vệ phải Phạm Ngọc Quế; Hậu vệ trái Nguyễn Thiêm; Tiền vệ phải Ngô Xuân Quýnh; Tiền vệ trái Phạm Mạnh Soạn; Tả biên Trương Vinh Thăng; Hữu biên Nguyễn Bá Khánh; Trung phong Nguyễn Văn Bưởi [Đội trưởng]; Hộ công phải Nguyễn Thông [Kiêm luôn Huấn luyện viên]; Hộ công trái Vũ Tâm [tức Phạm Vinh].[3]

Hơn một tháng sau, ngày 25 tháng 10, trong trận bóng đá đầu tiên được tổ chức từ ngày giải phóng thủ đô Hà Nội tại sân vận động Hàng Đẫy Thể Công đã có trận đấu đầu tiên trong lịch sử của mình gặp đội Trần Hưng Đạo, gồm các cầu thủ xuất thân từ giới lao động Thủ đô. Đội giành chiến thắng với tỉ số 1 - 0 với bàn thắng duy nhất của trận đấu được ghi ngay từ giây thứ 30 do công của trung phong đội trưởng Nguyễn Văn Bưởi.[3]

Đến năm 1955, giải bóng đá đầu tiên của Việt Nam được tổ chức tại Hải Phòng với tên gọi "Giải Hoà Bình", đội Thể Công tham gia hai đội hình A và B. Cả hai đội đều giành chức vô địch của hai hạng A và B.[3]

Từ năm 1955 đến năm 1979, Thể Công luôn là đội bóng mạnh quốc gia với 13 lần vô địch giải bóng đá hạng A Việt Nam. Ngoài ra Thể Công còn có rất nhiều trận thắng vẻ vang khắp Quốc tế như 2 trận thắng đội Bát Nhất [đội bóng mạnh nhất Trung Hoa lúc đó] hay thắng cả đội tuyển Cuba rất mạnh... Thể Công không chỉ là đội bóng mạnh ở miền bắc Việt Nam mà còn gây tiếng vang lớn trong làng bóng đá các nước Xã hội Chủ nghĩa thời bấy giờ[cần dẫn nguồn]. Trong khoảng thời gian đấy, lứa cầu thủ tiêu biểu của Thể Công là lứa Nguyễn Thế Anh [Ba Đẻn], Nguyễn Cao Cường, Quản Trọng Hùng, Vương Tiến Dũng, Nguyễn Trọng Giáp, Vũ Mạnh Hải,... với đa số là lứa cầu thủ trẻ được đi tập huấn dài hạn ở Triều Tiên năm 1967 và khi về nước họ là những cầu thủ tiêu biểu, xuất sắc hàng đầu Quốc gia. [1] Lưu trữ 2009-06-15 tại Wayback Machine

Sau khi đất nước thông nhất và có giải Vô địch Quốc gia [tiền thân của V-League], Thể Công vẫn luôn là đội bóng mạnh nhất Việt Nam với 5 lần vô địch. Các cầu thủ Thể Công luôn là nòng cốt của đội tuyển Quốc gia và đóng góp rất nhiều cầu thủ trong lứa thế hệ vàng của bóng đá Việt Nam như thủ môn Trần Tiến Anh, các cầu thủ Đỗ Mạnh Dũng, Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Hồng Sơn, Trương Việt Hoàng, Nguyễn Đức Thắng, Phạm Như Thuần, Triệu Quang Hà, Đặng Phương Nam, Vũ Công Tuyền... Thể Công là đội bóng trụ lâu nhất ở V-League khi tới năm 2004 đội mới bị xuống hạng [năm 1979 Thể Công không tham dự giải].

Tròn 50 năm thành lập, năm 2004, câu lạc bộ xếp thứ 11/12 giải vô địch bóng đá Việt Nam 2004 và phải xuống hạng nhất. Đội bóng thi đấu yếu kém một phần do chủ trương không tuyển ngoại binh, trái ngược với tất cả các đội bóng khác khi đó. Sang mùa giải sau, câu lạc bộ đổi tên thành Thể Công Viettel [Viettel là tên giao dịch của Tổng Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội] và chịu sự quản lý một phần của đơn vị này. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề nghị câu lạc bộ nên trở lại tên gọi cũ[5].

Ngày 1 tháng 9, Thể Công chính thức giành quyền lên V-League sau khi thắng Tây Ninh với tỷ số 5-3. Ngay sau đó, đội bóng chính thức trở lại tên gọi cũ - Thể Công.

Tính tới nay Thể Công là câu lạc bộ giàu truyền thống nhất Việt Nam với 19 lần vô địch V-League bao gồm 13 lần vô địch giải hạng A Quốc gia và vô số giải thưởng khác. Câu lạc bộ luôn sản sinh ra nhiều tài năng kiệt xuất của bóng đá Việt Nam cũng như khu vực. Thể Công cũng là câu lạc bộ có đội ngũ cổ động viên đông đảo nhất Việt Nam với các cổ động viên từ Bắc vào Nam.

Ngày 22 tháng 9 năm 2009 [trước ngày kỷ niệm 55 năm thành lập Đoàn thể thao Thể Công] Bộ Quốc phòng đã quyết định đổi Thể Công thành Viettel.

Tháng 11 năm 2009, sau khi Bộ Quốc phòng ký quyết định thu hồi phiên hiệu Thể Công của đội bóng, Bộ đã giao cho Tổng công ty viễn thông Viettel quản lý thay vì Tổng cục Chính trị. Không lâu sau, Viettel đã chuyển giao suất chơi tại V league về Thanh Hóa, chỉ còn quản lý đội hình 2 thi đấu ở giải hạng nhất quốc gia năm 2010 dưới tên gọi Trung tâm bóng đá Viettel[6]. Kết thúc mùa giải 2010, đến lượt suất chơi tại Giải hạng Nhất cũng được chuyển giao cho Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội T&T và đổi tên thành câu lạc bộ Hà Nội.[7] Trong đó, Thanh Hóa đã chi 80 tỷ để mua lại suất chơi V league của Viettel.[8] Việc bán suất chơi không đồng nghĩa với giải thể câu lạc bộ hoặc sáp nhập vào câu lạc bộ khác. Phía câu lạc bộ cũng khẳng định là không tồn tại quyết định về mặt pháp lý đối với việc xóa phiên hiệu Thể Công.[9]

Ngày 23 tháng 9 năm 2011 nhân kỷ niệm lần thứ 57 ngày thành lập câu lạc bộ,hàng trăm cán bộ, cầu thủ, cổ động viên mọi thế hệ từng là người của Thể Công đã quyết định khởi động "chiến dịch" thu thập 1 triệu chữ ký ủng hộ trên cả nước để kiến nghị Bộ Quốc phòng về việc thành lập lại đội bóng Thể Công[10]

Mặc dù vậy, Tổng công ty viễn thông Viettel tỏ ra không mặn mà lắm với việc tiếp nhận này. Ngày 7 tháng 11 năm 2009, theo thỏa thuận giữa lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và Tổng công ty Viettel, đội hình chính được chuyển giao cho Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thanh Hóa quản lý với tên gọi mới: Đội bóng đá chuyên nghiệp Viettel-Thanh Hóa.[6] Ngày 24 tháng 12 năm 2009, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa Vũ Văn Ninh ký Quyết định số 4579 /QĐ-UBND về việc đổi tên Đội bóng đá chuyên nghiệp Viettel-Thanh Hóa thành Đội bóng đá Lam Sơn Thanh Hóa, và giao cho Câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa quản lý và điều hành. Viettel chính thức chuyển giao hoàn toàn suất chơi ở V-League cho Thanh Hóa.

Đội hình 2 sử dụng lại tên gọi Câu lạc bộ bóng đá Viettel của đội hình chuyên nghiệp, đội thi đấu ở Giải bóng đá hạng nhất quốc gia Việt Nam 2010 và xếp thứ 9 khi mùa bóng kết thúc. Sau mùa bóng này, đội bóng cũng được Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội T&T mua lại cùng với suất thi đấu ở giải hạng Nhất và đổi tên thành Câu lạc bộ Hà Nội.[7]

Đứng trước nguy cơ bị giải thể, quyền giám đốc Trung tâm bấy giờ là Nguyễn Thanh Hải đã đề nghị các lãnh đạo Tổng công ty viễn thông Viettel cho phép duy trì Trung tâm bóng đá Viettel và cam kết sẽ đem lại kết quả trong vòng 1 năm. Mùa bóng 2010, các đội bóng của Trung tâm đều lọt vào vòng chung kết các giải trẻ. Năm 2011, Trung tâm giành được 1 Huy chương vàng, 1 Huy chương bạc và 1 Huy chương đồng ở các giải trẻ, chính thức giành được quyền tồn tại. Mùa bóng 2012, đội hình chính thức của Trung tâm bóng đá Viettel giành được chức Vô địch đồng hạng tại Giải vô địch bóng đá hạng ba Việt Nam và giành được suất thi đấu ở giải hạng Nhì kể từ mùa bóng 2013.[11]

Ngày 26 tháng 10 năm 2014, tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội ký quyết định số 2294/QĐ-VTQĐ-TCNL kiện toàn chức năng nhiệm vụ và đổi tên Trung tâm Đào tạo Bóng đá Viettel thành Trung tâm Thể thao Viettel.[12]

Giải bóng đá hạng nhì Việt Nam năm 2015, đội bóng đá Trung tâm thể thao Viettel giành vị trí đồng hạng vô địch mùa bóng 2015 và cùng F.Tây Ninh thặng hạng thi đấu ở V.League-2 mùa bóng 2016.[13]

Mùa giải năm 2016, Đội bóng trẻ Viettel giành thứ hạng nhì ở giải V-League 2 năm 2016 và giành quyền chơi trận Play off để thăng hạng tuy nhiên đội bóng đã thua Long An với tỷ số 0-1 ở những phút bù giờ và chấm dứt giấc mơ thăng hạng.

Mùa giải năm 2018, câu lạc bộ đã vô địch Giải bóng đá hạng nhất quốc gia 2018 và giành suất thăng hạng V.League 1 năm 2019.

Năm 2020, tại Cúp Quốc gia 2020, câu lạc bộ đạt hạng nhì sau trận thua 1-2 trên sân Hàng Đẫy gặp Hà Nội và tại LS V-League 2020, câu lạc bộ giành chức vô địch sau khi thắng Sài Gòn F.C. 1-0 tại vòng cuối. Họ chỉ mất hai mùa giải ở V-League để đăng quang, khi lên hạng từ mùa 2019. Nếu tính cả thành tích của CLB Quân Đội, cũng như Thể Công, đây lần thứ 19 đội bóng áo lính vô địch.[14]

Danh sách các câu lạc bộ bóng đá chơi ở giải của một quốc gia khác

Connected to:

{{::readMoreArticle.title}}
{{bottomLinkPreText}} {{bottomLinkText}}
This page is based on a Wikipedia article written by contributors [read/edit].
Text is available under the CC BY-SA 4.0 license; additional terms may apply.
Images, videos and audio are available under their respective licenses.
Cover photo is available under {{::mainImage.info.license.name || 'Unknown'}} license. Cover photo is available under {{::mainImage.info.license.name || 'Unknown'}} license. Credit: [see original file].

Video liên quan

Chủ Đề