Tại sao mẹ bầu hay bị chóng mặt

Tình trạng chóng mặt khi mang thai thường xảy ra khi mẹ bầu đứng lên quá nhanh khi đang ngồi hoặc đang cúi xuống do máu dưới chân chưa được vận chuyển lên tim khi thay đổi tư thế. Lúc này huyết áp giảm xuống đột ngột khiến mẹ bầu cảm thấy choáng váng, chóng mặt.

Hiện tượng chóng mặt khi mang thai thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ do bị thai nghén. Một số ít mẹ bầu vẫn tiếp tục bị chóng mặt ở 3 tháng giữa và cả 3 tháng cuối thai kỳ do kích thước thai nhi tăng lên, chèn ép tĩnh mạch dưới khiến máu không được vận chuyển về tim kịp thời.

Ngoài ra, bà bầu không uống viên sắt, có chế độ ăn nghèo nàn cũng thường bị chóng mặt buồn nôn trong suốt thai kỳ do thiếu máu thiếu sắt.

Tình trạng chóng mặt khi mang thai thường xảy ra khi mẹ bầu đứng lên quá nhanh khi đang ngồi hoặc đang cúi xuống

Có 1 nguyên nhân xuyên suốt toàn bộ thời gian mang thai khiến mẹ bầu bị chóng mặt là có thể do bà bầu bị thiếu máu thai kỳ. Khi mang thai thể tích máu của mẹ bầu tăng thêm 50% để chứa đủ lượng máu cung cấp cho toàn bộ cơ thể và cả thai nhi. Nhu cầu về sắt và các vi chất tạo máu khi mang thai cao vượt trội, người trưởng thành cần khoảng 9 – 15mg sắt mỗi ngày tùy thuộc giới tính và thời điểm, và thực phẩm có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu này. Nhưng lượng sắt mẹ bầu cần mỗi ngày phải đạt khoảng 45 – 60mg, thực phẩm không thể cung cấp đủ lượng sắt cần thiết. Vì thế WHO khuyến cáo mỗi ngày mẹ bầu cần uống 27 – 30mg sắt. Nếu không uống viên sắt mẹ bầu sẽ bị thiếu máu thiếu sắt gây chóng mặt trong suốt toàn bộ thai kỳ.

Thiếu máu thiếu sắt khiến não không được cung cấp đủ oxy, gây chóng mặt khi mang thai

Ngoài ra, tùy vào mỗi giai đoạn mang thai, nguyên nhân khiến bà bầu bị chóng mặt cũng thay đổi. Cụ thể như sau:

  • Bà bầu 3 tháng đầu bị chóng mặt thường do sự thay đổi nội tiết tố khiến cơ thể trở nên mẫn cảm, bị nôn nghén khiến bà bầu không hấp thụ được đủ dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra các thành mạch máu bị giãn nở khiến huyết áp hạ xuống, mẹ bầu bị choáng váng, chóng mặt, đặc biệt là khi đột ngột thay đổi tư thế.
  • Bà bầu mang thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối do lượng máu trong cơ thể tăng lên cùng với sự phát triển của thai nhi khiến huyết áp tăng cao khiến bà bầu bị chóng mặt. Ngoài ra nguyên nhân tại sao chóng mặt khi mang thai còn vì các lý do như: Bà bầu chán ăn, không uống đủ nước, thân nhiệt tăng, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hay bị tiền sản giật,… Bên cạnh đó bà bầu nằm ngửa, tắm bằng nước quá nóng, ở trong gian phòng có nhiệt độ cao, vừa đi tiêu tiểu xong cũng có thể khiến mẹ bầu bị chóng mặt.

Cách giúp mẹ bầu giảm chóng mặt khi mang thai

Uống viên sắt, axit folic, vitamin B6, B12, C kết hợp ăn các thực phẩm bổ máu để hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu thai kỳ

Mẹ bầu có thể làm giảm tình trạng chóng mặt khi mang thai bằng cách:

  • Uống viên sắt cho bà bầu có chứa đủ sắt, axit folic, vitamin B6, B12, C kết hợp ăn các thực phẩm bổ máu để ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu thai kỳ.
  • Không đột ngột thay đổi tư thế, khi muốn ngồi dậy, đứng lên mẹ bầu cần thực hiện chậm rãi, trước khi di chuyển mẹ bầu cần đứng im 1 chỗ trong khoảng 30s trước khi bước đi.
  • Không giữa nguyên một tư thế quá lâu, đặc biệt không nên đứng lâu quá. Nếu công việc bắt buộc phải đứng 1 chỗ thì mẹ bầu nên cố gắng di chuyển chân để duy trì tuần hoàn máu dưới chân.
  • Mặc quần áo rộng rãi, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt để giúp máu thuận tiện lưu thông, duy trì thân nhiệt ở mức bình thường.
  • Uống đủ nước, chi thức ăn thành nhiều bữa nhỏ để cơ thể không bị quá đói.
  • Không nằm ngửa, không tắm bằng nước quá nóng, luôn giữ nhiệt độ trong phòng ở mức mát mẻ, giúp không gian thoáng đãng và vận động phù hợp với sức khỏe mẹ bầu mỗi ngày.

Trên đây là những nguyên nhân tại sao chóng mặt khi mang thai mà chúng tôi đã tổng hợp lại và giới thiệu. Mong rằng sau khi tham khảo bài viết mẹ bầu đã có thể ngăn ngừa và cải thiện tình trạng chóng mặt khi mang thai hiệu quả.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Bộ 3 vi chất Sắt – Axit Folic, Canxi D3 và DHA nhập khẩu từ Châu Âu

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe:

– Chela – Ferr Forte được nhập khẩu nguyên hộp từ Châu Âu, có chứa sắt Ferrochel ở dạng axit amin Chelate và Axit Folic. Hỗ trợ bổ sung và dễ hấp thụ sắt. Hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt.

– Chela – Calcium D3 có chứa calcium amino acid chelate Albion ® dễ hấp thụ và không gây dị ứng, hỗ trợ bổ sung canxi và vitamin D3 giảm nguy cơ loãng xương ở người lớn tuổi, hỗ trợ hệ xương chắc khỏe.

– Gold DHA cung cấp DHA và Axit Folic cho mẹ bầu và cho con bú.

– Chela – Ferr Forte đã được nghiên cứu lâm sàng chứng nhận hiệu quả: Trên 90% phụ nữ mang thai đã hoàn toàn hết thiếu máu và cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu. 100% trường hợp thiếu máu nhẹ đã hết thiếu máu Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

– Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

GPQC: 01343/2018/ATTTP-XNQC; 00237/2018/ATTP-XNQC; 2144/2020/XNQ-ATTP

Quét mã QR nhắn tin bằng ZALO trên điện thoại

MUA NGAY

ƯU ĐÃI

  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp

PHÍ VẬN CHUYỂN

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

25 thg 11 2019 22:03

Tình trạng chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa của mẹ bầu do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Đây có thể là dấu hiệu bình thường trong thai kỳ, nhưng cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo sự nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi mà mẹ bầu nên lưu ý. Cụ thể nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý tình trạng này như sau.

Tại sao mẹ bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa?

Trong giai đoạn mang thai 3 tháng giữa, do sự thay đổi tim mạch: Nhịp tim tăng lên, máu lưu thông lên tim nhiều hơn, lượng máu trong cơ thể cũng được tăng lên thêm khoảng 40%. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến mẹ bầu bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa. Bên cạnh đó, sự tăng - giảm của huyết áp trong thời kỳ mang thai cũng khiến cho mẹ bầu rơi vào tình trạng chóng mặt hoa mắt, choáng váng.

 Chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa do mẹ bầu đổi tư thế đột ngột: Khi ngồi, máu trong cơ thể mẹ bầu bị dồn ứ ở địa điểm thấp nhất là phía bàn chân và bắp chân. Nếu mẹ đột ngột đứng dậy, lượng máu ở chân vẫn chưa thể di chuyển lên tim được ngay lập tức, khiến cho huyết áp giảm nhanh đột ngột, gây ra tình trạng choáng váng. Tình trạng này có thể xuất hiện đôi với cả những phụ nữ không mang bầu.

Chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa do mẹ bầu đổi tư thế đột ngột

Nên tránh tư thế đứng khi mẹ bầu vừa rời khỏi giường hoặc đứng lên từ một chiếc ghế. Nếu đang nằm, mẹ nên trở dậy từ từ. Sau đó, mẹ bầu nên đứng im một chỗ như vậy trong vòng ít phút. 

Nếu phải đứng cố định một chỗ trong thời gian dài, mẹ bầu nên tìm cách di chuyển luân phiên đôi chân để duy trì sự tuần hoàn máu ở chân. Tránh mặc quần quá bó khít để giúp máu lưu thông đến phần dưới của cơ thể tốt hơn.

 Chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa do mẹ hay nằm ngửa: Ở giai đoạn 3 tháng giữa, sự phát triển nhanh chóng của thai có thể làm chậm quá trình tuần hoàn máu ở đôi chân của mẹ, do trọng lượng thai nhi gây áp lực lên các động mạch chủ và các mạch máu ở khung xương chậu của người mẹ.

 Thiếu dinh dưỡng gây ra chóng mặt buồn nôn khi mang thai 3 tháng giữa: Khi ăn uống không đủ chất, mẹ bầu có thể bị hạ đường huyết – đây là một chứng bệnh khiến mẹ bị hoa mắt, thậm chí là choáng ngất. Dấu hiệu này càng dễ xảy đến khi chị em đang mang thai.

 Bà bầu bị chong mat khi mang thai 3 thang giua do thiếu máu: Khi thiếu máu, cơ thể sẽ có ít hồng cầu để cung cấp oxy lên cho não và hoạt động của các cơ quan khác. Kết quả, mẹ bầu sẽ xuất hiện dấu hiệu bị choáng váng. Thiếu sắt trong thai kỳ là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu. Hãy đảm bảo rằng, mẹ bầu đã được nạp đủ sắt thông qua các thực phẩm hàng ngày và viên uống.

Bà bầu bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa do thiếu máu

Chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa khi nào bà bầu nên đi khám?

 Cảm giác choáng váng, chóng mặt khi bị đói hay khi đứng dậy đột ngột, quá nhanh thường không có gì đáng lo ngại. Mẹ bầu nên đi khám nếu bị choáng váng lặp lại liên tục, hoa mắt nặng hoặc tối sầm mắt sau khi mẹ đã bị chấn thương ở đầu.

 Nên đi khám ngay lập tức nếu tình trạng hoa mắt có liên quan đến việc thay đổi thị giác, mẹ bầu có thể bị líu lưỡi, khó phát âm, ra máu hoặc thậm chí là bị ngất. Vì đây là một trong những dấu hiệu xấu gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Cách giảm chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa

  •  Nếu mẹ bầu hay thấy mắt hoa, chóng mặt nên dự trữ vài gói bánh quy hoặc bánh ngọt trong túi xách để có thể nhâm nhi khi cần. Ngoài ra, không bao giờ để cơ thể rơi vào tình trạng mất nước. Mẹ bầu nên uống đủ nước, tránh uống những loại nước gây lợi tiểu nhiều, các chất kích thích có hại như cafe, rượu, bia,…
  •  Kết hợp các loại thức ăn giàu chất sắt với các món ăn giàu vitamin C để phòng tránh chứng thiếu máu do thiếu sắt. Đặc biệt khi mẹ bầu mang đa thai hoặc mang bầu lần hai chỉ cách lần mang thai thứ nhất khoảng 1 năm. Đây là 2 trường hợp dễ lấy đi nguồn sắt dự trữ của cơ thể nhanh nhất gây thiếu máu.
  •  Cố gắng không để cơ thể bị nóng quá. Nên mặc quần áo nhiều lớp, vì bạn có thể cởi bỏ lớp bên ngoài ra nếu thấy quá nóng. Nếu trời nóng, mẹ bầu nên uống đủ nước, sử dụng quạt điện hoặc máy điều hòa ở nhiệt độ vừa phải, thường xuyên vẩy nước mát lên trên mặt và tay.

Nên mặc quần áo nhiều lớp để cởi bỏ lớp bên ngoài ra nếu thấy quá nóng

  • Không tắm bằng nước quá nóng và nên thận trọng hết sức nếu đang tắm mà cảm thấy hoa mắt. Nếu dấu hiệu này xảy ra, mẹ bầu nên ngừng tắm và ngồi nghỉ ít phút rồi mới bước ra khỏi phòng tắm. Nên nhờ người thân, hàng xóm giúp đỡ, nếu có thể.

Những rắc rối mẹ bầu thường gặp phải trong 3 tháng giữa thai kỳ

  •  Mệt mỏi: Mặc dù 3 tháng giữa của thai kỳ luôn được coi là quãng thời gian dễ chịu nhất trong suốt quá trình mang thai nhưng đôi khi vẫn khiến mẹ bầu bị mệt mỏi. 

Những cơn mệt mỏi ở giai đoạn này sẽ thường xuất hiện vào buổi chiều, khi mẹ trở về sau một ngày làm việc dài. Nếu còn đang ở trên cơ quan, mẹ bầu có thể nghỉ ngơi một lát và ăn một chút hoa quả, 1 hũ sữa chua cũng như đứng lên đi lại một vài vòng. Còn nếu đang ở nhà, mẹ bầu có thể tranh thủ ngủ một giấc ngắn vào lúc xế chiều.

  •  Khó thở: Đến 3 tháng giữa của thai kỳ, đã có không ít thai phụ gặp phải những trục trặc lớn trong quá trình hô hấp. Mẹ bầu sẽ cảm thấy tự nhiên khó thở, toát mồ hôi, có thể kèm theo các triệu chứng khó chịu khác như tim đập nhanh, chân tay run lẩy bẩy, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi,… 

Lúc này, lượng hormone progesterone trong cơ thể tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, do đó kích thích trung tâm điều khiển của hệ hô hấp ở trên não. Kết quả là khiến cho nhịp thở trở nên khó khăn, nhanh và gấp gáp hơn. Bên cạnh đó, quá trình bào thai lớn lên cũng gây sức ép nhiều lên lồng ngực và phổi khiến mẹ bầu khó thở nhiều hơn.

  •  Vụng về: Khi mang thai, nhiều chị em phụ nữ bỗng thấy sự khéo léo thường ngày của mình dường như biến đi đâu mất. Bụng bầu to cồng kềnh khiến cho mẹ bầu dễ mất thăng bằng, chao đảo dẫn tới vấp, ngã. Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu cần tránh đi lại trên nền sàn trơn, nên đi giày [dép] có đế mềm, thấp và phù hợp.

Phần lớn các trường hợp mẹ bầu trở nên lóng ngóng cũng là điều bình thường, do sự thay đổi ở thể chất ở người mẹ. Ngoài ra, hội chứng “ống cổ tay” có thể gây đau và tê ngón tay khiến cho mẹ bầu vụng về hơn, mẹ cần đi khám sớm.

Nếu gặp hội chứng “ống cổ tay” có thể gây đau, mẹ cần đi khám sớm

  •  Đau háng: Những cơn đau nhói, đột ngột và ngắn sẽ xuất hiện ở khu vực háng nhưng bắt đầu từ tuần 24 trở đi. Thông thường, cơn đau háng sẽ mạnh hơn khi chị em đứng hoặc di chuyển. Nó cũng có thể xảy ra mẹ bầu đang khi đi bộ, khi ho hoặc thay đổi tư thế đột ngột [chẳng hạn như vừa bước ra khỏi ôtô].

Nhiều thai phụ thường cảm thấy đau nhói ở một bên háng. Hiện tượng đau háng cũng có thể là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Do đó, mẹ cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và tìm ra phương pháp điều trị sớm.

Ngoài ra, chứng đau háng cũng có thể là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung, đặc biệt nghiêm trọng nếu kéo theo hiện tượng bị ra máu kéo dài. Mẹ bầu cần lưu ý để kịp thời xử lý.

  •  Đau nhức: Đau nhức có thể gia tăng nhiều hơn khi thai nhi phát triển. Mẹ bầu có thể phải đối mặt với những cơn đau bụng, đau lưng dữ dội. Yoga và tư thế ngồi đúng chuẩn sẽ giúp mẹ hạn chế được các cơn đau lưng.

Chị em cũng có thể bị phù nề gây khó chịu ở chân và dưới mắt cá chân. Khi ngồi xuống, mẹ bầu hãy xoay bàn chân của mình lại và tránh ngồi bắt chéo. Ngoài ra, hãy kê bàn chân lên một cái bục nào đó khi ngồi.

  •  Chóng mặt: Vào một lúc nào đó, mẹ bầu sẽ thấy bị chóng mặt, khó thở, nhất là khi nằm ngửa. Điều này là do trọng lượng ngày càng tăng của thai nhi đã ép lên các tĩnh mạch vận chuyển máu từ phần dưới cơ thể quay lại tim của mẹ bầu. Nguy hiểm lớn nhất của tình trạng chóng mặt là làm mẹ bầu bị ngất.
  •  Rạn da: Khi thai nhi đang lớn lên, thai phụ sẽ thấy da bị căng và xuất hiện những vết rạn ở ngực và vùng bụng. Nhưng mẹ cũng đừng quá lo lắng vì rạn da là điều hoàn toàn bình thường, chúng có thể mờ dần và mất hẳn đi sau một thời gian. Cách tốt nhất để phòng tránh và hạn chế được tình trạng rạn da là giữ cho cơ thể không bị mất nước và chú ý giữ ẩm cho da bằng những loại kem dưỡng an toàn.
  •  Táo bón: Nhiều thai phụ hay bị bị táo bón trong 3 tháng giữa của thai kỳ. Để tránh táo bón, mẹ bầu hãy cố gắng uống nhiều chất lỏng và ăn các thực phẩm giàu chất xơ. Ngồi nhiều một chỗ cũng khiến mẹ bầu bị táo bón, vì vậy mẹ bầu nên di chuyển thường xuyên hơn nhé.

Kết luận

Những rắc rối như táo bón, chóng mặt, nhiễm trùng đường tiểu,... đặc biệt là chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa có thể sẽ xảy ra đối với một số mẹ bầu vào khoảng thời gian từ tuần thứ 12 - 26 của thai kỳ. Mang thai 3 tháng giữa là khoảng thời gian tuyệt vời nhất của quá trình mang thai nhưng mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề trên để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả hai mẹ con.

Xem thêm:

Chóng Mặt Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối, Mẹ Bầu Phải Làm Thế Nào?

Nguồn tham khảo:

Video liên quan

Chủ Đề