Suất đầu tư xây dựng nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng cho biết, trong quý III/2021, Bộ đã ban hành nhiều văn bản, chính sách mới tác động đến lĩnh vực xây dựng, bất động sản.

Theo Bộ Xây dựng, ngày 16/8/2021, Bộ đã ban hành Thông tư số 09 về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 100 ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội và Nghị định số 49 ngày 01/4/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100.

Theo đó, Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số nội dung về: điều kiện, tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; phương pháp xác định giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội; mẫu giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội; mẫu hợp đồng mua bán, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.

Ngày 26/8/2021, Bộ Xây dựng ban hành văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BXD về việc hợp nhất Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Luật Nhà ở và Nghị định số 99 ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.

Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số nội dung về phát triển nhà ở, quản lý, sử dụng nhà ở, giao dịch về nhà ở, sở hữu nhà ở, quản lý nhà nước về nhà ở quy định tại Luật Nhà ở 2014 và Nghị định số 99/2015 của Chính phủ.


Bộ Xây dựng cho biết, trong quý III/2021, Bộ đã đã ban hành nhiều văn bản, chính sách mới tác động đến lĩnh vực xây dựng, bất động sản.

Ngày 31/8/2021, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 11/2021/TT-BXD hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Theo đó, Thông tư này hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm: sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu, giá xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng, suất vốn đầu tư xây dựng, quy đổi vốn đầu tư xây dựng, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.

Ngày 7/9/2021, Bộ Xây dựng ban hành văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BXD về việc hợp nhất Thông tư ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư. Theo đó, Quy chế này áp dụng đối với nhà chung cư có mục đích để ở và nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp dùng để ở và sử dụng vào các mục đích khác [bao gồm căn hộ dùng để ở, cơ sở lưu trú du lịch, công trình dịch vụ, thương mại, văn phòng và các công trình khác] theo quy định tại Luật Nhà ở 2014, bao gồm: Nhà chung cư thương mại; Nhà chung cư xã hội; Nhà chung cư phục vụ tái định cư; Nhà chung cư cũ thuộc sở hữu nhà nước đã được cải tạo, xây dựng lại; Nhà chung cư sử dụng làm nhà ở công vụ.

Ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó cục trưởng Cục Quản lý Nhà & Thị trường bất động sản [Bộ Xây dựng] cho biết, hiện Bộ cũng đang lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định đưa vào Chương trình xây dựng luật của Quốc hội năm 2022 để trình Quốc hội thông qua trong năm 2023.

Trong đó, sẽ đề xuất cần bổ sung các quy định về các hoạt động đầu tư xây dựng nhà ở, về việc ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung cấp nhà ở cho người dân, nhất là nhà ở xã hội để góp phần giảm áp lực về nguồn cung nhà ở, hạn chế tình trạng thiếu cung, tăng giá nhà ở không hợp lý.

Đặc biệt là quy định cụ thể các điều kiện tham gia đầu tư dự án bất động sản, các điều kiện kinh doanh giao dịch bất động sản, việc quản lý hoạt động của các nhà môi giới, các sàn giao dịch bất động sản, nhất là việc yêu cầu các chủ đầu tư, các cấp chính quyền và cơ quan liên quan cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin liên quan đến quy hoạch, dự án bất động sản cũng như việc xử lý các hành vi vi phạm để hạn chế, khắc phục tình trạng thổi giá, tăng giá, gây sốt giá bất động sản như thời gian vừa qua…

“Nếu được cơ quan có thẩm quyền xem xét, thông qua Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản [sửa đổi] trong thời gian tới thì tôi tin rằng, chúng ta sẽ khắc phục được các hạn chế đang xảy ra như hiện nay, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh bất động sản nói chung, hoạt động kinh doanh nhà ở nói riêng một cách công khai, minh bạch hơn và sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh”, ông Khởi thông tin.

Tổng hội Xây dựng Việt Nam [Theo Tiền phong]

Cơ chế hỗ trợ, ưu đãi chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở năm 2014 như thế nào? Trong bài viết này, Luật LawKey sẽ chia sẻ, giải đáp giúp bạn.

Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội

Đối với nhà ở xã hội được Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao trên diện tích đất được xác định để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định để cho thuê, cho thuê mua thì Bộ Xây dựng nếu là nguồn vốn đầu tư của trung ương hoặc cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nếu là nguồn vốn đầu tư của địa phương báo cáo người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định lựa chọn chủ đầu tư.

Đối với nhà ở xã hội được đầu tư không phải bằng nguồn vốn hoặc hình thức nêu trên thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện lựa chọn chủ đầu tư theo quy định như sau:

– Trường hợp Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất để xây dựng nhà ở xã hội thì thực hiện lựa chọn chủ đầu tư thông qua hình thức đấu thầu nếu có từ hai nhà đầu tư trở lên đăng ký làm chủ đầu tư hoặc chỉ định chủ đầu tư nếu chỉ có một nhà đầu tư đăng ký làm chủ đầu tư;

– Trường hợp phải dành quỹ đất trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại để xây dựng nhà ở xã hội thì giao chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại có trách nhiệm trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, trừ trường hợp Nhà nước sử dụng diện tích đất này để giao cho tổ chức khác thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở xã hội;

– Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã có quyền sử dụng đất hợp pháp, phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở, có đủ điều kiện làm chủ đầu tư và có nhu cầu xây dựng nhà ở xã hội thì doanh nghiệp, hợp tác xã đó được giao làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội;

– Trường hợp xây dựng nhà ở xã hội để bố trí cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp ở thì doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp hoặc doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp hoặc doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản được Nhà nước giao làm chủ đầu tư dự án.

– Đối với hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên diện tích đất ở hợp pháp của mình thì hộ gia đình, cá nhân đó thực hiện việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

Ưu đãi chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội

Doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội không được Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao trên diện tích đất được xác định để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định để cho thuê, cho thuê mua để cho thuê, cho thuê mua, bán thì được hưởng các ưu đãi sau đây:

– Được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội;

– Được miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế; trường hợp xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê thì được giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều hơn so với trường hợp xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua, bán;

– Được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam; trường hợp xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê thì được vay vốn với lãi suất thấp hơn và thời gian vay dài hơn so với trường hợp xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua, bán;

– Được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội; trường hợp xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê thì được hỗ trợ toàn bộ kinh phí này;

– Các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.

Hộ gia đình, cá nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua hoặc để bán được hưởng các ưu đãi trên khi đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

– Xây dựng nhà ở theo quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và bảo đảm kết nối hạ tầng của khu vực có nhà ở;

– Nhà ở phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội;

– Có giá bán, giá thuê, giá thuê mua nhà ở theo khung giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở ban hành.

Trên đây là nội dung bài viết Cơ chế hỗ trợ, ưu đãi chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất 1900252511.

Xem thêm: 

Tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội đối với từng loại nhà theo quy định

Hình thức và nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Những vấn đề liên quan đến việc vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội như đối tượng được vay vốn, điều kiện được vay vốn… được quy định như sau:

Đối tượng được vay vốn

Khoản 1 Điều 15 Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định các đối tượng sau được vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội:

– Doanh nghiệp, hợp tác xã là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội không phải bằng vốn ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao trên diện tích đất được xác định để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định để cho thuê, cho thuê mua;

– Doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất công nghiệp, dịch vụ tự đầu tư xây dựng nhà ở để bố trí cho người lao động của chính doanh nghiệp, hợp tác xã đó mà không thu tiền thuê nhà hoặc có thu tiền thuê nhà với giá thuê không vượt quá khung giá cho thuê nhà ở xã hội do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;

– Hộ gia đình, cá nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua, bán.

Điều kiện vay vốn

Đối với [1] Doanh nghiệp, hợp tác xã là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội không phải bằng vốn ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao trên diện tích đất được xác định để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định để cho thuê, cho thuê mua và [2] Doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất công nghiệp, dịch vụ tự đầu tư xây dựng nhà ở để bố trí cho người lao động của chính doanh nghiệp, hợp tác xã đó mà không thu tiền thuê nhà hoặc có thu tiền thuê nhà với giá thuê không vượt quá khung giá cho thuê nhà ở xã hội do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành. Điều kiện vay vốn như sau:

– Được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; có danh mục dự án xây dựng nhà ở xã hội thuộc chương trình, kế hoạch đầu tư nhà ở xã hội của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

– Có dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về nhà ở;

– Đã có quyết định giao đất hoặc đã có quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và đã hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng;

– Đã được cấp Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

– Có mức vốn tối thiểu tham gia vào dự án, phương án vay theo quy định của tổ chức tín dụng cho vay;

– Thực hiện bảo đảm tiền vay, thế chấp vay vốn theo quy định của pháp luật.

Đối với hộ gia đình, cá nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua, bán thì điều kiện được vay vốn như sau:

– Phải có phương án đầu tư được cấp có thẩm quyền chấp thuận;

– Đã có quyết định giao đất hoặc đã có quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và đã hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng;

– Đã được cấp Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

– Có mức vốn tối thiểu tham gia vào dự án, phương án vay theo quy định của tổ chức tín dụng cho vay;

– Thực hiện bảo đảm tiền vay, thế chấp vay vốn theo quy định của pháp luật.

Mức vốn cho vay và thời hạn vay

Mức cho vay:

– Đối với xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê: Mức cho vay tối đa bằng 80% tổng mức đầu tư dự án hoặc phương án vay và không vượt quá 80% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay;

– Đối với xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua, bán: Mức cho vay tối đa bằng 70% tổng mức đầu tư của dự án, phương án vay và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.

Thời hạn vay:

– Đối với việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê thì thời hạn cho vay tối thiểu là 15 năm và tối đa không quá 20 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên;

– Đối với việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua thì thời hạn cho vay tối thiểu là 10 năm và tối đa không quá 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên;

– Đối với dự án đầu tư nhà ở xã hội để bán thì thời hạn cho vay tối thiểu là 05 năm và tối đa không quá 10 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên;

– Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay với thời hạn thấp hơn thời hạn cho vay tối thiểu thì được thỏa thuận với ngân hàng về thời hạn cho vay thấp hơn.

Lãi suất vay

– Lãi suất cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Hội đồng quản trị cho từng thời kỳ;

– Lãi suất cho vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định và công bố trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc không vượt quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong cùng thời kỳ.

Trên đây là nội dung bài viết Quy định về vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.

Xem thêm: 

Cơ chế hỗ trợ, ưu đãi chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội

Hình thức và nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Video liên quan

Chủ Đề