Tại sao ăn tinh bột lại buồn ngủ

[QNO] - Low carb là chế độ ăn giảm cân bằng cách hạn chế carbohydrate, chủ yếu là tinh bột và đường, trong chế độ ăn hằng ngày. Khi ăn kiêng tinh bột và đường, cơ thể sẽ xuất hiện các biểu hiện sau.

Ăn kiêng tinh bột và đường có thể giúp giảm cân nhưng sẽ gây cảm giác buồn ngủ, lờ đờ Ảnh: Shutterstock

Buồn ngủ

Carbohydrate là nguồn năng lượng số một của con người. So với protein và chất béo, carbohydrate được chuyển đổi thành đường glucose nhanh hơn.

Cơ thể người cần glucose để hoạt động. Do đó, ăn kiêng tinh bột sẽ khiến chúng ta cảm thấy buồn ngủ, theo Reader’s Digest.

Giảm cân

Áp dụng chế độ ăn low-carb, kiêng tinh bột, đường có thể giúp giảm cân.

Tuy nhiên, nếu người áp dụng chế độ ăn low-carb quay trở lại ăn nhiều tình bột và đường thì họ có thể tăng cân, thậm chí vượt mức cũ, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết.

Bộ não cảm thấy lờ đờ

Bộ não cần năng lượng để hoạt động. Số năng lượng này tương đương 120 g tinh bột mỗi ngày. Chế độ ăn kiêng bột đường sẽ cắt nguồn cung cấp năng lượng cho cả cơ thể và bộ não. Tình trạng trên có thể gây chóng mặt, nhức đầu, choáng váng và làm giảm khả năng suy nghĩ. Sau thời gian, bộ não sẽ quen và tự điều chỉnh, theo Reader’s Digest.

Dễ bị táo bón

“Mọi người có xu hướng không nhận ra rằng một số loại thực phẩm carbohydrate là nguồn bổ sung chất xơ tốt, trong khi chất xơ lại giúp thực phẩm dễ đi qua hệ tiêu hóa”, tiến sĩ Gina Sam, chuyên gia tiêu hóa người Mỹ, nói với Reader’s Digest.

Do đó, không ăn đủ chất xơ có thể khiến hệ tiêu hóa bị trục trặc, nhất là với chế độ ăn kiêng bột đường và tăng cường protein có nguồn gốc động vật. Táo bón khi đó sẽ dễ xuất hiện, ông nói thêm.

Ảnh hưởng đến quá trình tập luyện

Người ăn kiêng tinh bột và đường hoàn toàn có thể tập luyện thể thao bình thường nhưng họ sẽ không thể tập luyện với hiệu suất tốt nhất.

 Nguyên nhân là do tinh bột và đường cung cấp nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể, tiến sĩ Sam tiết lộ.

Do đó, nếu một người đặt mục tiêu tập luyện và tăng cường sức mạnh cơ bắp hoặc nâng cao sức bền thì không nên áp dụng chế độ ăn low carb mà kiêng tinh bột, đường, ông nói thêm.

Theo thanhnien.vn

Trong cuộc sống, dường như ai cũng đã từng cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ sau khi ăn, đặc biệt là khi thưởng thức một bữa trưa hoặc bữa tối với số lượng lớn. Nhưng tại sao bạn cảm thấy mệt mỏi sau khi ăn và có thể né tránh tình trạng này được không?

Nguyên nhân gây mệt mỏi và buồn ngủ sau khi ăn

Bạn vừa mới thưởng thức một bữa trưa tuyệt vời nhưng rồi… bỗng bối rối vì thấy cả người vô lực và đôi mắt trở nên nặng trĩu. Tình trạng này xảy ra với nhiều người trong chúng ta, mặc dù ít người thực sự biết tại sao họ cảm thấy mệt mỏi sau khi ăn. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng “đình công” sau bữa ăn:

Phản ứng hạ đường huyết: Sau bữa ăn đầy đủ chất carbohydrate hay tinh bột, bạn có thể bị phản ứng hạ đường huyết khiến bạn cảm thấy mệt mỏi sau khi ăn, cũng có thể dẫn đến nhức đầu, khó chịu trong cơ thể. Điều này xảy ra vì lượng carbohydrate ăn vào dư thừa làm cho quá trình sản xuất insulin tăng đột ngột để điều chỉnh lượng đường huyết.

Sau khi ăn, tránh nằm ngay mà nên đi lại nhẹ nhàng.

Thực phẩm chứa nhiều tryptophan: Tryptophan làm tăng sản xuất serotonin, chất dẫn truyền thần kinh chịu trách nhiệm về tâm trạng, giấc ngủ và điều chỉnh nhu động ruột. Tiêu thụ thực phẩm có nhiều chất tryptophan làm tăng lượng insulin khiến bạn cảm thấy buồn ngủ sau bữa ăn.

Cơn thủy triều kiềm hóa: Cơn thủy triều kiềm hóa [alkaline] xảy ra trong 02 giờ đầu tiên của quá trình tiêu hóa và làm tăng mức pH trong máu. Quá trình tiêu hóa tạo ra một chất kiềm được phóng thích vào trong huyết tương của dạ dày và làm cho máu từ dạ dày kiềm hơn máu cung cấp cho hệ thống tiêu hóa.

Phân bổ máu và oxy không đủ: Về mặt lý thuyết, máu và oxy cần được phân bổ đủ cho hệ thống tiêu hóa sau khi ăn theo cách tương tự như các cơ khi hoạt động. Do tình trạng không được cung ứng đầy đủ và có thể giải thích gây ra sự mệt mỏi sau khi ăn.

Do một số bệnh lý nhất định: Bệnh đái tháo đường và chứng nhược giáp cũng có thể gây ra sự mệt mỏi sau khi ăn vì bệnh đái tháo đường có thể làm giảm sự hấp thu glucose trong khi chứng nhược giáp làm cho tuyến giáp không thể sản sinh đủ hormon tuyến giáp.

Chất lượng thực phẩm: Ăn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng nghèo sẽ khiến bạn mệt mỏi sau khi ăn. Ngược lại, thực phẩm giàu vitamin có thể giúp tăng cường năng lượng sau bữa ăn.

Phần ăn: Ăn nhiều phần thực phẩm không lành mạnh có thể khiến bạn buồn ngủ. Các thầy thuốc gợi ý giảm bớt phần ăn của bữa ăn và ăn nhiều bữa hơn để cơ thể bạn có thể tiêu hóa một lượng nhỏ hơn trong một thời gian làm cho bạn cảm thấy không mệt mỏi sau bữa ăn.

Dị ứng: Việc tiêu thụ thực phẩm làm bạn bị dị ứng cũng có thể dẫn đến sự mệt mỏi vì cơ thể của bạn sẽ phải làm nhiệm vụ loại bỏ chất gây dị ứng, cần sử dụng năng lượng cho hệ thống miễn dịch để bảo vệ cơ thể.

Ăn nhiều chất bột, đường khiến bạn mệt mỏi và buồn ngủ.

Làm thế nào để tránh quá buồn ngủ sau khi ăn?

Để tránh mệt mỏi, buồn ngủ sau ăn, dưới đây là một số cách và thủ thuật để ngăn ngừa điều này:

Tránh những thức ăn nhiều đường và có lượng carbohydrate cao: Thực phẩm giàu đường và carbohydrate có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ trong quá trình tiêu hóa. Tránh dùng chúng vào giờ ăn trưa sẽ giúp bạn không mệt mỏi vào buổi chiều. Hoạt động sau khi ăn: Cải thiện sự tiêu hóa và chống lại tác dụng bất lợi của tryptophan bằng cách tập thể dục nhẹ sau khi ăn, chẳng hạn như đi bộ hoặc làm các việc nhẹ trong nhà.

Hãy uống cà phê: Một tách cà phê hoặc trà sẽ làm đỡ buồn ngủ sau ăn. Caffein có trong những thức uống hoạt động như một chất kích thích và có thể giữ cho bạn cảm thấy tỉnh táo.

Ngủ trưa: Một giấc ngủ ngắn sau khi ăn một bữa ăn nặng ban trưa có thể giúp bạn tiêu hóa thức ăn và tránh sự buồn ngủ vào giờ làm việc sau đó.

Sử dụng nhật ký ghi chép và theo dõi thức ăn: Theo dõi thức ăn và thói quen làm bạn cảm thấy buồn ngủ trong nhật ký thực phẩm bạn dùng và phân tích chúng sau 1 tuần để xác định xu hướng và các yếu tố cần tránh.

Ăn một bữa sáng lành mạnh: Ăn một bữa ăn sáng lành mạnh và đầy đủ chất, tránh ăn quá nhiều vào buổi trưa và ăn nhanh những thức ăn không lành mạnh khiến bạn mệt mỏi sau khi ăn.

Tránh ăn các loại thức ăn nhanh: Những thức ăn nhanh có nhiều đường, muối và carbohydrate làm cho bạn buồn ngủ.

Dùng bữa ăn nhẹ: Ăn một bữa ăn nhẹ lành mạnh vào buổi chiều có thể giúp bạn tăng cường năng lượng và tránh được mệt mỏi.

Tránh uống rượu, bia: Rượu bia có thể gây buồn ngủ nhanh. Uống nước trái cây kèm với bữa ăn để tránh tình trạng mệt mỏi sau bữa ăn.

Uống đủ nước: Uống từ 8 - 10 ly nước mỗi ngày giúp bạn luôn đủ nước và có thể làm giảm cảm giác mệt mỏi sau khi ăn.

Triệu chứng mệt mỏi sau khi ăn có thể là do nhiều vấn đề gây nên như tình trạng sức khỏe, ăn nhiều, cách thức lựa chọn bữa ăn, thực phẩm ăn và thậm chí do rối loạn quá trình tiêu hóa. Mặc dù mệt mỏi và buồn ngủ sau ăn là khá phổ biến, nhưng mệt mỏi sau khi ăn không phải là không tránh được. Hãy thử một số lời khuyên được liệt kê nêu trên để chống lại mệt mỏi và buồn ngủ sau bữa ăn và tận dụng tối đa một sức khỏe tốt để hoạt động hiệu quả công việc của thời gian còn lại trong ngày.


Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Video liên quan

Chủ Đề