Sữa mẹ để trong máy hâm sữa được bao lâu

Sữa mẹ ủ trong máy hâm được bao lâu?

Mục Lục

Hầu hết các mẹ đều biếtsữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc bé bú mẹ trực tiếp vẫn là tốt nhất và được khuyến khích. Nhưng bác sĩ hiểu rằng, với cuộc sống bận rộn ngày nay, cho bé bú mẹ trực tiếp gặp nhiều khó khăn hơn. Nhiều mẹ vẫn hút sữa ra cho con bú khi không cho bú trực tiếp. Ví dụ như khi đi làm, có việc bận hoặc để bảo quản lâu hơn.

Bài viết sẽ rất hữu ích nếu mẹ muốn tìm hiểu về việc hâm ấm lại sữa sau khi vắt. Vậy sữa mẹ ủ trong máy hâm được bao lâu?

Sữa mẹ ủ trong máy hâm được bao lâu?

Việc sữa mẹ bảo quản an toàn trong bao lâu phụ thuộc vào: lượng sữa, nhiệt độ phòng khi vắt sữa, sự dao động nhiệt độ trong tủ lạnh và tủ đông, độ sạch của môi trường. Theo hướng dẫn bảo quản sữa mẹ của CDC Hoa Kì, thời gian an toàn bảo quản sữa mẹ như sau:

Các tổ chức y tế lớn về sữa mẹ trên thế giới không có nghiên cứu nào về thời gian bảo quản an toàn của các phương pháp sau:

  • Ủ sữa trong máy hâm sữa.
  • Sữa đã được hâm nóng, để nguội nhưng bé chưa uống mà mẹ cho sữa vào tủ lạnh lại.
  • Sữa bé bú thừa được giữ lại trong tủ lạnh và hâm lại cho cữ tiếp theo

Nhiệt độ máy hâm sữa thường là gần 40 độ. Đây là khoảng nhiệt độ tối ưu giúp nhiều loại vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Nếu mẹ để sữa trong máy hâm sữa quá lâu sẽ dễ nhiễm khuẩn.

Lời khuyên của bác sĩ

Làm ấm sữa bằng máy

Sữa ấm là môi trường thuận lợi cho nhiều vi khuẩn phát triển. Mẹ nên giữ thời gian giữ ấm càng ngắn càng tốt:

  • Tốt nhất là làm ấm lượng sữa vừa đủ cho 1 cữ bú. Khuyến khích dùng hết sau khi làm ấm.
  • Không để sẵn sữa trong máy làm ấm, ấm trước đó tối đa 20-30 phút, khi nào con bú mới làm ấm.
  • Sữa mới làm ấm chưa kịp bú mà không dính nước bọt, để tủ lạnh uống trong 2 giờ. Nếu dính nước bọt mà dư để uống trong 1 giờ.

Cách làm ấm sữa khác

Ngoài cách làm ấm bằng bình hâm sữa, mẹ có thể làm ấm bằng cách:

  • Cho túi sữa hoặc bình kín vào bát nước ấm.
  • Đặt dưới vòi nước ấm [không dùng nước nóng] trong vài phút.

Lưu ý khi mẹ muốn hâm nóng sữa mẹ

  • Túi/bình đựng phải kín
  • Kiểm tra nhiệt độ của sữa trước khi cho bé bú bằng cách dùng nhiệt kế, nhỏ một vài giọt lên cổ tay hoặc mu bàn tay. Tuyệt đối không dùng lưỡi để nếm hoặc thử nhiệt độ bằng ngón tay chỏ.
  • Không đun sữa mẹ trực tiếp trên bếp hoặc lò vi sóng. Vì không kiểm soát được nhiệt độ và có các điểm nóng có thể làm bỏng trẻ.
  • Xoay bình sữa để trộn đều chất béo đã bị tách ra.

Không nhất thiết phải dùng sữa ấm

Nhiều mẹ thắc mắc về thời gian giữ sữa trong máy hâm sữa vì muốn đảm bảo em bé nhà mình khi cần là có nguồn sữa ấm ngay lập tức mà không phải chờ đợi. Nhưng không nhất thiết phải hâm nóng sữa mẹ. Có thể cho bé bú ở nhiệt độ phòng hoặc mát. Nếu bé đòi bú gấp có thể dùng trực tiếp sữa mát. Bé mắc các bệnh nhiễm trùng là từ vì khuẩn. Dùng sữa lạnh không khiến bé bị tiêu chảy, viêm họng Nên mẹ đừng lo lắng nhé!

Hi vọng bài viết trên đây hữu ích cho mẹ trong quá trình nuôi con. Chúc mẹ luôn giữ được những dòng sữa ngọt lành nhất cho sự phát triển toàn diện bé yêu của mình.

Tìm hiểu thêm kiến thức sau sinh và cho con bú tại đây.

Nguồn tham khảo:wicbreastfeeding.fns.usda.gov,breastfeeding.asn.au,llli.org ,who.int,cdc.gov

Bác sĩ Vi Thị Tươi

Bài Liên Quan

Tháp Dinh dưỡng hợp lý của Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Tháng Mười Một 7, 2021
Đọc Thêm »

Thuốc nào an toàn khi cho con bú?

Tháng Chín 26, 2021
Đọc Thêm »

Kali và bệnh thận mạn

Tháng Chín 17, 2021
Đọc Thêm »
« Bài trước Bài Tiếp »

Video liên quan

Chủ Đề