Tại sao cây dưa leo bị vàng lá

Câu hỏi: Hiên tại tôi đang canh tác giống dưa leo của Thái Lan với số lượng lớn, không biết nguyên nhân vì đâu khi dây leo vừa mới kín giàn, sau nhiều trận mưa liên tiếp làm đất bị ẩm ướt thì thấy xuất hiện một số cây dưa bị héo vào giữa trưa, nhưng cây lại xanh tưới trở lại vào buổi sáng và buổi tối. Rồi chỉ sau vài ngày cây dưa không tươi trở lại. Cây dưa bị héo rũ xuống rồi chuyển dần sang màu vàng úa. Đi hỏi thì mọi người bảo giống dưa Thái Lan này rất hay bị như vậy. Xin cho hỏi đó là chứng bệnh gì? có phải do nấm fusarium gây ra hay không? Có cách nào để phòng và điều trị chúng?

Anh Bùi Hữu Đương

Và một số nhà vườn trồng dưa ở Biên Hòa [Đồng Nai]

*Trả lời: Qua mô tả của các bạn chúng tôi đoán rằng có lẽ vườn dưa leo của các bạn đã bị nhiễm bệnh héo vàng do nấm do nấm Fusarium tấn công ngòai ra tùy theo từng vùng khác nhau còn có thể có nấm Pythium hoặc một vài lọai nấm khác tham gia gây ra. Những lòai nấm này thường tồn tại và phát triển trên mặt đất trồng dưa.

Bệnh có thể gây hại cho cây dưa trong bất kỳ thời kỳ thời kỳ sinh trưởng nào của cây, nhưng thường gây tác hại lớn từ khi dây dưa đã leo kín mặt giàn, nhất là lại gặp điều kiện thời tiết thuận lợi như nóng ẩm và mưa nhiều, làm cho mặt đất bít bùng, ẩm thấp, độ ẩm trong giàn dưa tăng cao, vì những lọai nấm này rất ưa điều kiện nóng ẩm.

Thời gian đầu của bệnh, vết bệnh chỉ là những vết thâm nhỏ xuất hiện trên thân cây dưa [đọan gần sát với mặt đất] sau một thời gian ngắn, vết bệnh lan rộng dần ra xung quanh và phát triển theo chiều dọc của thân cây, làm cho cây dưa bị héo nhẹ vào những lúc trời nắng nóng. Đến chiều mát, sáng sớm và ban đêm cây dưa lại tươi dần trở lại như thường, sáng ra cây dưa lại “tươi tỉnh” như bình thường, rồi đến trưa cây dưa lại bị héo. Bệnh phát triển với tốc độ rất nhanh, chỉ sau vài ngày từ khi bệnh xuất hiện là cây dưa đã đã bệnh rất nặng, làm cho lá cây bị vàng úa dần, héo rũ xuống và không thể “tươi tỉnh” trở lại khi trời mát được nữa nữa.

Thực tế cho thấy, tất cả cá giống dưa leo được trồng phổ hiện nay đều có thể bị nhiễm bệnh này, hiện nay chưa có giống nào kháng được. Nếu nói chỉ có giống dưa của Thái Lan thường bị nhiễm bệnh này là không đúng.

Để hạn chế tác hại của bệnh, mọi người có thể áp dụng, kết hợp đồng thời một số biện pháp sau:

- Trước tiên là phải tạo cho mặt đất được khô ráo và không vị đọng nước bằng cách lên liếp cao, thiết kế liếp có hình mai rùa để nước không bị đọng lại trên liếp lâu dài mỗi khi có mưa nhiều hoặc sau khi tưới đẫm nước, tạo cho mặt liếp được khô ráo.

- Nên trồng dưa với mật độ thưa hơn bình thường để đất vườn dưa không bị bí và ẩm thấp.

- Tỉa bỏ lá già dưới gốc để tạo cho đất vườn dưa thông thoáng, khô ráo.

- Bón phân kết hợp cân đối giữa đạm, lân và kali. Nên tăng cường phân hữu cơ hoai mục và phân kali.

- Sau mỗi đợt mưa kéo dài, nên xới nhẹ phá váng.

- Nấm xâm nhập được vào bên trong cây dưa thường thông qua các vết thương cơ giới do tuyến trùng hoặc những loại côn trùng sống trong đất gây ra. Vì thế có thể dùng thuốc Basudin, Regent, Furadan dạng hột hoặc thuốc trừ nấm gốc đồng rải xuống gốc dưa lúc đặt bầu.

- Có thể dùng một trong các loại thuốc như: Thuốc trừ nấm fusarium gốc đồng cup 2.9SL, Ridomil gold 68WP; Carban 50SC; Bavisan 50WP; Derosal 50SC hoặc 60WP; Benzeb 70WP; Copper-B… để phun xịt xuống gốc cây và cả trên mặt liếp. Nhớ xịt kỹ những cây kế cận với những cây bị bệnh để phòng ngừa. Để hiểu rõ hơn về cách sử dụng, các bạn xem tại thuốc trừ nấm fusarium và phytophthora gốc đồng. Lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dùng để nắm được chính xác liều lượng pha để đạt hiệu quả cao nhất.

Skip to content

Sau cơn mưa, bà con trồng dưa leo thường thấy các hiện tượng như: lá bị héo rũ vào giữa trưa, nhưng vào buổi trưa và tối thì cây lại xanh trở lại. Bà con thường nghĩ rằng do thời tiết nóng nên làm lá héo đi, nhưng sau một thời gian lá lại chuyển sang vàng úa và chết đi.

Đây là hiện tượng của bệnh vàng lá héo rũ ở cây dưa leo, dấu hiệu rất khó phát hiện và khi phát hiện thì lá của cây dưa leo đã chuyển sang vàng và chết đi. Để phòng ngừa và điều trị bệnh vàng lá đòi hỏi bà con cần phải có sự khéo léo trong kỹ thuật nuôi trồng cũng như sự hiểu biết cụ thể về loại bệnh này.

Dấu hiệu nhận biết bệnh héo rũ vàng lá ở cây dưa leo

Cây dưa leo bị héo rũ vàng lá

Để phát hiện cây dưa leo bị bệnh héo rũ vàng lá, bà con nên quan sát các dấu hiệu sau:

  • Trên thân cây dưa leo, ở gần sát mặt đất xuất hiện những vết thâm nhỏ sau đó vết thâm lan rộng ra khắp thân cây, dấu hiệu này rất khó nhận biết, đòi hỏi bà con cần phải có sự chăm sóc tỷ mỷ và kỹ thuật tốt.
  • Khi trời nắng nóng, nhất là vào buổi trưa, cây thường bị héo lá vào buổi sáng và chiều thì cây lại tươi trở lại.

Nếu không phát hiện bệnh, làm bệnh héo rũ ngày càng trở nặng thì lá cây dưa leo sẽ bị vàng đi, héo rũ xuống và chết.

Tác hại của bệnh héo rũ vàng lá

  • Bệnh héo rũ vàng lá hại dưa leo do nấm Fusarium gây ra, loại nấm này phát triển và lây lan rất mạnh ở nhiều vùng đất, nhất là vùng đất trồng dưa.
  • Bệnh héo rũ vàng lá ở cây dưa leo xâm hại và phát triển rất nhanh, chỉ sau vài ngày gây hại bệnh đã xâm hại đến cả ruộng dưa leo và gây chết hàng loạt ở cây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và thu hoạch của bà con nông dân.
  • Bệnh héo rũ vàng lá ở cây dưa leo xảy ra ở hầu hết các ruộng dưa gây nên thất thoát lớn cho bà con nông dân.

Biện pháp phòng ngừa bệnh héo rũ vàng lá ở cây dưa leo

Để phòng ngừa bệnh héo rũ vàng lá ở cây dưa leo, bà con nên:

  • Thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị
  • Trồng cây với mật độ thích hợp, tạo sự thông thoáng cho ruộng dưa leo bằng cách cắt tỉa những lá bị già vàng úa.
  • Do nấm gây ra bệnh héo rũ vàng lá phát sinh vào mùa mưa, điều kiện thời tiết nóng ẩm nên bà con cần phải tạo rãnh thoát nước hợp lý, tránh tụ nước gây nên tình trạng ngập úng vườn cây.

Cách điều trị bệnh héo rũ vàng lá trên cây dưa leo

Khi bà con phát hiện ruộng dưa leo có những dấu hiệu của bệnh héo rũ vàng lá, bà con nên thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Nhổ bỏ và tiêu hủy những cây có dấu hiệu bệnh để tránh sự lây lan
  • Tạo sự khô thoáng dưới gốc cây bằng cách tỉa tá, làm cỏ dước gốc cây

Ruộng dưa leo sau khi sử dụng chế phẩm EMINA-P

  • Sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P cho cây dưa leo để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, ngăn ngừa các loại nấm gây hại trên cây, giúp tăng năng suất cây trồng và chất lượng của cây dưa leo, giúp bà con có được một vụ mùa bội thu.

Dưa leo khi trồng đôi khi vẫn gặp tình trạng sâu bệnh tấn công khiến cây còi cọc, chậm lớn, không ra quả hay dưa chuột không đậu quả. Trong bài viết này, NNO sẽ giúp các bạn tìm hiểu về một trường hợp khá phổ biến khi trồng dưa leo đó là dưa leo bị vàng lá và hướng khắc phục khi gặp tình trạng này.

Dưa leo bị vàng lá

Nguyên nhân dưa chuột bị vàng lá

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dưa chuột bị vàng lá. Tùy vào tình trạng cụ thể mà các bạn có thể xác định được nguyên nhân cụ thể. Các nguyên nhân chính khiến dưa leo bị vàng lá có thể kể ra như sau:

1. Dưa chuột bị vàng lá do thời tiết

Dưa chuột có nhiều giống khác nhau, có giống chịu lạnh ưa thời tiết ôn đới, có giống chịu được nóng, còn các giống thông thường thì ưa thời tiết ấm áp. Chính vì lý do này nên nếu bạn trồng dưa chuột vào thời điểm nắng nóng cao điểm trong năm thì cây rất dễ bị cháy lá. Tình trạng cháy lá này rất dễ nhận biết, mép lá bị khô chuyển sang màu xám, vùng lá xung quanh chỗ bị khô chuyển sang màu vàng sau đó lan rộng ra khắp lá.

2. Dưa leo bị vàng lá do côn trùng tấn công

Dưa leo cũng như nhiều loại cây trồng khác đều có thể bị côn trùng tấn công, các loại côn trùng này thường mang mầm bệnh hoặc chích hút dinh dưỡng trên lá cây khiến khu vực bị chích hút mất sức sống chuyển sang màu vàng. Bạn có thể dễ dàng phát hiện côn trùng chích hút tấn công cây bằng cách kiểm tra mặt sau của lá. Cũng có một số loại côn trùng chích hút không nhìn được bằng mắt thường mà phải dùng kính lúp. Khi soi bằng kính lúp sẽ thấy các chấm đỏ hoặc đen, dạng côn trùng này thường khiến cây bị xoăn ngọn.

3. Dưa chuột bị vàng lá do bệnh hại

Dưa chuột cũng có thể gặp bệnh hại khiến cây bị vàng lá ví dụ như bệnh khảm vàng lá, bệnh sương mai. Nghiêm trọng hơn là cây bị úng dẫn đến nấm bệnh trong đất phát triển tấn công làm thối rễ. Khi cây bị hỏng bộ rễ thì cũng khiến cây bị vàng lá sau đó héo dần rồi chết.

4. Dưa leo bị vàng lá do thiếu chất

Cây dưa leo bị thiếu chất cũng dẫn đến vàng lá. Tùy theo tình trạng vàng lá cụ thể như thế nào mà chúng ta có thể xác định được một cách tương đối cây đang bị thiếu chất gì.

  • Thiếu Nito [đạm]: lá bị vàng dọc gân lá
  • Thiếu Kali: lá bị vàng ở mép và đầu lá, lá non màu nhạt, khum lại hoặc vểnh ra
  • Thiếu sắt: lá bị vàng nhưng gân lá vẫn xanh
  • Thiếu kẽm: lá thường nhỏ, lá già hay bị đổi màu còn lá non không bị vàng

5. Dưa chuột bị vàng lá do thiếu ánh sáng

Dưa chuột cũng là cây ưa nắng, nếu thiếu ánh sáng thì lá cây sẽ không quang hợp được và có thể bị đổi màu, chuyển sang màu vàng. Trường hợp này thường gặp khi các bạn trồng dưa chuột ở nơi bị bóng nắng và để lá quá dày mà không chịu tỉa lá.

6. Dưa leo bị vàng lá do lá vàng tự nhiên

Dưa leo cũng như các loại cây khác, khi lá đã già hiệu quả quang hợp của lá giảm. Lúc này cây sẽ ngừng cung cấp dinh dưỡng cho lá già để tập trung dinh dưỡng cho những lá khác phát triển. Những lá già này không được cung cấp dinh dưỡng sẽ chuyển vàng và khô dần đi.

Dưa chuột bị vàng lá

Với mỗi nguyên nhân vừa kể trên, khi các bạn xác định được nguyên nhân cụ thể thì sẽ có cách khắc phục rất đơn giản và hiệu quả:

1. Khắc phục vấn đề vàng lá do thời tiết

Trường hợp do thời tiết khiến dưa leo bị vàng lá gần như không có cách khắc phục vì nếu bạn dùng màn che để hạn chế ánh sáng thì cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sự quang hợp của cây và rất mất công. Cách tốt nhất là các bạn tưới cho cây đầy đủ để cây không bị mất nước do nắng nóng. Vào các vụ sau bạn nên trồng đúng thời vụ để hạn chế vấn đề dưa leo bị vàng lá do thời tiết nắng nóng.

Xem thêm: Dưa leo trồng tháng mấy

2. Khắc phục vàng lá do côn trùng tấn công

Khi xác định có côn trùng tấn công, bạn có thể phun xịt nước xà phòng pha loãng để đuổi côn trùng. Bạn cũng có thể dùng các chế phẩm sinh học sẽ an toàn và thân thiện với môi trường. Nếu tình trạng côn trùng quá nhiều thì bạn nên cân nhắc dùng các loại thuốc đặc trị để diệt côn trùng. Bạn nên chụp lại ảnh dưa leo bị vàng lá và côn trùng trên lá sau đó tới các tiệm bán thuốc bảo vệ thực vật để tìm mua thuốc cho đúng loại côn trùng này.

3. Khắc phục vàng lá do bệnh hại

Vấn đề bệnh hại cũng tương tự như vấn đề côn trùng chích hút tấn công nhưng khó xử lý hơn. Thường gặp trường hợp này bạn cần phải ngắt hết các lá bị bệnh mang đi tiêu hủy sau đó phun thuốc đặc trị cho từng loại bệnh để xử lý.

4. Khắc phục vàng lá do thiếu chất

Trường hợp này nếu cây thiếu chất do các bạn bón ít phân thì bạn hãy lưu ý bón phân định kỳ cho cây thì cây sẽ có đủ dinh dưỡng phát triển và các lá ra sau không bị vàng nữa. Chú ý bón đầy đủ phân chuồng ủ hoai mục và phân hữu cơ sẽ tốt hơn bón các loại phân hóa học.

Trường hợp bạn bón đủ phân nhưng cây dưa leo bị vàng lá do thiếu vi chất như sắt, kẽm thì bạn có thể phun dung dịch sắt hoặc kẽm sunfat cho cây. Các loại dung dịch này cũng được bán phổ biến ở các tiệm thuốc bảo vệ thực vật.

5. Khắc phục vàng lá do thiếu ánh sáng

Trường hợp này các bạn nên trồng cây ở vị trí có nhiều nắng và chú ý tỉa lá thường xuyên cho cây. Khi tỉa lá nên tỉa dần lá ở gốc để cây thoáng gốc, các lá trên giàn tỉa bớt để các lá bên dưới cũng có ánh sáng quang hợp.

6. Khắc phục vàng lá tự nhiên

Trường hợp dưa leo bị vàng lá này các bạn chỉ cần ngắt bỏ các lá bị vàng đi là được. Chú ý khi ngắt bỏ lá không nên vứt ở dưới gốc cây mà nên gom gọn vào bỏ ra thùng rác. Nếu bạn vứt lá dưới gốc cây thì gốc không thông thoáng dễ bị ẩm nảy sinh các mầm bệnh tấn công cây.

Dưa leo bị vàng lá, dưa chuột bị vàng lá

Với các thông tin trên, chúc các bạn khắc phục thành công tình trạng cây dưa leo bị vàng lá. Về các loại thuốc bảo vệ thực vật để sâu bệnh hại gây vàng lá NNO không nêu tên cụ thể vì có thể các bạn sẽ không mua được. Bạn nên chụp lại hình của sâu bệnh sau đó tới các tiệm thuốc bảo vệ thực vật để mua thuốc sẽ tiện lợi hơn.

Video liên quan

Chủ Đề