Tại sao lại có ghèn ở mắt

Tình trạng ghèn ở mắt các bé sơ sinh là chuyện thường gặp, nhưng còn tùy vào mức độ và tùy theo nguyên nhân mà biểu hiện khi trẻ bị ghèn cũng khác nhau, theo mức độ nặng nhẹ. Khi bị nặng bé có thể gặp các triệu chứng như mắt đỏ ngầu, có mủ hay dính chặt lại với nhau. Vì sao mắt trẻ sơ sinh có ghèn , dấu hiệu này báo hiệu bé bị bệnh gì về mắt là vấn đề khiến các bậc cha mẹ băn khoăn tìm lời giải đáp. Cùng Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu hiểu rõ hơn về vấn đề này trong nội dung dưới đây:

Nguyên nhân mắt trẻ sơ sinh có ghèn

Trẻ mới sinh thường bị ra ghèn nhiều ở mắt, đây thực chất là một triệu chứng bình thường ở trẻ sơ sinh. Nên các bậc cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên hãy cùng tìm hiểu rõ hơn các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng có ghèn ở mắt trẻ sơ sinh:

Dịch nước ối và máu chảy vào mắt trẻ

Với những bé mới sinh, mẹ không cần phải quá lo lắng đâu vì lúc này mắt trẻ sơ sinh bị ghèn và chảy nước. Hiểu sâu hơn thì đây chỉ là một hiện tượng nhiễm trùng mắt thông thường. Dịch nước ối và máu chảy vào mắt trẻ lúc sinh có thể là nguyên nhân của tình trạng này.

Trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ

Nếu trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt kể cả khi chẳng khóc nhè hay ăn vạ thì có thể con đã bị ghèn do nguyên nhân tắc tuyến lệ đó. Bình thường mắt con sẽ có hiện tượng đỏ ngầu do viêm, nghiêm trọng hơn thì nhiễm trùng thứ phát có thể xảy ra dẫn đến hình thành mủ.

Trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc

Vi khuẩn ở mắt có thể dẫn đến nhiễm trùng với các triệu chứng thông thường như mắt có mủ và ghèn khiến hai mắt của con bị dính chặt lại với nhau. Hiện tượng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt của bé.

Mẹ giữ vệ sinh mắt cho trẻ kém

Việc giữ vệ sinh mắt cho trẻ kém cùng làm rửa mắt xuất hiện nhiều, khiến trẻ khó mở mắt khi ghèn bết dính lại. Nếu khâu chăm sóc mắt bé không tốt, để lâu ngày, rất dễ dẫn đến tình trạnh viêm kết mạc.

Do tay bẩn chạm lên mắt

Những mẹ trông con nhỏ chắc chắn sẽ không lạ gì với thói quen nghịch ngợm khiến tay chân lấm bẩn của các bé. Tưởng chừng như thói quen này vô hại nhưng nếu chẳng may bé đưa tay bẩn lên chà xát vào mắt thì sẽ tạo ra nguy cơ mắt trẻ sơ sinh bị ghèn. Cơ mà mẹ cũng chớ lo lắng quá vì với nguyên nhân này chúng ta chỉ cần rửa sạch bằng nước ấm rồi con sẽ tự khỏi ngay thôi.

Có vật thể lạ trong mắt

Thật khó tránh khỏi những trường hợp như cát, bụi… bay vào mắt lũ trẻ trong nhà. Sẽ chẳng có vấn đề gì nếu các loại hạt nhỏ này được loại bỏ luôn nhưng nếu không, phản ứng bình thường của cơ thể sẽ tự động tạo ghèn ở mắt bé.

>>>Xem thêm: Khỏe mạnh hơn với chế độ dinh dưỡng hợp trong mùa

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị ghèn mắt

Tùy vào từng trường hợp mắt bé sơ sinh bị đổ ghèn là do nguyên nhân gì sẽ có những cách chăm sóc cụ thể khác nhau. Với tình trạng này sẽ gây khó khăn cho bé trong việc mở mắt do rỉ ghèn nhiều, các mẹ cần vệ sinh mắt ngay để tránh rỉ mắt khô và đóng tảng. Để loại bỏ rỉ ghèn ở mắt các mẹ cần lưu ý:

- Dùng bông gòn nhúng vào nước ấm pha một ít muối và lau mắt cho bé thật nhẹ nhàng. - Chỉ lau bên nào bị rỉ mắt. - Ngày vệ sinh mắt 2 – 3 lần hoặc lau bất kỳ khi nào nếu thấy rỉ ghèn nhiều. - Ngoài ra, các mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mắt cho bé. Tuy nhiên, cần hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện. - Mắt trẻ sơ sinh bị  ghèn do đau mắt đỏ - Một số biểu hiện trẻ đau mắt đỏ các mẹ chú ý đó là mắt bé thường bị đỏ và đổ nhiều ghèn, đỏ một bên và lây sang hai bên, buổi sáng ngủ dậy có nhiều ghèn hơn trong mắt, trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt và có ghèn, ghèn mắt bé có màu xanh hoặc vàng, trẻ hay dụi mắt… - Để giảm hiện tượng đau mắt cho bé trong trường hợp này các mẹ cần: - Dùng bông lau ghèn mắt cho trẻ ít nhất 2 lần trên ngày để làm sạch mắt. - Nếu trẻ chỉ đau 1 bên mắt thì chỉ nên tra thuốc vào mắt bị đau, không tra thuốc cả 2 mắt vì có nguy cơ gây nhiễm khuẩn. - Vệ sinh tay chân cho bé cẩn thận và không để bé dụi mắt. - Đưa bé đi khám càng sớm càng tốt và nhỏ mắt theo sự hướng dẫn của bác sĩ. - Tuyệt đối không sử dụng một số bài thuốc dân gian để điều trị vì có thể gây hại và tổn thương cho mắt của trẻ.

- Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn do nhiễm trùng nặng

Với những trường hợp trẻ sơ sinh bị đau mắt có ghèn do nhiễm trùng nặng các mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời. Việc sử dụng nước muối hay nước ấm hay các biện pháp chăm sóc tại nhà thường không thể tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh về mắt cho bé.

Mắt đổ ghèn có thể là dấu hiệu của nhiều triệu chứng cần lưu ý. Mắt đổ ghèn có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, tầm nhìn bị ảnh hưởng và đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh mà bạn không ngờ tới.

Khi mắt đổ ghèn, bạn có thể xem đó là hiện tượng bình thường. Mắt thường tạo ra nhầy trong suốt cả ngày và đêm để giúp lọc rửa chất bụi, dẫn đến ghèn tụ trong khi bạn đang ngủ. Một chút ghèn xuất hiện ở góc trong của mắt khi thức dậy được xem là bình thường. Nhưng nếu trong ngày, ghèn mắt đổ nhiều, đó có thể là dấu hiệu, triệu chứng của nhiều bệnh nguy hiểm.

Nhiễm trùng mắt

Nhiều loại nhiễm trùng mắt khác nhau, chẳng hạn như viêm bờ mi [viêm mí mắt], có thể gây ra sự kích thích mắt, dẫn đến việc mắt đổ ghèn hoặc khô mắt.

Biểu hiện của mắt đổ ghèn là lông mi bị bết lại và bạn có thể gặp khó khăn khi mở mắt vào buổi sáng. Nói chung, để khắc phục tình trạng này, bạn cần sử dụng gạc ấm để vệ sinh mí mắt, rửa mí mắt với dầu gội trẻ em pha loãng với nước.

Nhiễm cảm lạnh

Sự nhiễm virus ở mắt, chẳng hạn như viêm kết mạc, có xảy ra cùng với bệnh cảm lạnh thông thường, gây đỏ mắt và chảy nước mắt, làm mắt bị kích thích. Bệnh cảm lạnh gây ảnh hưởng đến tất cả các màng nhầy trong đầu của bạn.

Khi cơ thể khỏe lại, mắt cũng đỡ đổ ghèn.  Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện mắt vẫn đổ ghèn màu xanh lá cây, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức vì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng xoang.

Viêm kết mạc

Khi mắt đổ ghèn và mắt đỏ, đau, nhạy cảm với ánh sáng có thể là các dấu hiệu cho thấy bạn đang bị viêm kết mạc và cần phải dùng kháng sinh để điều trị. Đặc biệt, khi bị chảy gỉ mắt, đau mắt đi kèm với thay đổi tầm nhìn, bạn nên đến bác sỹ để được khám và điều trị cụ thể nhất.

Dị ứng

Viêm kết mạc cũng xảy ra khi cơ thể bị dị ứng, dẫn tới tình trạng mắt ngứa, đỏ, đổ ghèn thành chuỗi dài khi lau đi.

Các loại thuốc nhỏ mắt có kháng histamin có thể giúp khắc phục tình trạng này. Ngoài ra, cố gắng tránh các tác nhân gây dị ứng trong không khí cũng có thể giúp phòng ngừa các triệu chứng dị ứng không mong muốn.

Tắc tuyến lệ

Đôi mắt thông thường sẽ sản xuất nước mắt trong cả ngày. Tuy nhiên, tuyến lệ bị tắc có thể dẫn đến tình trạng chảy nước mắt và gỉ mắt nhiều do lượng nước này không được di chuyển xuống các tuyến lệ thông với mũi.

Tình trạng này có thể tự khỏi, nhưng trong trường hợp bệnh nghiêm trọng, kéo dài, bạn có thể cần tới sự can thiệp của bác sỹ.

Mắt khô

Mắt đổ ghèn đôi khi cũng do mắt bạn bị khô. Chảy nhiều nước mắt, gỉ mắt cũng có thể là dấu hiệu mắt bị khô khi tuyến lệ không hoạt động hiệu quả để bôi trơn mắt. Tuyến lệ sẽ chỉ sản xuất nhiều nước mắt hơn khi nhận được tín hiệu mắt bị khô. Tình trạng này có thể được giải quyết bằng cách sử dụng nước mắt nhân tạo.

Kính áp tròng cũ hoặc bẩn

Kính áp tròng cũ, bẩn có thể mang các virus, vi khuẩn xâm nhập vào mắt, gây ra viêm nhiễm. Nếu tình trạng mắt chảy nhiều ghèn do đã lâu bạn không làm sạch hay thay mới kính áp tròng, hãy nghĩ tới việc thay mới để bảo vệ mắt.

Tuyến trong mắt bị tắc nghẽn

Đôi mắt sản xuất ra nước mắt suốt cả một ngày dài, song độ ẩm quá mức sẽ thoát qua khe hở ở mí mắt trên và dưới. Nếu những khe hở này bị tắc-hoặc có sự tắc nghẽn sâu trong đường ống sau phần khe hở, thì sẽ dẫn đến sự chảy nước mắt quá mức. Việc này có thể tự mất đi hoặc cần có sự can thiệp của y tế.

Ghèn mắt ở trẻ sơ sinh

Bé b? ?au m?t nhi?u ghèn

Trẻ sơ sinh có nhiều chất nhầy mắt có thể đang bị nhiễm trùng mắt. Tuy nhiên, nhiều trường hợp là bình thường, có tới 20% trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ nhưng tự khỏi trong năm đầu tiên.

Trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ có thể có chất nhầy mắt màu xanh hoặc vàng cả ngày, không chỉ khi trẻ thức dậy. Điều này có thể được xử lý ở nhà. Nhỏ nước muối sinh lý NaCl 0,9% cho trẻ ngày 6 lần. Mát-xa ở góc mắt, vuốt xuôi xuống mũi.

Tác dụng của việc này là nhẹ nhàng gây áp lực lên tuyến lệ, làm thông chất lỏng khỏi ống mũi lệ, giải phóng điểm bị tắc. Nếu không đỡ mà mắt bé trở nên đỏ, sưng thì cần gặp bác sĩ. Khi trẻ 1 tuổi, nếu tình trạng tắc tuyến lệ không cải thiện có thể cần phẫu thuật để mở ống nước mắt.

Xem thêm: Vì sao mắt trẻ sơ sinh có ghèn và cách khắc phục

Bạn nên đi khám bác sĩ

Nếu mắt bạn có cảm giác nhặm trong vòng vài ngày, hoặc có những vết đỏ trên mắt, đó có thể là một vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là nếu nó là một phần của bệnh cảm lạnh.

Song nếu bạn cảm thấy một bên mắt hoặc cả hai bên có dấu hiệu đỏ dữ dội, cùng với cơn đau vừa và chứng nhạy cảm với ánh sáng, bạn có thể cần phải dùng kháng sinh vì đó chính là dấu hiệu của bệnh viêm kết mạc mắt, hay còn gọi là nhiễm vi khuẩn màu hồng.

Một số biện pháp để phòng mắt đổ ghèn

Hầu hết hiện tượng đổ ghèn mắt là một dấu hiệu cho thấy mắt khỏe mạnh và nó đang được loại bỏ bụi bẩn, dị vật. Để gỉ mắt không dư thừa quá mức và trở thành nỗi khó chịu hay vấn đề sức khỏe, hãy làm theo các cách sau đây:

Vệ sinh mắt tốt, tẩy trang điểm vào cuối ngày và giữ cho đôi mắt sạch sẽ, lau đôi mắt nhắm kín bằng một chiếc khăn sạch, ấm.

Ở những người bị khô mắt, thuốc nhỏ mắt cũng có thể giúp ích. Thuốc nhỏ mắt với các nhãn hiệu khác nhau có sẵn trên thị trường nhưng để an toàn, tốt nhất hãy tư vấn bác sĩ tại các bệnh viện mắt uy tín trước khi mua và sử dụng.

Những người đeo kính áp tròng nên bỏ kính áp tròng khỏi mắt vào ban đêm, khi đi ngủ. Dùng và mua kính áp tròng theo chỉ dẫn của bác sĩ nhãn khoa và chú ý sử dụng các giải pháp thích hợp để làm sạch kính.

Nếu sau khi ngủ dậy có gỉ mắt trên lông mi có thể làm sạch bằng một nén ấm với khăn sạch trong khoảng 3-5 phút. Nhiều chất nhầy dính trên lông mi vào buổi sáng có thể là do nhiễm trùng và cần đi khám nhãn khoa. Như đã nói, gỉ mắt là bình thường và quan trọng cần phân biệt khi nào gỉ mắt là bất thường. Khi mắt có dấu hiệu bất thường, không nên chậm trễ đến bác sĩ để ngăn ngừa bệnh trở nên tồi tệ.

Một số dấu hiệu mắt đổ ghèn cho thấy phải đến bác sĩ, đó là:

  • Có sự thay đổi đột ngột trong việc tiết chất nhầy mắt
  • Mắt bị đau
  • Mắt đỏ
  • Chất nhầy tiết nhiều sau khi bị chấn thương ở mắt
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng
  • Thay đổi tầm nhìn

Hãy giữ cho đôi mắt của mình khỏe mạnh bằng cách theo dõi chất thải của mắt [gỉ mắt]. Biết được điều gì là bình thường, điều gì bất thường có thể giúp mọi người quyết định khi nào cần gặp bác sĩ mắt.

Tài liệu tham khảo:

//bvnguyentriphuong.com.vn/cac-chuyen-khoa/khoi-noi/khoa-nhi/ghen-mat-o-tre-so-sinh.html

Video liên quan

Chủ Đề