Tại sao miền nam ít bão

Thứ 5, ngày 17 tháng 3 năm 2022

CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG THPT KON TUM

Đang cập nhật thông tin...

play_circle_filled THƯ VIỆN VIDEOS

monochrome_photos THƯ VIỆN HÌNH ẢNH

LIÊN KẾT NHANH

  •  Lịch công tác
  •  Thời khóa biểu
  •  Kết quả học tập


Bão xuất hiện vào dịp cuối năm không phải là điều hiếm gặp trong lịch sử khí tượng Việt Nam. Tuy nhiên việc bão đổ bộ vào Nam Bộ lại là điều khá hiếm hoi vì nơi này ít chịu ảnh hưởng của bão lũ. Chính vì vậy, những cơn bão đổ bộ vào miền Nam thường được xếp vào cấp thảm họa vì diễn biến phức tạp và sức tàn phá khủng khiếp của nó.

Nhắc về những cơn bão khủng khiếp đổ bộ miền Nam không thể không kể đến siêu bão Linda năm 1997. Tối 2/11/1997, bão Linda đi vào vùng bờ biển Cà Mau, Bạc Liêu và đổ bộ vào đất liền với sức gió mạnh nhất đạt cấp 8, cấp 9 và duy trì cường độ khi ở trên đất liền.

Việt Nam là quốc gia bị siêu bão Linda tàn phá khủng khiếp với khoảng 3.000 người chết và mất tích, 1.232 người bị thương, khoảng 200.000 ngôi nhà bị tàn phá. Trong đó, Cà Mau là tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất với hơn 1.000 người chết và mất tích.

Người dân đau đớn nhìn tài sản mất hết vì bão số 12 [Damrey] đổ bộ vào Nha Trang [Khánh Hòa] vào năm 2017.

Một cơn bão khác đổ vào Nam Bộ dịp cuối năm cũng đạt cấp độ thảm họa là bão Durian [bão số 9] xảy ra vào ngày 1/12/2006. Sức gió tối đa tại vùng gần tâm bão đạt 150 km/giờ, giật trên 185 km/giờ.

Trước đó, bão được dự báo đi vào Nam Trung Bộ nhưng do có không khí lạnh từ phía Bắc tác động nên bão bị đẩy xuống Nam Bộ. Cơn bão này khiến 105 người chết và mất tích, làm bị thương 409 người tại 12 tỉnh thành mà nó đi qua. Trong đó, Bà Rịa - Vũng Tàu chịu thiệt hại nặng nề nhất với 44 người chết và mất tích, 173 người bị thương. 

Tháng 11/2017, lần thứ 2 trong năm Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương phải đưa ra cảnh báo đạt ở mức cấp độ rủi ro thiên tai bậc cấp 4, gần sát với mức nguy hiểm cao nhất khi cơn bão số 12 [Damrey] đổ bộ vào các tỉnh từ Phú Yên - Ninh Thuận, đặc biệt là khu vực Nha Trang [Khánh Hòa].

 Mưa kèm gió lớn trong cơn bão 9 đang tàn phá nhiều khu vực ở TP.HCM và Vũng Tàu.

Bão số 12 đã làm 107 người chết, 16 người mất tích và 342 người bị thương. Hơn 165.000 ngôi nhà bị ảnh hưởng, trong đó hơn 3.500 nhà bị thiệt hại hoàn toàn. Đây được xem là cơn bão mạnh nhất trong 20 năm đổ bộ vào Nha Trang, với sức gió cao nhất của bão đạt cấp 12, giật cấp 15 kèm theo mưa lớn.

Hiện tại, các tỉnh phía Nam từ Bình Thuận đến Bến Tre, đặc biệt là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM đang phải căng mình đối phó với cơn bão số 9 [bão Usagi]. Tính đến trưa ngày 25/11/2018, bão đi vào đất liền và gây mưa lớn kèm gió mạnh cho các tỉnh từ Bình Thuận đến Bến Tre với cường độ mạnh cấp 7, giật cấp 9.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, sau khi vào đất liền, cơn bão sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới rồi thành một vùng áp thấp. Hiện các tỉnh từ Bình Thuận đến Bến Tre vẫn đang tiếp tục căng mình đối phó với bão.

Bão chỉ có thể hình thành khi có đủ 3 điều kiện: Nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy.

Thời gian hoạt động chính trong năm của bão, áp thấp nhiệt đới là vào mùa Hè và mùa Thu: Từ tháng 6 đến tháng 11 [ở Bắc Bán Cầu] và tháng 12 đến tháng 3 năm sau [ở Nam Bán Cầu], bão xuất hiện nhiều nhất vào mùa Hè và mùa Thu, vì vào thời gian này có đầy đủ các điều kiện thuận lợi nhất cho sự hình thành và phát triển của bão: Nhiệt độ nước biển cao [ít nhất là từ 26oC trở lên], khí quyển vùng nhiệt đới khá thuận lợi cho sự phát triển đối lưu và chuyển động xoáy qui mô lớn xảy ra khá mạnh mẽ.

Bão hình thành ở các vùng nhiệt đới vì hiện tượng thiên nhiên này cần một dòng nước rất nóng, tối thiểu là 26 độ ở độ sâu ít nhất là 50m. Bão thường hình thành gần đường xích đạo và có khuynh hướng đi về 2 cực của trái đất, càng đi xa vận tốc càng lớn nên ở vùng gần đường xích đạo thường ít chịu ảnh hưởng từ những cơn bão.

Thực chất bão là một cách "xả nhiệt" cho đại dương. Hầu hết bão thường đi men theo rìa các áp cao và chịu lực hút từ các vùng áp thấp. Ở nước ta, những tháng mặt nước biển chứa nhiều năng lượng nhất [tháng 7,8,9] rãnh thấp thường nằm vắt ngang miền Trung nên bão cũng thường theo đường đó mà đi.

Nói cách khác, miền Trung là nơi có thời tiết khắc nghiệt khi phải hứng chịu gió phơn Tây Nam. Gió này mang hơi ẩm nhiều [do đi qua biển Ấn Độ Dương], nên thường gây ra mưa. Do bị gió phơn ảnh hưởng, nên khi bão hình thành ở biển Đông, sẽ bị gió đẩy lên trên phía bắc. Càng về các tháng sau gió càng yếu nên bão có xu hướng dịch chuyển dần về miền Trung.

Hàng năm những trận bão biển và gió mùa Đông Bắc thường gây nên những trận mưa lớn ở miền Trung. Hơn thế nữa, những biến đổi thời tiết trên toàn thế giới như dòng nước El Nino và La Nina cũng khiến những trận bão biển, mưa lớn xảy ra khốc liệt hơn.

Mùa mưa bão thường kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11, trung bình mỗi năm có 5 - 8 cơn bão. Trong những năm 2006 đến 2017, miền Trung đã chịu ảnh hứng của 7 cơn bão lớn, nhiều đợt áp thấp nhiệt đới và hàng chục đợt gió mùa Đông Bắc. Những cơn bão biển và áp thấp nhiệt đới này thường xuất phát từ các nước trong khu vực như Phillipines, Trung Quốc... Sau 3, 4 ngày di chuyển thì nó đến bờ biển nước ta.

Theo thang xếp hạng Saffir-Simpson dành cho vùng Đại Tây Dương và Đông Thái Bình Dương, khi bão ở mức trên 117km/giờ thì được phân chia theo năm cấp về sức gió. Theo đó, ở cấp 1 sức gió tối đa trong khoảng 118 - 153km/giờ, cấp 2 [154-177km/giờ], cấp 3 [178-209km/giờ], cấp 4 [210-249km/giờ], và cấp 5 [trên 250km/giờ] thì được gọi là “siêu bão” vì sức gió vượt quá 249km/giờ. Một qui định khác là khi áp suất đạt dưới 920 HPA thì được xếp vào hàng siêu bão.

Kinh nghiệm ứng phó với cơn bão lớn

Theo dõi kịp thời dự báo thời tiết để có phương án chống bão chủ động

Trong trường hợp địa phương mình không nằm trong tâm bão, bạn có thể thở phào nhẹ nhõm. Tuy nhiên, nơi bạn sống có thể vẫn chịu ảnh hưởng của bão như mưa to, gió mạnh. Chính vì thế, trong thời gian bão “lướt” qua, các bạn không nên ra khỏi nhà để tránh trường hợp cây đổ, dây điện hay các vật dụng khác rơi vào người.

Còn khi ở nhà, các bạn hãy chịu khó tắt hết các thiết bị điện, rút ăng ten ra khỏi tivi bởi sấm sét có thể gây cháy nổ bất cứ lúc nào. Những nhà nào ở khu vực hay bị ngập úng, hãy di dời các thiết bị điện tử ở tầng 1 lên khu vực cao hoặc tầng trên, đồng thời ngắt cầu dao ở dưới để tránh chập điện, chúng có thể gây nguy hiểm tính mạng cho bạn và người thân trong gia đình.

Còn nếu địa phương nằm trong tâm bão, bạn cùng gia đình cũng phải chuẩn bị khá nhiều. Dùng các miếng gỗ lớn để che chắn cửa kính, cửa sắt kéo [nhớ là chắn bên ngoài chứ chắn bên trong không có tác dụng]. Làm như vậy các cửa sẽ không bị phá hoại do gió bão. Với những nhà có mái tôn, mái ngói, hãy lấy bao cát nặng chừng 20kg chặn lên trên [để tránh bay mái nhà], mỗi bao cách nhau 0,5 mét. Hoặc chắc chắn hơn, dùng dây cáp choàng qua mái tôn và neo cọc sâu xuống đất [cứ 2 mét nên có 1 sợi cáp].

Khi đã gia cố nhà cửa chắc chắn, mỗi nhà nên tích trữ lương thực dùng đủ cho cả gia đình trong vòng 1 tháng nếu nằm trong khu vực lũ hay về. Mì gói là loại thực phẩm dễ tích trữ và để được lâu nhất mà không cần bảo quản trong hoàn cảnh này. Bên cạnh đó, hãy trữ nước ngọt càng nhiều càng tốt. Chậu, xô, bồn nước lớn,… tất cả những gì đem đựng được hãy dùng để trữ nước sạch. Ngoài ra, cũng cần chuẩn bị thuốc men vì sau bão nhiều vùng ngập nước rất dễ gây dịch bệnh.

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Video liên quan

Chủ Đề