Tại sao đồng yên nhật giảm giá

Theo hãng tin Bloomberg, đây là nhận định được đưa ra bởi chuyên gia Eisuke Sakakibara, người có biệt danh là “Mr. Yen” vì khả năng gây ảnh hưởng lên tỷ giá đồng Yên trong nhiệm kỳ của ông trên cương vị Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản từ năm 1997-1999. Ông Sakakibara nói rằng sự ngược chiều giữa chính sách trở nên cứng rắn của Fed và chính sách tiếp tục nới lỏng của Nhật Bản là lý do quan trọng nhất khiến đồng Yên tụt giá so với đồng bạc xanh.

Cho tới khi khoảng cách chính sách tiền tệ Mỹ-Nhật được thu hẹp, đồng Yên sẽ tiếp tục đương đầu với áp lực giảm giá so với USD, vị chuyên gia dự báo.

“Thị trường đang kỳ vọng là đến cuối năm nay, Yên sẽ giảm về mức 140-150 Yên đổi 1 USD. Rất có khả năng dự báo này sẽ trở thành hiện thực”, ông Sakakibara, hiện là một giáo sư thuộc Đại học Aoyama Gakuin ở Tokyo, phát biểu. “Nếu tỷ giá giảm quá mức 150, tôi cho rằng BOJ sẽ ít nhiều lo lắng”.

Lần gần đây nhất tỷ giá Yên còn ở ngưỡng 150 Yên đổi 1 USD là vào tháng 8/1990.

Bán Yên Nhật đã trở thành một giao dịch vĩ mô được ưa chuộng trong năm nay, khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng mạnh thúc đẩy nhà đầu tư rút vốn khỏi đồng tiền của Nhật để chuyển vốn sang đồng USD nhằm tìm kiếm mức lợi tức cao hơn. Trong khi đó BOJ vẫn cam kết duy trì chính sách tiền tệ nghiêng về nới lỏng, ngay cả khi đồng nội tệ mất giá. Lập trường này đặt ra khả năng xu hướng giảm của Yên so với USD khó sớm đảo chiều.

Trong tháng này, Yên có lúc giảm giá còn 131,35 Yên đổi 1 USD, mức thấp nhất trong 2 thập kỷ. Với cú giảm này, Yên trở thành đồng tiền mất giá mạnh nhất trong 3 tháng trở lại đây trong số 10 đồng tiền chủ chốt của thế giới. Nếu tính từ đầu năm, tỷ giá Yên so với USD đã giảm hơn 11%.

Một cuộc khảo sát chuyên gia do Bloomberg thực hiện dự báo tỷ giá đồng Yên sẽ kết thúc năm 2022 ở mức 128 Yên đổi 1 USD, không có nhiều thay đổi so với mức hiện tại. Tuy nhiên, một số nhà dự báo gồm Commerzbank và Societe Generale cho rằng đến cuối năm, Yên có thể giảm về 150 Yên đổi 1 USD.

Tuy nhiên, không phải nhà dự báo nào cũng cho rằng Yên sẽ giảm giá thêm. Theo quan điểm của ngân hàng ANZ, tình trạng mất điểm mạnh của thị trường chứng khoán Mỹ sẽ khiến lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm xuống và làm mất đi lợi thế của đồng USD. Shinkin Asseet Management thì dự báo đồng Yên có thể hồi phục lên mức 125 Yên đổi 1 USD.

Sự sụt giá của đồng Yên đã khiến giới chức Nhật Bản phải đưa ra những tuyên bố nhằm mục đích hỗ trợ tỷ giá, nhưng hầu như không mang lại kết quả như mong muốn. Dù vậy, theo ông Sakakibara, khó có khả năng nhà chức trách đưa ra biện pháp can thiệp trên quy mô lớn, vì sự giảm giá này hoàn toàn hợp lý.

“Điều này xảy ra vì sự khác biệt trong chính sách tiền tệ”, ông nói. “Tôi không cho rằng BOJ hay Chính phủ Nhật Bản lo ngại về sự mất giá của hiện nay của đồng Yên”.

Diễn biến tỷ giá đồng Yên qua các thời kỳ. Đơn vị: Yên/USD.

Cũng cần phải nói thêm rằng Yên Nhật không phải là đồng tiền duy nhất ở châu Á mất giá so với đồng USD từ đầu năm đến nay. Do nhiều nền kinh tế châu Á vẫn đang duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ phục hồi kinh tế từ đại dịch Covid-19, đồng nội tệ của các quốc gia như vậy khó tránh khỏi sức ép giảm giá khi Fed tăng lãi suất.

Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đã giảm giá mạnh từ đầu năm đến nay, trong bối cảnh nước này phải triển khai nhiều đợt phong toả để chống Covid và triển khai các biện pháp nới lỏng để vực dậy tăng trưởng. Trong vòng 3 tháng qua, Nhân dân tệ đã giảm giá khoảng 7% so với đồng bạc xanh. Quý 1, Nhân dân tệ giảm 6,5%, trở thành đồng tiền mất giá mạnh nhất tại khu vực châu Á. Tháng 4 là tháng giảm giá mạnh kỷ lục của Nhân dân tệ, khi tỷ giá đồng tiền này trượt 4% so với USD.

Tiến hành phân tích tỷ giá thị trường JPY – VND giai đoạn 1/1/2020 – 26/10/2021, Smiles nhận thấy giá yên giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 4 năm. Cụ thể:
– Tỷ giá JPY – VND bắt đầu xu hướng lao dốc từ ngày 5/1/2021 đến nay [26/10/2021]. 

– Tỷ giá JPY – VND đạt đỉnh ở mức 1 JPY = 224.96 VND, vào ngày 5/1/2021. 

– Tỷ giá JPY – VND chạm đáy 1 JPY = 198.7 VND, vào ngày 19/10/2021.

3 giai đoạn lao dốc của giá yên:

  1. Tháng 1/2021 ~ 1/4/2021: Thời kỳ lao dốc 1
  2. 1/4/2021 ~ 1/8/2021: Thời kỳ biến động nhẹ
  3. 1/8/2021 ~ nay: Thời kỳ lao dốc 2

Bạn muốn chuyển tiền từ Nhật về Việt Nam với tỷ giá yên Nhật cao, phí gửi thấp nhất thị trường, chuyển tiền nhanh 24/7?

Tải ngay Ứng dụng Chuyển tiền Smiles/




4.7

 4.7/5



4.7

 4.7/5









2. 4 lý do tại sao giá yên giảm

Đầu tiên, cần hiểu trong thị trường ngoại hối, giá cả của tất cả các loại tiền tệ đều có sự dao động lên xuống khác nhau. Vì vậy, khi so sánh 3 loại tiền tệ, ta cần lấy 1 loại làm trung gian so sánh. Tuy nhiên, ngay cả loại tiền tệ được lấy làm trung gian so sánh cũng có những biến đổi lên xuống về giá, nên sự so sánh chỉ mang tính tương đối.

Giá JPY giảm so với VND là do các nguyên nhân chính sau:

1. Giá yên giảm do giá VND có quan hệ đồng biến với USD. Mà tỷ giá JPY – USD giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 4 năm, vậy nên JPY – VND cũng trượt giá mạnh do quan hệ đồng biến.

2. Giá yên giảm, hay JPY-VND và JPY – USD giảm, là do lượng JPY bán ra tăng. Điều này xảy ra do 

[1] xu hướng M&A [mua bán và sáp nhập] ở nước ngoài của các công ty Nhật khiến doanh nghiệp mua vào ngoại tệ để trả tiền thu mua doanh nghiệp nước ngoài, khiến lượng yên trong lưu thông tăng.

[2] giá dầu tăng liên tục trong khi sản lượng tiêu dùng dầu mỏ của Nhật Bản hoàn toàn là nhờ vào nhập khẩu dầu thô từ nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc để trả cho mức phí nhập khẩu dầu thô tăng lên, Nhật Bản phải mua vào ngoại tệ và bán ra đồng yên, khiến lượng yên trong lưu thông tăng.

3. Giá yên giảm, hay JPY – VND và JPY – USD giảm, là do lượng USD mua vào tăng. Điều này xảy ra do 

[1] kỳ vọng lạm phát ở Mỹ tăng do giá dầu tăng. Giá dầu là một trong những yếu tố phản ánh nền kinh tế hàng hóa. Trước bối cảnh dịch bệnh lan rộng trên toàn cầu, sản xuất dầu bị đình trệ kéo theo tăng giá của các hợp đồng dầu mỏ trong suốt 2021. Chính vì vậy, lượng USD mua vào tăng để chi trả cho mức giá dầu mỏ tăng vọt do khan hiếm và nhu cầu sử dụng dầu mỏ ngày một nhiều.

[2] lợi suất trái phiếu Mỹ tăng vọt. Trái phiếu chính phủ vốn là một kênh đầu tư an toàn nhưng ít sinh lời trong danh mục đầu tư. Tuy nhiên, với động thái FED công bố mức lãi suất cao kỷ lục, trái phiếu chính phủ Mỹ từ an toàn, nay lại trở thành một kênh đầu tư cực kỳ hấp dẫn, vừa an toàn, vừa sinh lời. Mức lãi suất tăng vọt được giới đầu tư toàn cầu đồn đoán về triển vọng lạc quan của nền kinh tế Mỹ. Điều này dẫn đến việc giới đầu tư toàn cầu đang gom đồng bạc xanh để mua vào trái phiếu Mỹ.  

4. JPY – USD giảm do chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và Mỹ. 

  • Đồng yên mất giá còn do việc duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng [quantitative easing hay nới lỏng định lượng] của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản [BoJ]. Từ dưới thời thủ tướng Shinzo Abe, chính sách tiền tệ này là một trong ba mũi nhọn của chính sách kinh tế Abenomics. Mũi nhọn “nới lỏng định lượng” nhằm nâng tỷ lệ lạm phát và vực dậy nền kinh tế Nhật Bản lâu nay vẫn đang lún sâu vào trạng thái giảm phát không lối thoát. 
  • Mỹ: FED công bố mức lợi suất trái phiếu 10 năm cao đột biến. Động thái này của FED, theo WSJ, là do tái mở cửa hoạt động kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng tăng và số lượng số ca nhiễm virus corona giảm ở Mỹ. 
  • Nhận xét về việc gia tăng khoảng cách về giá trị tiền tệ của JPY và USD, trả lời Reuters, Ray Attrill, trưởng bộ phận chiến lược ngoại hối của Ngân hàng Quốc gia Úc nhận định: “Động lực chính của xu hướng tỷ giá JPY – USD như hiện nay là do việc tăng lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ”. 

Bạn muốn chuyển tiền từ Nhật về Việt Nam với tỷ giá cao, phí gửi thấp nhất thị trường, chuyển tiền nhanh 24/7?

Tải ngay Ứng dụng Chuyển tiền Smiles/




4.7

 4.7/5



4.7

 4.7/5









3. Ảnh hưởng của giá yên giảm:

  • Yên giảm làm tăng lợi nhuận khi xuất khẩu ra nước ngoài, nhưng đồng thời cũng làm tăng giá nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Nhật Bản. Điều này giải thích cho tình hình cán cân thương mại của Nhật Bản trong giai đoạn 2020-2021: Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản tăng vọt nhưng không thể bù đắp cho chi phí nhập khẩu dầu thô gia tăng đột biến của nước này.
  • Tăng giá hàng hóa tiêu dùng nội địa: Nói về ảnh hưởng này, ông Ryutaro Kono, kinh tế gia tại BNP Paribas, cho biết “Chính sách yên yếu khiến người tiêu dùng phải chịu tổn thương tiêu dùng do chi phí hàng hóa cao. Hộ gia đình thu nhập thấp là đối tượng chịu tổn thương đặc biệt.” 
  • Tỷ giá JPY – VND giảm, gửi được ít VND về Việt Nam hơn. 
  • Tỷ giá VND – JPY cao hơn, gửi được nhiều JPY hơn khi chuyển tiền sang Nhật.

4. Thay đổi trong hành vi giao dịch ngoại hối khi giá yên giảm

Từ trước đến nay, đồng yên vốn được coi là đồng tiền trú ẩn an toàn, nhưng kể từ đầu 2021 đến nay lại đang rớt giá thậm tệ. Trước xu hướng giá trị đồng yên rơi tự do như hiện nay, hành vi giao dịch ngoại hối của giới đầu tư cũng dần dịch chuyển sang các loại tiền tệ có triển vọng lạm phát cao, tiền ảo với mức lợi nhuận khổng lồ, hoặc chuyển dịch đầu tư vào các hạng mục đầu tư rủi ro thấp để trú ẩn như bất động sản/hàng hóa có giá trị nội tại cao/trái phiếu chính phủ.

5. Kết luận

Trên đây là phân tích của Smiles về xu hướng giảm giá của đồng yên Nhật. Dù trong tình hình này, công ty chuyển tiền Smiles nỗ lực đem đến cho bạn mức tỷ giá Nhật Việt cao trên thị trường, nhằm phục vụ bạn và người thân ở Việt Nam. 

Bài viết liên quan:

Bầu Cử Mỹ Ảnh Hưởng thế nào đến tỷ giá Yên Nhật

4 cách chuyển tiền từ Việt Nam sang Nhật và các lưu ý

Video liên quan

Chủ Đề