Sự khác nhau giữa trí thức và trí thức

Tri thức và trí thức thì có từ nào sai không?

Nếu như các bạn đã học qua hết các lớp ngữ văn thì bạn sẽ nghe tới hai từ tri thức và trí thức rất nhiều. Và thường thì các bạn sẽ tưởng hai từ này là một. Nhưng không:

Tri thứcTrí thức là hai từ tách biệt nhau về nghĩa và tác dụng của nó trong câu.

Tri thức là gì?

Tri thức là một sự hiểu biết hoặc nói một cách khác. Tri thứclà kiến thức mà chúng ta đã tiếp thu và tích lũy được qua những trải nghiệm.

Ví dụ: Người đàn ông này trông rất là tri thức.

Tri thứclà danh từ và nó có hai loại nghĩa:

  • Một là tri thức hữu hình, nó có nghĩa là các kiến thức được thể hiện trong sách. Nó được ghi dưới dạng chữ mà chúng ta có thể đọc được để tiếp thu.
  • Hai là tri thức vô hình, nó có nghĩa là những kiến thức được con người thu thập từ nhận thức ngoài thực tế. Có thể nhắc tới như tinh thần, cảm xúc, kinh nghiệm sau một trận thi đấu,…

Trí thức là gì?

Tri thức và Trí thức khác nhau ở chỗ, trí thức nói về một sự vật hay sự việc.

Trí thức là danh từ, dùng để nói về con người. Nó được biết đến khi muốn khen một người nào đó có nhiều kinh nghiệm, kiến thức về một hay nhiều vấn đề nào đó. Và được dùng để nói về một giai cấp, tầng lớp.

Ví dụ: Bạn thí sinh thủ khoa này trông rất trí thức.

Tri thức và trí thức

GS. Nguyễn Ngọc Lanh
02:01 CH @ Thứ Sáu - 25 Tháng Ba, 2016

Trong xu hướng tiến hóa của xã hội, vai trò của tri thức và trí thức ngày càng quan trọng hơn. Bài viết thứ hai của Giáo sư Nguyễn Ngọc Lanh trong chủ đề thảo luận "Trí thức Việt Nam" phân tích một số nhận thức về vai trò của tri thức.

>> Xem bài trước:Suy nghĩ về khái niệm trí thức

Tiến hoá xã hội

Thời kỳ mông muội, con người vừa tách khỏi thú vật nên không chịu thua con thú nào về mức sử dụng cơ bắp, do vậy cũng không chịu kém chúng về mức vất vả, nhọc nhằn. Lao động chân tay là độc tôn, được đề cao tuyệt đối. Đứng đầu bộ lạc phải là người nổi trội về sức mạnh cơ bắp. Trong truyện cổ tích, các anh hùng càng phải có sức mạnh cơ bắp – là thứ mọi người ao ước, tôn thờ. Anh hùng cổ tích dẫu có phép thần thì chung qui cũng chỉ để phát huy loại sức mạnh gân cốt này. Đức Thánh Gióng dùng roi sắt quật rồi nhổ cả bụi tre phang vào giặc Ân, còn con ngựa sắt phải... hét ra lửa đốt kẻ thù, thậm chí nó phải... biết bay để mang ngài lên trời! Toàn là sức cơ bắp.

Con người khác con vật là có hai tay, lại được điều khiển bằng bộ não đã phát triển cao, nên bàn tay ngày càng khéo léo. Nhưng điều quan trọng hơn là, nhờ bộ não, con người thu được kinh nghiệm [con vật chưa chịu kém] và tạo ra tri thức [con vật đành thua]. Và đây là mới chính là nguyên nhân cốt lõi và vĩnh hằng của tiến bộ xã hội. Mọi nguyên nhân khác, nếu có, chỉ là phụ và tạm. Quá nhấn mạnh những nguyên nhân phụ sẽ gặp rắc rối không chỉ về nhận thức.

Khi một bộ lạc chuyển sang cử một người già đứng đầu thay vì cử một thanh niên cường tráng, thì có thể nói con người đã bắt đầu nhận ra ưu thế của lao động trí óc. Cố nhiên, ban đầu khối tri thức trong xã hội chưa đủ lớn và lớn rất chậm thì kinh nghiệm vẫn tạm thời quan trọng hơn tri thức. Trong xã hội nông nghiệp, điều này tồn tại rất lâu dài, đến nay vẫn thể hiện ở phong tục thờ cúng tổ tiên, trong đó mọi việc lớn trong gia đình đều được trình báo và xin ý kiến “người càng già, càng tốt” – chính là tổ tiên nhiều đời, nên nhiều kinh nghiệm.

Xã hội càng công nghiệp hoá [đồng nghĩa với tăng khối tri thức và giảm giá trị của kinh nghiệm] thì việc vái tổ để “xin ý kiến” sẽ giảm mà chủ yếu để tỏ lòng biết ơn. Do vậy, từ khi xã hội tạo được lớp người “chuyên sản xuất tri thức” thì tốc độ tiến hoá biến đổi về chất: các cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật cứ ngày càng dồn dập.

Nếu khả năng sáng tạo của bộ não là vô hạn thì trí nhớ lại hữu hạn, do vậy trước sau con người cũng phải tạo ra chữ viết để khối tri thức và kinh nghiệm lưu tạm thời trong não [là tài sản cá nhân] được lưu lại lâu dài trong sách vở [thành tài sản chung].

Con người “ngộ” ra rằng tri thức thật quan trọng; do vậy từ khi có chữ, xã hội bắt đầu có trường lớp khiến số người lao động kỹ thuật và trí óc tăng nhanh, đẩy hiệu quả lao động của xã hội còn tăng nhanh hơn nữa. Dường như chúng ta tri ân chưa đủ mức đối với người tạo ra chữ quốc ngữ, thậm chí còn “xét” xem có đáng tri ân hay không.

Trí thức trong liên minh

Hôm nay, ai cũng nhận ra sự khác biệt về chất giữa lao động của nông dân, công nhân và trí thức, nhưng hôm qua thì chưa chắc.

Có thời, chúng ta nêu cao khẩu hiệu “tất cả cho sản xuất” và chia lao động thành hai loại: trực tiếp sản xuất [công nhân, nông dân] và gián tiếp [trí thức, gồm cả văn nghệ sĩ]. Để gạt hẳn trí thức về phía “không sản xuất”, chúng ta nhấn mạnh là “sản xuất ra của cải vật chất”. Thế thì nếu có liên minh, trước hết phải là liên minh công – nông, sau đó mới “xét” để xem liệu trí thức đã cải tạo đủ mức để được tham gia hay không.

Bác nông dân dùng cuốc bổ xuống đất thì năng suất rất thấp, nhưng số mồ hôi và calo tiêu thụ lại rất cao; do đó, thu nhập đã thấp lại chủ yếu dùng để ăn, phục hồi sức cơ bắp. Trong khi đó chú công nhân lái máy cày thì năng suất khác hẳn, ít vất vả hơn, mà thu nhập cao hơn [có dành khoản chi cho học tập của bản thân và con cái].

Một câu hỏi ắt được đặt ra: ai dạy anh công nhân cách lái máy cày, ai sáng tạo cái máy cày kia? Thực ra, câu hỏi này đã bị đặt ra rất muộn; và khi có câu trả lời thì chúng ta bắt đầu có khối liên minh công – nông – trí. Nhưng thực chất “liên minh” này là thế nào?

Mọi học sinh Việt Nam đều phải trả lời được: Đó là khối liên minh do công – nông làm nòng cốt, trong đó công nhân là giai cấp lãnh đạo, nông dân là đồng minh tin cậy và lâu dài của công nhân, kết hợp với trí thức. Nếu học sinh nào nói rõ “đây là trí thức XHCN” [ý nói đã được cải tạo] sẽ được thưởng điểm.

Trí thức hoá công nhân

Muốn mọi nông dân cũng sử dụng máy móc [tức là biến họ thành công nhân nông nghiệp, để họ đỡ vất vả] là ý đồ tốt đẹp, nhưng không thể thực hiện bằng kêu gọi, hoặc phát động phong trào thực hiện khẩu hiệu “công nhân hoá nông dân” - vì đó là ảo tưởng. Nó ảo tưởng như thuở nào chúng ta “phát động” nông dân phá bờ ruộng để hàng chục người trong hợp tác xã nông nghiệp có thể cùng cuốc đất trên một thửa đất.

Cách thực hiện ý đồ phải là công nghiệp hoá đất nước ở trình độ cao [mà quá trình này không thể ngắn, không ít gian khổ] chứ không thể bằng khẩu hiệu hay phong trào.

Nền kinh tế tri thức còn cho phép mọi công nhân làm việc như trí thức; ví dụ, dùng máy vi tính để cắt gọt kim loại, điều khiển robot cày ruộng, sản xuất hàng hoá cao cấp... Nhưng có được nền kinh tế tri thức càng không dễ.

Do vậy, từ bao năm nay tôi đã cố mà vẫn không hiểu nổi cái khẩu hiệu ồn ào một thời: “trí thức hoá công nhân” [và cả “công nhân hoá trí thức”] trong khi nền kinh tế nước ta còn dựa vào lao động thủ công là chính!

Anh chị em công nhân nào muốn học tập để thành lao động trí óc thì rất đáng khuyến khích, vì đó là quyền. Nhưng việc đề khẩu hiệu và thực hiện bằng phát động phong trào thì lại khác.

Còn khác hơn nữa, khi đất nước, gia đình và bản thân tốn bao công sức mới đào tạo được một trí thức, thì lại muốn đông đảo trí thức phải “công nhân hoá”.

Các nền văn minh: Vài vấn đề còn thảo luận

Mục lục

  • 1 Lý thuyết về tri thức
  • 2 Truyền tải tri thức
  • 3 Tri thức định vị
  • 4 Tri thức một phần
  • 5 Kiến thức khoa học
  • 6 Ý nghĩa tôn giáo của tri thức
  • 7 Phân loại
  • 8 Các hình thức chia sẻ tri thức
  • 9 Quản trị tri thức
  • 10 Chú thích
  • 11 Liên kết ngoài

Lý thuyết về tri thứcSửa đổi

Định nghĩa về tri thức là vấn đề tranh luận đang diễn ra giữa các nhà triết học trong lĩnh vực nhận thức luận. Định nghĩa cổ điển, được mô tả nhưng cuối cùng không được Plato tán thành,[6] chỉ định rằng một tuyên bố phải đáp ứng ba tiêu chí để được coi là kiến thức: nó phải được chứng minh, đúng dắn và tin cậy. Một số người cho rằng những điều kiện này là không đủ, như ví dụ vấn đề Gettier bị cáo buộc phải chứng minh. Có một số giải pháp thay thế được đề xuất, bao gồm các lập luận của Robert Nozick cho một yêu cầu rằng kiến thức 'theo dõi sự thật' và yêu cầu bổ sung của Simon Blackburn mà chúng tôi không muốn nói rằng những gì đáp ứng bất kỳ điều kiện nào trong số này 'thông qua một khiếm khuyết, lỗ hổng, hoặc thất bại ' có kiến thức trong đó. Richard Kirkham cho rằng định nghĩa về kiến thức của chúng ta đòi hỏi bằng chứng cho niềm tin cần có sự thật của nó.[7]

Trái ngược với cách tiếp cận này, Ludwig Wittgenstein quan sát, theo nghịch lý Moore, người ta có thể nói "Ông tin điều đó, nhưng không phải vậy", nhưng không phải "Ông biết điều đó, nhưng không phải vậy".[8] Ông tiếp tục lập luận rằng những điều này không tương ứng với các trạng thái tinh thần riêng biệt, mà là những cách nói riêng biệt về niềm tin. Điều khác biệt ở đây không phải là trạng thái tinh thần của người nói, mà là hoạt động mà họ tham gia. Ví dụ, trên tài khoản này, để biết rằng ấm đang sôi không phải ở trong một trạng thái tâm trí cụ thể, mà là để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể với tuyên bố rằng ấm đang sôi. Wittgenstein đã tìm cách bỏ qua những khó khăn của định nghĩa bằng cách tìm đến cách "kiến thức" được sử dụng trong các ngôn ngữ tự nhiên. Ông thấy kiến thức là một trường hợp giống với gia đình. Theo ý tưởng này, "kiến thức" đã được xây dựng lại như một khái niệm cụm chỉ ra các tính năng có liên quan nhưng điều đó không được nắm bắt đầy đủ bởi bất kỳ định nghĩa nào.[9]

Định nghĩaSửa đổi

Trí thức có thể được dùng để chỉ ba loại người sau đây:

Một trí thức là một người sử dụng tư tưởng và suy luận, trí thông minh và các suy luận có tính phản biện và phân tích, trong một ngành nghề nào đó hay là trong tư cách cá nhân và là

  1. một người có liên hệ với các ý tưởng và các lý thuyết trừu tượng;
  2. một người mà với ngành của mình [ví dụ triết học, phê bình văn học, xã hội học, luật, phân tích chính trị, khoa học lý thuyết v.v.] tạo ra và truyền bá các ý tưởng mới;[1]
  3. một người với kiến thức sâu rộng về văn hóa nghệ thuật đã làm cho tiếng nói của họ có ảnh hưởng trong công chúng.

Sự khác biệt giữa trí thức và trí tuệ

Kính bạch Thầy, lâu nay con cứ mãi thắc mắc sự khác biệt giữa trí thức và trí tuệ. Con không hiểu tại sao trong nhà Phật chỉ đề cập đến trí tuệ mà không nói đến trí thức? Kính xin thầy hoan hỷ giải đáp cho chúng con được hiểu rõ.

Theo nhà Phật, đứng trên mặt hiện tượng nhận thức, giữa trí thức và trí tuệ có khác. Nhưng không khác, nếu đứng trên mặt bản thể mà xét. Bởi thức không ngoài trí mà có. Như sóng không rời nước mà có. Nhưng sóng không phải là nước, mặc dù nước vẫn ngầm có trong sóng. Cho nên giữa sóng và nước không thể xác quyết một hay là hai được. Nói theo lý bất nhị thì sóng tức là nước và nước tức là sóng. Vì hai thứ nói một là sai mà nói hai thì không đúng. Giữa trí và thức cũng thế. Đứng về mặt hiện tượng, thì nói là Thức. Đứng về mặt bản thể, thì nói là Trí. Nói cách khác, Thức là dụng mà Trí là Thể.
Tuy nhiên, nếu xét theo nghĩa thông thường mà người ta thường nói, thì giữa trí thức và trí tuệ trong nhà Phật dùng thì nghĩa của nó khác nhau xa. Bởi trí thức của người đời nói, đó là thứ trí thức bởi do tích tụ kinh nghiệm mà có. Nói rõ hơn, là do học hỏi huân tập bởi những môi trường chung quanh mà có ra. Như hấp thụ kinh nghiệm qua các lãnh vực của đời sống từ trong gia đình, nhà trường và xã hội. Trong nhà Phật gọi đây là Hữu sư trí. Tức thứ trí do vay mượn bên ngoài đem vào mà tạm có ra.

Ngược lại, trí tuệ cũng còn gọi là Vô sư trí, tức trí tuệ không do sự vay mượn bên ngoài mà được. Mà tự nó sẵn có, nhưng sở dĩ nó không hiển lộ được là do phiền não che ngăn. Một khi phiền não không còn, thì trí tuệ sẽ hiện bày. Thí như bản chất của gương là trong sáng, nhưng vì bị bụi bám quá nhiều, nên ánh sáng của gương không hiển lộ được. Bản chất của trăng là sáng, nhưng bị mây che dày đặc, nên ánh sáng của trăng không hiển lộ được. Bụi hết, gương sáng, mây tan, trăng hiện. Cũng thế, mây vô minh phiền não không còn, thì mặt trời trí huệ sẽ hiện bày. Bởi do đặc tính đó, mà nhà Phật gọi là trí huệ bát nhã, hay Phật tính v.v… Nói thế là để biện biệt với trí huệ mà đôi khi người thế gian cũng hay đề cập đến.

Tóm lại, trí thức còn trong phạm vi phân biệt, chấp trước bởi do tích tụ kinh nghiệm vay mượn bên ngoài mà có. Đây là thứ trí thức thuộc Hữu lậu pháp, hay thế trí biện thông. Ngược lại, trí huệ là cái trí sẵn có không do vay mượn bên ngoài. Trí này khi phát sáng toàn triệt, không còn một chút cáu bợn vô minh phiền não che ngăn, thì gọi đó là trí huệ cứu cánh, tức là Phật quả vậy.

Thích Phước Thái
Chú thích: Bài đã được đăng trên một số trang cá nhân trên mạng Internet, đăng trên phatgiao.org.vn với sự cho phép của tác giả.

Thích Phước Thái

Video liên quan

Chủ Đề