Sự sống siêu nhiên là gì

  1. Điều răn thứ năm dạy ta quý trọng sự sống tự nhiên và siêu nhiên của mình cũng như của người khác, và do đó, cấm mọi hình thức xâm phạm đến sự sống con người.

2. H. Tại sao ta phải tôn trọng và giữ gìn sự sống?

  1. Vì sự sống con người là ơn huệ linh thánh Thiên Chúa ban. Do đó chỉ một mình Thiên Chúa là chủ sự sống.

3. H. Có những tội nào nghịch với điều răn thứ năm?

  1. Có những tội này:

Một là cố sát, nghĩa là cố ý giết người cách trực tiếp hoặc gián tiếp,

Hai là triệt sản, phá thai và cộng tác vào tội này,

Ba là làm chết êm dịu.

Bốn là tự sát,

Năm là phá hoại hoặc gây nguy hiểm cho sức khỏe của mình và của người khác.

4. H. Có khi nào xâm phạm tới sự sống người khác mà chẳng mắc tội không?

  1. Có, trong trường hợp tự vệ chính đáng, để bảo vệ mạng sống mình hay bảo vệ tổ quốc mà buộc lòng ta phải phạm đến người tấn công mình.

5. H. Ta phải làm gì để giúp cuộc sống chung tốt đẹp?

  1. Mỗi người cần phải bỏ tính ích kỷ, nóng giận, trả thù. Cần luyện tập sự dịu hiền và biết quan tâm đến người khác, đồng thời phải cố gắng hết sức để loại trừ chiến tranh và xây dựng hòa bình đích thực.

Chia sẻ kinh nghiệm sống đạo:

  1. Trong câu chuyện Cain giết Abel / cho thấy ngay từ đầu của lịch sử nhân loại đã có sự giận dữ và ham muốn trái phép nơi con người / Con người đã trở thành kẻ thù của đồng loại mình / Thiên Chúa đã vạch rõ tính hiểm ác của tội huynh đệ tương tàn [St 4, 10-11].
  1. Giao Ước của Thiên Chúa nhắc nhở con người về hồng ân mà Thiên Chúa ban cho con người, đó là sự sống / Cựu Ước coi máu như là dấu chỉ Linh Thánh của sự sống/ Thiên Chúa đã phán: “Ta đòi mỗi người phải đền mạng sống của người anh em mình / ai đổ máu con người thì máu nó sẽ bị con người đổ ra / Vì con người có sự sống là hành ảnh của Thiên Chúa” [St 9, 5-6].
  1. Kinh Thánh xác định luật cấm của Điều Răn thứ 5 / Luật cấm giết người có giá trị phổ quát: bắt buộc mọi người phải tuân giữ mọi lúc, mọi nơi.
  1. Trong bài giảng trên núi, Chúa bảo => chớ giết người [Mt 5, 21] / Chúa còn ra lệnh: cấm giận dữ, căm ghét, báo thù / Chúa còn bảo các môn đệ phải đưa má bên kia / phải yêu kẻ thù / Chính Chúa đã không tự về khi bảo Phêrô hãy xỏ gươm vào vỏ.

Đúc kết: Chúa Yesus là Đấng Hiền Lành và Khiêm Nhường / Chúng ta phải học ở Chúa để trở nên giống Chúa hơn.

BÍ TÍCH

BAN ƠN THÁNH HÓA

Một trong những hậu quả quan trọng mà các bí tích thực hiện nơi tâm hồn chúng ta, đó là bằng cách này hay cách khác, trao ban hay gia tăng ơn thánh hóa.

Thế nhưng, ơn tha thánh hóa là gì?

Ðây là một vấn đề mà nhiều người Kitô hữu chúng ta đã không nhận biết cho đủ.

Ơn thánh hóa chính là việc tham dự vào sự sống của Thiên Chúa, làm cho linh hồn chúng ta trở nên giống Ngài.

Hay nói một cách khác: ơn thánh hóa là chính sự sống Thiên Chúa, là chính Thiên Chúa hiện diện và sống động trong linh hồn chúng ta.

Nếu suy nghĩ và tìm hiểu, chúng ta sẽ thấy nơi chúng ta có tất cả ba sự sống khác nhau. Sự sống phần xác, sự sống phần hồn và sự sống ơn sủng.

Nhờ sự sống phần xác, con người có thể đi lại cử động nói năng. Nhờ sự sống phần hồn, con người có thể hiểu biết và được tự do lựa chọn.

Với sự sống phần xác, con người không khác chi một con vật. Với sự sống phần hồn, con người xứng đáng với nhân phẩm của mình.

Thế nhưng, bên trên hai sự sống này, Thiên Chúa còn trao ban cho chúng ta một sự sống đặc biệt khác nữa, đó là sự sống ơn sủng, sự sống siêu nhiên. Như chúng ta vừa nói, đây là một sự sống đặc biệt. Không có nó chúng ta vẫn có thể là người. Nó là một ơn huệ siêu nhiên, nghĩa là một ơn huệ vượt ngoài bản tính thông thường của con người.

Hay nói một cách khác, ơn thánh hóa là chính Thiên Chúa tự trao ban cho linh hồn để biến đổi, nâng cao và thánh hóa linh hồn chúng ta.

Ơn này đã được trao ban cho hai ông bà nguyên tổ, nhưng vì tội lỗi của mình, hai ông bà đã làm gẫy đổ nhịp cầu cảm thông giữa trời và đất, cũng như làm mất đi ơn thánh hóa.

Thế nhưng, do tình thương vô bờ của Thiên Chúa, Ngài đã sai Con Một Ngài xuống thế. Chính nhờ những giọt máu châu báu và cái chết trên thập giá của Ðức Kitô, ơn thánh hóa được trao lại cho chúng ta. Và Bí Tích Rửa Tội là như một con kênh chuyển đến linh hồn chúng ta giòng nước ơn sủng ấy.

Tuy nhiên, con người thì yếu đuối, có thể sai lỗi vấp phạm bất cứ lúc nào. Tội nhẹ làm giảm sút, còn tội trọng thì làm mất ơn thánh hóa trong tâm hồn chúng ta.

Ý thức được sự giòn mỏng của thân phận con người, Chúa Giêsu đã thiết lập bí tích Giải tội, để nếu vì yếu đuối mà vấp phạm, chúng ta vẫn có cơ may ăn năn xám hối, xưng thú tội lỗi, trở về với Chúa, lấy lại được ơn thánh hóa, lấy lại được sự sống siêu nhiên, lấy lại được địa vị làm con cái Thiên Chúa. Bởi vì nếu không có ơn thánh hóa, chúng ta sẽ không được đón nhận vào nước trời.

Từ những điều vừa trình bày chúng ta nhận thấy: Thân xác là nguyên lý cho sự sống vật chất. Linh hồn là nguyên lý cho sự sống con người. Còn ơn sủng là nguyên lý cho sự sống siêu nhiên, sự sống của Thiên Chúa.

Ơn thánh hóa chính là việc Thiên Chúa đến với chúng ta, như ngọn lửa đến trên thỏi sắt, sẽ làm cho thỏi sắt trở nên nóng và đỏ như lửa, cũng vậy, ơn thánh hóa sẽ làm cho chúng ta trở nên giống hình ảnh của Thiên Chúa.

Cùng với ơn thánh hóa, Thiên Chúa còn tăng thêm vẻ đẹp cho linh hồn chúng ta, như một thân cây dại được ghép vào cành cây tốt, nhờ đó sẽ kết thành trái ngon trái ngọt.

Ơn thánh hóa là động lực cho linh hồn, cũng như linh hồn là động lực cho thân xác. Một khi linh hồn lìa khỏi xác, chúng ta sẽ chết. Cũng vậy, một khi linh hồn không có ơn thánh hóa, lập tức nó hóa ra như chết.

Ơn thánh hóa chính là sự hiện diện sống động của Thiên Chúa trong chúng ta.

Vậy chúng ta có ý thức và xác tín được kho tàng quí giá mà ơn thánh hóa đem lại cho chúng ta hay không?

Ngay từ cuộc sống dương gian, chúng ta đã được mời gọi sống sự sống của Thiên Chúa. Sự sống ấy sẽ được tràn đầy, sẽ được viên mãn, một mai khi chúng ta bước vào quê hương nước trời.

Như thế, có hai bí tích trao ban cho chúng ta ơn thánh hóa, đó là bí tích Rửa Tội và bí tích Giải tội. Bí tích Rửa tội thì trao ban cho chúng ta khi chúng ta chưa có. Còn bí tích Gải tội thì ban lại cho chúng ta khi chúng ta đã mất vì tội lỗi của mình.

Còn năm bí tích khác chỉ gia tăng ơn thánh hóa mà thôi, bởi đó để lãnh nhận năm bí tích này, chúng ta cần phải ở trong tình trạng ơn thánh. Chính vì thế, trước khi lãnh nhận những bí tích ấy, chúng ta thường phải ăn năn, xưng tội hầu nhờ đó được bảo đảm gia tăng ơn thánh hóa trong chúng ta. Ngoài ơn thánh hóa, các bí tích còn ban cho chúng ta một ơn riêng thích hợp với mục đích của từng bí tích. Và chúng ta gọi ơn riêng này là ơn bí tích.

Ðó là những sự trợ giúp cần thiết để chúng ta có thể chu toàn những bổn phận và sống đúng với chức năng mà bí tích ấy đã đề ra.

Bí tích Rửa tội tẩy xóa mọi dấu vết tội nguyên tổ trong tâm hồn. Ðồng thời ban cho chúng ta ơn trợ giúp để chúng ta chống trả lại với tội lỗi và sống xứng đáng là con cái Thiên Chúa và Giáo Hội.

Bí tích Giải tội giúp chúng ta xa tránh tội lỗi và vững bước trên đường nẻo của Chúa.

Bí tích Thêm sức giúp chúng ta can đảm giữ vững đức tin của mình trước những gian nguy và thử thách của cuộc đời.

Bí tích Thánh thể giúp chúng ta mạnh sức và gia tăng ơn thánh hóa trong tâm hồn chúng ta.

Bí tích Xức dầu trang bị cho chúng ta những hành trang cần thiết trong cuộc chiến đấu cuối cùng, để được trung thành với Chúa bước vào đời sau.

Bí tích Truyền chức sẽ giúp vị linh mục chu toàn những nhiệm vụ được trao phó. Bí tích Hôn phối sẽ giúp đôi vợ chồng trung thành với lời đoan hứa mà họ đã thề quyết trước mắt Thiên Chúa và Giáo Hội.

ÐIỀU KIÊN LANH NHÂN BÍ TÍCH

Thế nhưng, để xứng đáng lãnh nhận các Bí Tích, chúng ta phải làm gì? Hay nói cách khác chúng ta phải hội đủ những điều kiện nào?

Các bí tích không phải là những chiếc máy tự động ban phát cũng như phân phối các ơn sủng một cách lung tung, bất chấp những điều kiện của người tới lãnh nhận.

Như chúng ta đã biết chính Thiên Chúa đã ban cho ta những ơn sủng qua các bí tích. Thiên Chúa là đấng thấu suốt tận tâm can, không ai có thể lừa dối được Ngài.

Vì thế, để xứng đáng lãnh nhận các bí tích, trước hết chúng ta phải có lòng tin tưởng và thành thật ước muốn.

Một người bị cưỡng bức rửa tội trái với ý muốn của mình, THỰC SỰ HỌ VẪN CHƯA ÐƯỢC RỬA TỘI. Cũng vậy một cuộc hôn phối sẽ trở thành vô hiệu, nếu như một trong hai chỉ ưng thuận vì bị cưỡng ép hoàn toàn. Một người đi xưng tội mà không thành thật xám hối những lầm lỗi và không quyết định cải thiện, người đó có thể đã xưng tội một cách đầy đủ, đã nhận lãnh lời xá giải, nhưng chưa chắc là đã được ơn tha thứ, chỉ vì họ không thật lòng ước muốn.

Tiếp đến, phải có khả năng lãnh nhận.

Thí dụ một người khỏe mạnh, không thể được chịu phép Xức dầu bệnh nhân. Một người chưa được rửa tội, cũng không có thể lãnh nhận những bí tích khác.

Ðối với năm bí tích gia tăng ơn thánh hóa, muốn lãnh nhận thì phải ở trong tình trạng ơn sủng. Ai mắc tội trọng mà chịu những bí tích ấy thì mắc thêm tội phạm thánh.

Sau cùng, để việc lãnh nhận các bí tích đem lại kết quả dồi dào, chúng ta phải chuẩn bị cho thấu đáo, cũng như giũ sự trang nghiêm đứng đắn. Phải thành tâm cởi mở tâm hồn để đón nhận ơn Chúa.

Tâm hồn chúng ta lúc bấy giờ được sánh ví như một chiếc cửa sổ. Cửa số có mở rộng thì luồng ánh sáng mặt trời mới chiếu tỏa vào trong căn phòng, bằng nếu chỉ hé mở hay vẫn đóng chặt, ánh sáng sẽ vào ít hay sẽ bị ngăn chặn lại.

Ðó cũng là hình ảnh tượng trưng cho tâm hồn chúng ta. Chừng nào tâm hồn chúng ta mở rộng bằng sự trang nghiêm sốt sắng, chừng ấy tâm hồn chúng ta sẽ đón nhận được ơn sủng một cách dồi dào và đầy tràn.

Chủ Đề