Tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người là

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Nêu tác hại của Giun Đũa đối với sức khỏe con người?

Nhờ đặc điểm  nào mà Giun Đũa chui được vào ống mật người và hậu quả sẽ như thế nào???

Các bạn giúp mình với,càng ngắn gọn càngtốt!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!Nha!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Các câu hỏi tương tự

Bệnh giun đũa không hề xa lạ đối với chúng ta, nhưng tác hại thực sự của loài động vật ký sinh này đối với sức khỏe như thế nào thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, chúng tôi mời bạn tìm hiểu chi tiết về những tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người, cũng như cách phòng chống hiệu quả.

Nhiễm giun đũa do nguyên nhân nào?

Giun đũa có tên khoa học là Ascaris lumbricoides, nó thuộc ngành giun tròn, là một loài ký sinh trùng trên trong cơ thể người và động vật. So với các loài ký sinh trùng khác, giun đũa có kích thước khá lớn, con trưởng thành có thể dài tới 20-25cm. Bề ngoài giun đũa có màu trắng hoặc hồng, thân tròn, đuôi và đầu thon nhọn. Ở người, giun đũa ký sinh tại vị trí là ruột non.

Nhiệt độ môi trường bình thường là lý tưởng để trứng và ấu trùng giun đũa phát triển. Chỉ nhiệt độ trên 60 độ mới có thể tiêu diệt được trứng giun đũa.

Nguyên nhân gây bện giun đũa chủ yếu do không thường xuyên vệ sinh chân tay sạch sẽ, có thói quen đi chân đất, tiếp xúc với môi trường bên ngoài mà không có dụng cụ, đồ bảo hộ.

Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở trẻ em cao hơn người lớn, ở nông thôn cao hơn thành thị. Chủ yếu do thói quen sinh hoạt, ăn uống không đảm bảo vệ sinh.

Vòng tuần hoàn của giun đũa gây bệnh ở người

Tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người

Giun đũa khi ký sinh bên trong cơ thể người có thể gây nên nhiều tác hại, dưới đây là những tác hại điển hình:

Giun đũa “cướp” đi chất dinh dưỡng của cơ thể

Giun đũa là một trong những tác nhân tước đoạt đi chất dinh dưỡng bên trong cơ thể, là nguyên nhân gây suy giảm protein nuôi dưỡng cơ thể chúng ta. Một nghiên cứu thực nghiệm ở trẻ cho thấy, những trẻ bị nhiễm từ 13-40 giun đũa sẽ bị mất đi khoảng 4g protein mỗi ngày, ứng với bữa ăn có từ 35 đến 40g protein.

Ngoài ra, giun đũa cũng được cho là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở dạng khô. Ngoài protein, giun đũa cũng có thể làm giảm đi lượng Vitamin A, C, gây tình trạng quáng gà ở trẻ em. Khi được tẩy giun bệnh tình ở trẻ sẽ được cải thiện rất nhanh chóng.

Hình ảnh nội soi giun đũa ký sinh trong ruột người

Xem thêm: 13 nguyên nhân của bệnh viêm đại tràng và cách chữa trị hiệu quả

Giun đũa gây bội nhiễm vi trùng

Một trong những tác hại của giun đũa phổ biến khác đó là gây bội nhiễm vi trùng. Cụ thể, giun đũa di chuyển có thể kéo theo vi sinh từ ruột ra các nơi khác. Một giả thuyết cũng cho rằng có sự liên quan giữa nhiễm bệnh giun đũa với bệnh bại liệt.

Giun đũa gây miễn dịch bệnh lý

Tác hại của giun đũa đối với sức khỏe còn được ghi nhận ở việc loài giun ký sinh này gây nên tình trạng miễn dịch bệnh lý. Dễ hiểu hơn, khi người bị nhiễm giun đũa sẽ có sự nhạy cảm với kháng nguyên của giun đũa và khi phòng thí nghiệm nơi mổ giun cũng đủ làm viêm kết mạc, nổi mề đay và lên cơn hen.

Chỉ với liều cực nhỏ kháng nguyên của giun đũa cũng có thể khiến những bệnh nhân trên bị nhạy cảm ở da, gây phản ứng phản vệ tức thời, với các biểu hiện như nổi ngứa, xuất hiện các vết thương màu hồng.

Ngoài ra, hiện tượng ngứa hậu môn giữ dội, nôn ói ra giun và phù nên thanh môn cũng là những triệu chứng cho thấy sự hiện diện của giun đũa trong cơ thể người bệnh.

Ấu trùng giun đũa gây viêm phổi

Những tác hại của giun đũa đáng chú ý tiếp theo bao gồm: Gây tình trạng viêm phổi, rối loạn thần kinh, phù mí mắt, mất ngủ, nghiến răng, gây u hạt ở mắt, võng mạc hay não. Thường gặp nhất trong số này là viêm phổi.

Viêm phổi xảy ra trong quá trình ấu trùng giun đũa di chuyển, thường vào ngày thứ 4 và 16 sau khi được nuốt vào. Triệu chứng khi bị viêm phổi do ấu trùng giun đũa là sốt, ho có đàm, thâm nhiễm ở phổi. Bạch cầu toan tính tăng cao và có thể tìm thấy ấu trùng trong đàm hoặc ở trong dịch tá tràng.

Viêm phổi do giun đũa gây nên thường chỉ kéo dài trong khoảng 3 tuần.

Ngoài ra, khi ấu trùng giun đũa di chuyển qua nhiều cơ quan khác như não, mắt sẽ gây nên những bệnh lý như đã kể trên.

Giun đũa ký sinh trong não người

Xem thêm: Cảnh báo gia tăng đột quỵ ở người trẻ: Nguyên nhân, cách phòng chống

Giun đũa trưởng thành gây bệnh ở ruột

Bệnh do giun đũa trưởng thành gây ra tại đường tiêu hóa thường là gây viêm ruột già, rối loạn tiêu hóa, nôn ói. Khi bị nhiễm với lượng giun nhiều có thể gây nên tình trạng tắc ruột.

Một số trường hợp nguy hiểm khác, giun đũa có thể di chuyển lạc chỗ gây gây xoắn ruột và hoại tử ruột, thủng ruột và viêm phúc mạc, viêm tụy cấp, viêm ống mật có mủ, áp-xe gan, viêm túi mật cấp và vàng da do tắc mật.

Triệu chứng khi bị nhiễm giun đũa

Thông thường bị nhiễm giun đũa sẽ không có triệu chứng lâm sàng, hoặc biểu hiện không đặc trưng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Nhưng cũng có những trường hợp một con giun duy nhất cũng có thể gây áp xe gan hay làm tắc ống dẫn mật. Thông thường tùy vào lượng giun đũa bị nhiễm trong cơ thể mà các triệu chứng cấp tính sẽ tương ứng, số lượng giun càng lớn thì triệu chứng cấp tình càng rõ ràng và nặng nền hơn.

Triệu chứng bệnh giun đũa ở trẻ thường gặp là bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, còi xương suy dinh dưỡng, chậm tăng cân. Trường hợp số lượng giun nhiều có thể gây tắc ruột, khiến bé đau bụng quặn từng cơn, chướng bụng, táo bón. Một số trường hợp giun di chuyển lạc qua ống mật gây tắc mật, viêm đường mật, sỏi đường mật, xuống ruột thừa gây viêm ruột thừa.

Trường hợp phổi bị nhiễm giun đũa người bệnh thường có các biểu hiện như khò khè, khó thở, đau ngực giữ dội, ho khan, sốt cao.

Một số trường hợp hiếm gặp khác là giun sống chui ra từ phân, thậm chí chui ra từ miệng, mũi khi trẻ ngủ, ho, sặc.

Giữ vệ sinh sạch sẽ hàng ngày là phương pháp tốt nhất để phòng nhiễm giun đũa

Xem thêm: Nhận biết các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày

Cách phòng chống nhiễm giun đũa hiệu quả

Nhiễm giun đũa chủ yếu do thói quen, lối sống, sinh hoạt không hợp vệ sinh. Do đó, phương pháp phòng ngừa nhiễm giun đũa hiệu quả nhất chính là thực hành vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Cụ thể:

  • Luôn đảm bảo ăn chín, uống sôi.
  • Rửa tay chân bằng xà phòng sạch sẽ trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Thường xuyên lau dọn nhà cửa, vật dụng, đồ dùng cá nhân sạch sẽ, khô ráo. Với nhà vệ sinh cần luôn thông thoáng, được xử lý bằng hóa chất diệt trùng thường xuyên.
  • Rau sống cần rửa qua thật nhiều nước trước khi ăn, và nên hạn chế ăn rau sống.
  • Bỏ thói quen đi chân trần, đặc biệt khi làm vườn, ra đồng làm việc cần có đồ bảo vệ đầy đủ.
  • Không dùng phân tươi để bón rau, cây.
  • Giữ thói quen uống thuốc tẩy giun theo đúng định kỳ 6 tháng 1 lần cho cả gia đình.

Trên đây là những tác hại của giun đũa đối với sức khỏe, cho thấy việc nhiễm phải loài giun này là không thể xem thường. Hãy luôn giữ thói quen ăn uống, vệ sinh sạch sẽ và uống thuốc tẩy giun theo định kỳ để tránh nhiễm giun đũa, góp phần bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình của bạn nhé.

* Tác hại của giun đũa đối với sức khỏe của con người :

-Giun đũa khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ lấy chất dinh dưỡng của người, gây tắc ruột ,tắc ống mật và tiết độc tố gây hại cho người .

- Nếu có người bị mắc bệnh thì có thể coi đó là " ổ truyền bệnh cho cộng đồng ".

-Vì từ người mắc bệnh sẽ có nhiều trứng giun thải ra ngoài môi trường và có nhiều cơ hội [ qua ăn rau sống, không rửa tay trước khi ăn ,..] xâm nhập vào cơ thể người.

* Biện pháp phòng bệnh giun sán kí sinh:

- Tẩy giun định kì 2-3 lần / năm.

- Diệt vật chủ trung gian gây bệnh [ ốc]

- Đối với người :

+Không nên ăn rau sống .

+ Ăn chín, uống sôi

- Đối với gia súc :

+ Không thả lan ở nơi có nhiều ốc sinh sống .

+ Chăm sóc gia súc kĩ lưỡng để năng cao sức khoẻ và sức đề kháng tránh ấu trùng giun sán kí sinh gây bệnh...

Video liên quan

Chủ Đề