Tại sao lại bị chốc mép

Bệnh chốc mép [bệnh lở mép] là bệnh thường gặp do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó hay gặp nhất là chốc lở mép do virut. Tổn thương thường thấy là mụn rộp ở mép hoặc quanh miệng. Các vết chốc lở thường bị đỏ, có vảy trắng và khiến người bệnh bị đau đớn khi cử động miệng. Bài viết dưới đây giới thiệu tới bạn đọc 5 cách chữa bệnh chốc mép  nhanh nhất, đơn giản, an toàn và hiệu quả ngay tại nhà.

Cách 1: Uống nước dừa khi bị chốc mép [lở mép]

Uống nước dừa khi bị chốc mép [lở mép] [Ảnh: Internet]

Uống nước dừa khi bị chốc mép là một cách chữa chốc mép tại nhà hiệu quả. Bởi nước dừa có tác dụng thanh nhiệt, làm dịu các tổn thương đường tiêu hóa. Bên cạnh đó nó còn cung cấp nước, vitamin cho cơ thể. Mặc dù không có tác dụng chữa khỏi chốc lở mép ngay nhưng giúp làm giảm triệu chứng và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Cách 2: Chườm đá cục giúp giảm đau do chốc mép [lở mép]

Đá giúp giảm tình trạng viêm do chốc mép [Ảnh: Internet]

Chườm đá cũng là một cách chữa chốc mép tại nhà đơn giản khác. Cách làm này có thể giúp làm giảm cảm giác đau rát tại vị trí tổn thương. Đồng thời đá lạnh cũng làm giảm tình trạng viêm lan rộng. Không có tác dụng tiêu diệt virus nhưng giúp cải thiện triệu chứng nên đá cục vẫn là sự lựa chọn của nhiều người.

xem thêm: Lở mép ở trẻ em làm gì cho nhanh khỏi?

Cách 3: Lá ổi làm săn se bề mặt tổn thương

Lá ổi làm săn se bề mặt tổn thương do chốc mép [Ảnh: Internet]

Đây là một trong những cách trị chốc mép nhanh nhất bằng nguyên liệu từ tự nhiên được các chuyên gia sức khỏe Ấn Độ khuyên dùng. Với hàm lượng tanin cao giúp săn se bề mặt vết tổn thương, ngăn chặn sự lây lan. Điều bạn cần làm chỉ là nhai vài lá ổi mỗi ngày hoặc giã dập lá ổi và đắp lên tổn thương. Không những thế, lá ổi non còn có tác dụng làm trắng răng và ngừa hôi miệng.

Cách 4: Chuối và mật ong chữa chốc mép

Mật ong luôn được xếp vào hàng thánh dược chuyên điều trị các tổn thương viêm loét của đường tiêu hóa. Bạn hãy thử ăn chuối chín cùng mật ong để chữa bệnh viêm loét miệng, sẽ cảm thấy đỡ ngay lập tức. Thậm chí, cũng có thể áp dụng hỗn hợp này trên vết loét.

Chuối và mật ong chữa chốc mép [Ảnh: Internet]

Tuy nhiên cách chữa lở mép này chỉ nên áp dụng khi chốc lở mép ăn lan gây tổn thương niêm mạc miệng. Còn với vết chốc lở mép bên ngoài miệng việc bôi mật ong có thể khiến bạn hơi khó chịu vì chúng ngọt và khá dính.

Cách 5: Bổ sung rau xanh trong mỗi bữa ăn

Rau xanh giúp ngăn ngừa chốc mép tái phát [Ảnh: Internet]

Các loại rau xanh đậm rất giàu vitamin B9 và chất sắt. Ngoài chữa loét miệng, rau xanh còn ngăn ngừa loét miệng tái phát. Đồng thời, đây cũng là cách chữa nứt khóe môi tương đối hiệu quả.

Một số lưu ý trong điều trị bệnh chốc lở mép

  • Tuyệt đối không dùng tay cậy vảy của tổn thương để tránh lây lan sang chỗ khác
  • Tránh chà mạnh làm trầy xước vùng tổn thương
  • Không liếm môi, liếm mép
  • Vệ sinh vết tổn thương bằng nước sạch hoặc nước muối loãng.
  • Chốc lở mép do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể do virus, nấm hoặc tình trạng thiếu vitamin. Với mỗi nguyên nhân sẽ có cách điều trị phù hợp riêng.
  • Phần lớn các vết chốc lở mép do virus có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần. Nhưng nếu tình trạng không cải thiện bạn nên chủ động đi khám và tham khảo ý kiến chuyên gia.

Cách tốt nhất vẫn là bạn chủ động phòng bệnh chốc lở mép. Bạn nên chú ý:

  • Ăn uống cân bằng đủ chất dinh dưỡng
  • Chú ý vệ sinh miệng sạch sẽ nhất là trước và sau khi ăn
  • Xem kỹ thành phần của son môi, mỹ phẩm để phát hiện các thành phần khiến bạn dị ứng.

Thaythuocvietnam.vn

Xem thêm: Phương pháp chữa các bệnh ngoài da, ngừa sẹo hiệu quả

Chốc mép là bệnh ngoài da, thường gặp ở trẻ vào mùa lạnh, hanh khô ở Việt Nam. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, chốc mép còn gây khó chịu trong sinh hoạt, ăn uống hằng ngày của trẻ. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và các cách chữa chốc lở cho bé ngay tại nhà trong bài viết dưới đây nhé.  

Có nhiều nguyên nhân gây chốc mép ở trẻ.

Để tìm hiểu cách thức chữa chốc mép trẻ em tại nhà, chúng ta hãy tìm hiểu qua về nguyên nhân gây bệnh. Chốc mép [lở mép] là tình tình trạng khi một hoặc hai bên mép bị bong tróc, bị viêm. Trẻ sẽ cảm thấy đau, rát, khó chịu. Bệnh có thể kéo dài vài ngày, vài tuần gây những bất tiện không mong muốn. Bệnh thường bị vào mùa lạnh, những trẻ có sức đề kháng kém dễ mắc bệnh hơn.

Bệnh chốc mép ở trẻ là do một trong số những nguyên nhân như sau:

  • Do virus có tên gọi Herpes gây ra. Nó xuất hiện ở khắp mọi nơi, xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh. Những trẻ có cơ thể suy yếu do bị ốm, bị cúm cũng dễ mắc bệnh.
  • Do nấm Candida albicans. Đây là nấm gây nhiều bệnh về da. Nấm thường gây chốc mép khi cơ thể trẻ đề kháng kém.
  • Do trẻ thiếu hụt dưỡng chất, vitamin trong mùa lạnh, nhất là thiếu những vitamin nhóm B như B12
  • Ngoài ra, một số thói quen của trẻ cũng có thể gây chốc mép như không bổ sung đủ nước hoặc hay liếm môi, mép. Điều này khiến vi khuẩn dễ dàng bám lại trên da và gây bệnh.

Để xử lý chốc mép trẻ em tại nhà đạt hiệu quả tốt nhất, cha mẹ cần nắm rõ những dấu hiệu nhận biết bệnh như:

  • Xuất hiện mụn nước trên khu vực da quanh mép, quanh mũi hoặc trên da mặt của trẻ.
  • Bị sưng đỏ mép miệng, thậm chí là chảy máu.
  • Da ở khu vực mép miệng hoặc môi bị khô, nứt nẻ và có thể xuất hiện cả vảy.
  • Trẻ bị nóng, rát ở miệng, môi và gây ra cảm giác khó khăn khi ăn uống, nói chuyện.
  • Bệnh nếu không chữa dứt điểm và kịp thời sẽ phát triển nặng hơn, bị chuyển sang thể ecthyma. Lúc này, miệng của trẻ xuất hiện các bọng nước lớn, có chứa nhiều dịch và cảm thấy đau rát. Khi nào các bọng nước vỡ sẽ tạo ra các vết loét trên miệng.

Có thể chữa chốc mép tại nhà cho trẻ được.

Nếu trẻ mới bị chốc mép, vết chốc vẫn chưa lan rộng, mẹ có thể áp dụng cách chữa sau:

  1. Chữa chốc mép trẻ em tại nhà bằng nha đam: Trong gel của nha đam có các thành phần có khả năng sát khuẩn. Mẹ chỉ cần lấy thịt nha đam tươi hoặc gel nha đam, bôi trực tiếp lên vết chốc của trẻ. Gel nha đam còn có công dụng làm dịu da, sẽ giúp bé dễ chịu hơn. 
  2. Dùng chuối và mật ong chữa chốc mép: Trong thành phần của mật ong có chất ngăn ngừa vi khuẩn. Mẹ có thể sử dụng hỗn hợp chuối – mật ong để cho trẻ ăn hoặc bôi lên vết loét. Bệnh sẽ thuyên giảm.
  3. Dùng tinh dầu tràm trà: Tinh dầu tràm trà có khả năng kháng khuẩn rất tốt. Tuy nhiên dùng tinh dầu tràm trà nguyên chất rất dễ gây kích ứng da bé. Nên mẹ có thể pha tinh đầu tràm trà với dầu dừa hoặc dầu olive  theo tỉ lệ 1:10 và thoa lên vết chốc cho bé, 2-3 lần/ngày. Hỗn hợp này vừa có khả năng sát khuẩn nhanh, giảm đau, làm dịu vết chốc lở của bé. 

Các loại thuốc trị bệnh chốc mép thường có chứa kháng sinh, cần có sự chỉ định của bác sĩ. 

Để xử lý chốc mép cho trẻ, các bác sĩ thường cố gắng hạn chế hết mức việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh. Thay vào đó, các bác sĩ thường lựa chọn một giải pháp an toàn hơn cho trẻ, đồng thời vẫn đảm bảo khả năng tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh nhanh chóng, mạnh mẽ, giúp trẻ nhanh hết chốc. Đó chính là dung dịch kháng khuẩn Dizigone với công nghệ kháng khuẩn ion vượt trội từ châu Âu.

Dizigone nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của các chuyên gia y tế nhờ những ưu điểm:

    • Khả năng sát khuẩn mạnh: tiêu diệt được nhiều loại mầm bệnh, từ vi khuẩn, virus, nấm tới bào tử.
    • Hiệu quả nhanh: giải quyết gọn những vi sinh vật gây bệnh chỉ sau 30s tiếp xúc.
    • An toàn: Tác dụng đến từ HClO, ClO-, HO• – tương tự cơ chế bảo vệ cơ thể của hệ miễn dịch tự nhiên. Không gây khô, xót, kích ứng da khi sử dụng.
    • Không ảnh hưởng đến quá trình lành da tự nhiên: Dizigone không gây độc tới các yếu tố thúc đẩy quá trình lành thương.
    • Đươc Quatest 1 – Bộ Khoa học – Công nghệ kiểm chứng chất lượng và được Sở Y tế cấp phép lưu hành.

Nhờ những ưu điểm trên, cha mẹ có thể hoàn toàn an tâm sử dụng Dizigone cho vết chốc mép của con. Các mầm bệnh như vi khuẩn, nấm, virus bị tiêu diệt nhanh chóng, chốc lở ở trẻ sẽ được khống chế, ngừng lây lan và nhanh chóng lên da non, liền da.

Cách sử dụng Dizigone xử lý vết chốc mép cho trẻ

    • Dùng dung dịch Dizigone rửa cho trẻ 2 lần/ ngày. Chỉ sau 1-2 lần dùng, sẽ thấy vết chốc diễn biến tốt, có dấu hiệu se miệng, không chảy dịch, chảy mủ và liền da, lên da non chỉ sau 3-5 ngày.
    • Để tăng nhanh tác dụng, có thể kết hợp bôi gel Dizigone Nano Bạc sau mỗi lần dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone.

Dizigone mang đến hiệu quả nhanh, an toàn với chốc lở ở trẻ

Dizigone hiện đã có mặt tại hơn 400 bệnh viện, phòng khám và nhà thuốc trên toàn quốc. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia Dizigone, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.

Video liên quan

Chủ Đề